Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)

I Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

-Từ ngữ địa phương chỉ sự vật ,hoạt động ,tính chất,trạng thái,đặc điểm ,tính chất.

-Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương.

2. Kĩ năng

+Kĩ năng bài học

-Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau .

-Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.

+Giáo dục kĩ năng sống:

-Giao tiếp:Hiểu và biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS tự hào về sự phong phú của tiếng Việt có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị :

 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.

 - HS: Đọc kĩ trả lời câu hỏi trong bài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	Ngày soạn: 12/11/2011
Tiết 62	Ngày dạy: 15/11/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Từ ngữ địa phương chỉ sự vật ,hoạt động ,tính chất,trạng thái,đặc điểm ,tính chất...
-Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. 
2. Kĩ năng 
+Kĩ năng bài học 
-Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau .
-Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
+Giáo dục kĩ năng sống:
-Giao tiếp:Hiểu và biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS tự hào về sự phong phú của tiếng Việt có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Đọc kĩ trả lời câu hỏi trong bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
-? Khi viết văn nếu biết sử dụng đúng các từ ngữ và các biện pháp từ sẽ có tác dụng như thế nào?	
-?Cho ví dụ để minh họa ?
 3. Bài mới: 	
Hoạt động
Nội dung
 HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não
- GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 câu hỏi ở SGK để các em thảo luận nhóm trong 5 phút
- Đại diện nhóm 1 trình bày câu 1: Tìm những từ địa phương mà em biết? Tìm những từ đồng nghĩa khác âm? Tìm những từ đồng âm khác nghĩa?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GVnhận xét, chốt lại
- Đại diện nhóm 2 trình bày câu 2: Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện của những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GVnhận xét, chốt lại
- Đại diện nhóm 3 trình bày câu 3
- Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và chốt lại
- Đại diện nhóm 4 làm bài 4
- Lớp nhận xét bổ sung, GV thống nhất để lớp ghi .
-?Qua việc phân tích các bài tập em hãy cho biết cách sử dụng từ ngữ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp?(giáo dục kĩ năng sống: phân tích tình huống)
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét. 
-Gíao viên nhận xét,giáo dục học sinh.
(Biết sử dụng từ ngữ địa phương thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp)
I.Nội dung ôn tập
1.Tìm trong phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết những từ ngữ địa phương :
 a.Chỉ sự vật, hiện tượng:
 -Nhút (món ăn làm bằng sơ mít muối trộn với 1 vài thứ khác đùng phổ biến ở 1 số vùng Nghệ Tĩnh)
 -Bồn bồn (1 loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ)
b.Đồng nghĩa nhưng khác về âm
P. ngữ Bắc
P. ngữ Trung
P. ngữ Nam
 cá quả
 cá trầu
 cá lóc
 lợn
 heo
 heo
 ngã
 bổ
 té
 c.Đồng âm nhưng khác về nghĩa
P. ngữ Bắc
P. ngữ Trung
p. ngữ Nam
ốm: bị bệnh
ốm: gầy
ốm : gầy
hòm: đồ dùng,hình hộp,bằng gỗ hoặc kim loại mỏng có nắp đậy kín
hòm : chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết)
hòm : chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết)
2. Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán,..Tuy sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng là từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều.
3.Quan sát 2 bảng mẫu
-Phương ngữ Bắc