Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề: Ôn luyện các biện pháp tu từ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề: Ôn luyện các biện pháp tu từ

ÔN CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ :

SO SÁNH - NHÂN HOÁ - ĐIỆP NGỮ

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

* Giúp học sinh nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về các phép tu từ đã học ở lớp dưới ; so sánh - nhân hoá - điệp ngữ .

* Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mỹ của nó trong các văn bản thơ văn .

* Vận dụng nó khi nói và viết .

II - NỘI DUNG CỤ THỂ :

1- SO SÁNH :

* Khái niệm : So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật giữa chúng có nét tương đồng.

Có 2 kiểu so sánh : - so sánh ngang bằng

 - so sánh không ngang bằng

* Tác dụng : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .

Ví dụ : - Công cha như núi Thái Sơn

 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 - Con hơn cha là nhà có phúc

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 4664Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chủ đề: Ôn luyện các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/ 01/ 2013
TÊN CHỦ ĐỀ: 	ÔN LUYỆN CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
LOẠI CHỦ ĐỀ : 	BÁM SÁT 
THỜI LƯỢNG : 	6 tiết
CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ ĐỀ : 
* Các biện pháp tu từ : so sánh - nhân hoá - điệp ngữ 	(2 tiết)
* Các biện pháp tu từ : ẩn dụ - hoán dụ 	(2 tiết)
* Các biện pháp tu từ : chơi chữ - nói quá - nói giảm nói tránh 	(2 tiết)
NỘI DUNG TỪNG TIẾT DẠY :
TIẾT 1 : 	ÔN CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ : 
SO SÁNH - NHÂN HOÁ - ĐIỆP NGỮ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
* Giúp học sinh nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về các phép tu từ đã học ở lớp dưới ; so sánh - nhân hoá - điệp ngữ .
* Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mỹ của nó trong các văn bản thơ văn .
* Vận dụng nó khi nói và viết .
II - NỘI DUNG CỤ THỂ :
1- SO SÁNH : 
* Khái niệm : So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật giữa chúng có nét tương đồng.
Có 2 kiểu so sánh : 	- so sánh ngang bằng 
	- so sánh không ngang bằng 
* Tác dụng : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .
Ví dụ :	- Công cha như núi Thái Sơn 
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
	- Con hơn cha là nhà có phúc 
2 - NHÂN HOÁ : 
* Khái niệm : Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người . 
* Tác dụng : Làm cho thế giới loài vật cây cối ,đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những tình cảm , suy nghĩ của con người 
Ví dụ : 	- Gió khóc, gió rên rỉ, trăng chiếu mơ màng ,sông thì thầm những khúc ca xưa cũ ” 
	-	Trâu ơi ta bảo trâu này 
	Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta . (Ca dao)
3 - ĐIỆP NGỮ :
* Khái niệm : Là dùng lặp đi lặp lại từ ngữ (cả câu) .
* Tác dụng : Làm nổi bật ý, gây ấn tượng mạnh đối với người nghe người đọc .
Cách lặp lại gọi là phép điệp ngữ - từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ .
Ví dụ : 	 	Ở đâu đẹp núi đẹp sông 
	Đây đẹp ruộng đồng đẹp những hàng cây 
	 	Đẹp hơn là những bàn tay 
	Vừa lo giữ nước vừa xây xóm làng.
TIẾT 2 : 	 LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TU TỪ 
SO SÁNH - ĐIỆP NGỮ - NHÂN HOÁ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
* Giúp học sinh nhận biết các phép tu từ qua bài tập 
* Hiểu được giá trị thẩm mỹ .
* Có ý thức vận dụng vào nói và viết.
II - NỘI DUNG BÀI TẬP : 
1/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau :
 a) Tình anh như nước dâng cao
 Tình em như tấm lụa đào tẩm hương .	(Ca dao)
Đáp án : So sánh : “tình anh”-“nước dâng cao” ; “tình em”- “tấm lụa đào tẩm hương” (So sánh ngang bằng A như B) .
b)	Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.	(Ca dao)
Đáp án : So sánh “tấc đất”- “tấc vàng” (A bao nhiêu thì B bấy nhiêu)
 c) 	Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
 	Hồn của tôi vang vọng cả hai miền.	(Tế Hanh)
Đáp án : So sánh “hồn của tôi”- “chiếc đảo”. (So sánh như B/A)
d) Em sẽ là hoa trên đỉnh núi,
 Bốn mùa thơm mãi cánh hoa tươi.	(Vũ Cao)
Đáp án : So sánh “em”-“hoa trên đỉnh núi”. (So sánh A là B)
e) 	Trường Sơn : chí lớn ông cha,
 Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào.	(Tố Hữu)
Đáp án : So sánh “Trường Sơn”-“chí lớn ông cha”; “Cửu Long”-“lòng mẹ”. (Không có từ so sánh)
2/ Tìm những hình ảnh nhân hoá trong những câu sau :
a) “Những tàu lá chuối nằm ngửa , ưỡn cong lên, hứng lấy trăng xanh rời rợi như là ướt nước . Thỉnh thoảng bị gió lay lại giãy đành đạch như là hứng tình.” (Nam Cao)
Đáp án : nằm ngửa, ưỡn cong lên, hứng lấy, giãy đành đạch, hứng tình.” 
	b) 	“Vì mây cho gió lên trời
	Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng”	(Ca dao)
Đáp án : cho, cười	
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” (Ca dao)
Đáp án : Trâu ơi, bảo .
3/ Tìm điệp ngữ trong các câu sau đây :
	a) 	“Đã nghe nước chảy lên non
	 	 Đã nghe đất chuyển thành con sông dài,
	Đã nghe gió ngày mai thổi lại,
	Đã nghe hồn thời đại bay cao”	(Tố Hữu)
Đáp án : Đã nghe
b) “Có chỉnh được tâm mới tu được thân, có tu được thân mới tề được gia, có tề được gia mới trị được nước, có trị được nước mới bình được thiên hạ.”	(Hồ Chi Minh)
Đáp án : Tu được thân, tề được gia, trị được nước
c) 	“Mai về miền Nam thương trào nước mắt,
 	 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”(Viễn Phương)
Đáp án : muốn làm
4/ Em hãy chọn một câu trong các bài tập trên để phân tích cái hay của phép tu từ ấy .	
TIẾT 3 :	 	ẨN DỤ - HOÁN DỤ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
* Giúp học sinh nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về các phép tu từ đã học ở lớp dưới : ẩn dụ - hoán dụ .
* Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mỹ của nó trong các văn bản thơ văn .
* Vận dụng nó khi nói và viết .
II - NỘI DUNG CỤ THỂ :
1 - Ẩn dụ :
a/ Khái niệm : Ẩn dụ là gọi tên sự việc, hiện tượng này bằng tên sự việc hiện tượng khác có nét tương đồng .
b/ Tác dụng : Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự việc diễn đạt.
2 - Hoán dụ :
a/ Khái niệm : Hoán dụ là gọi tên sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự việc hiện tượng, khái niệm khác, giữa chúng có nét gần gũi .
b/ Tác dụng : Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự việc diễn đạt.
3 - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ :
+ Giống nhau : ẩn dụ và hoán dụ đều gọi tên sự việc, hiện tượng này bằng tên sự việc, hiện tượng khác và có cùng tác dụng .
+ Khác nhau : Về quan hệ giữa cái nói ra và cái được nói đến : ẩn dụ là quan hệ tương đồng còn hoán dụ là quan hệ gần gũi .
4 - Các kiểu ẩn dụ - hoán dụ :
 ẨN DỤ
+ Ẩn dụ hình thức .
+ Ẩn dụ cách thức.	
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
HOÁN DỤ
+ Lấy một bộ phận gọi tên toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
TIẾT 4: 
LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TU TỪ ẨN DỤ - HOÁN DỤ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
* Giúp học sinh nhận biết các phép tu từ qua bài tập .
* Hiểu được giá trị thẩm mỹ .
* Có ý thức vận dụng vào nói và viết.
II - NỘI DUNG BÀI TẬP 
1/ Xác định phép tu từ trong các câu sau :
a/	Ai về quê Bác làng Sen ,
	Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng. (Tố Hữu)
	Đáp án : Ẩn dụ 
b/	Đầu xanh có tội tình gì,
	Má hồng đến quá nửa thì chưa tha. (Truyện Kiều)
	Đáp án : Hoán dụ 
c/	Một cây làm chẳng nên non , 
	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao	(Ca dao)
	Đáp án : Hoán dụ 
d/	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ,
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
	Đáp án : Ẩn dụ 
e/	Vì sao Trái đất nặng ân tình ,
	Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh. (Tố Hữu)
	Đáp án : Hoán dụ 
g/	Một tay lái chiếc đò ngang,
	Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày. (Tố Hữu)
	Đáp án : Hoán dụ 
h/	Dưới trăng quyên đã gọi hè,
	Đầu tường lửa lựu lặp loè đơm bông. (Nguyễn Du)
	Đáp án : Ẩn dụ 
i/	Ơi con chim chiền chiện ,
	Hót chi mà vang trời,
	Từng giọt long lanh rơi,
	Tôi đưa tay tôi hứng . (Thanh Hải)
	Đáp án : Ẩn dụ 
TIẾT 5 :	
NÓI QUÁ - NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH - CHƠI CHỮ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
* Giúp học sinh nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về các phép tu từ đã học ở lớp dưới : nói quá - nói giảm, nói tránh - chơi chữ.
* Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mỹ của nó trong các văn bản thơ văn .
* Vận dụng nó khi nói và viết .
II - NỘI DUNG CỤ THỂ :
1 - Các khái niệm : 
* Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm .
Ví dụ : 	“Gươm mài đá, đá núi phải mòn
	Voi uống nước, nước sông phải cạn”	(Nguyễn Trãi)
* Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự . 
Ví dụ : 	“Bác đã lên đường theo tổ tiên
	Mác - LêNin, thế giới người hiền”	(Tố Hữu)
* Chơi chữ là lợi dụng sự đặc sắc về ngữ âm , ngữ nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị . 
Ví dụ : 	 Bà già đi chợ Cầu Đông 
 	Bói xem một quẻ có chồng lợi chăng ?
Thầy bói xem quẻ nói rằng :
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .
TIẾT 6 : 	LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TU TỪ 
NÓI QUÁ - NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH - CHƠI CHỮ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
* Giúp học sinh nhận biết các phép tu từ qua bài tập .
* Hiểu được giá trị thẩm mỹ .
* Có ý thức vận dụng vào nói và viết . 
II - NỘI DUNG BÀI TẬP :
Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau :
a) 	Một bước đến trời .
Đáp án : nói quá
b) 	Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. (Tục ngữ)
Đáp án : nói quá
c) 	Bác đã đi rồi sao Bác ơi, 
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời . (Tố Hữu)
Đáp án : nói giảm, nói tránh
d) Mĩ mà xấu .
Đáp án : chơi chữ
e) Bác Dương thôi đã thôi rồi,
 	Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta . (Nguyễn Khuyến)
Đáp án : nói giảm, nói tránh .
f) 	Da trắng vỗ bì bạch .	(Đoàn Thị Điểm)
Đáp án : chơi chữ
g) Râu tôm nấu với ruột bù,
Chồng chan, vợ húp gật gù khen ngon.(Ca dao)
Đáp án : nói quá
h) 	Con cá đối nằm trên cối đá.
Đáp án : chơi chữ
(chơi chữ)
Rừng sâu mưa lâm thâm .
Đáp án : chơi chữ 
“Tú Mỡ ạ, có chèo thì chèo cho vững nhé!” (Bác Hồ)
Đáp án : chơi chữ
l)	Con rận bằng con ba ba
	Nửa đêm nó ngáy cả nhà thất kinh.	(Ca dao)
Đáp án : nói quá
m)	Đau lòng kẻ ở ngươì đi,
	Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm .	(Nguyễn Du)
Đáp án : nói quá
n/	Vũ cậy mạnh, vũ múa vũ ca, vũ bị mưa, vũ ướt cả lông.
Đáp án : chơi chữ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHỦ ĐỀ
Thời gian : 25 phút
A - TRẮC NGHIỆM : (2 điểm) Khoanh tròn vào ý trả lời đúng
Câu 1 : Ẩn dụ và hoán dụ :
	A) Vừa giống nhau vừa khác nhau .
B) Giống nhau hoàn toàn .
	C) Khác nhau hoàn toàn .
Câu 2 : Chọn các từ ngữ trong các từ : ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, điệp ngữ để điền vào chỗ trống () cho thích hợp 
	A) . là gọi tên sự việc, hiện tượng này bằng tên sự việc, hiện tượng khác có nét gần gũi .
	B) . là lợi dụng đặc sắc về ngữ âm, ngữ nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước gây bất ngờ, hứng thú .
Câu 3 : Có mấy phép tu từ đã được học qua chủ đề nay ?
	A) 5	B) 6	C) 7 	D) 8
Câu 4 : Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ?
	A) 2	B) 3	C) 4 	D) 5
B - TỰ LUẬN : (8 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Thế nào là phép tu từ : điệp ngữ, nói giảm-nói tránh ?
Câu 2 : (3 điểm) Phân tích giá trị thẩm mỹ của câu ca dao sau : 
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Câu 3 : (3 điểm) Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) có sử dụng các phép tu từ ẩn dụ, nói quá 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tu chon.doc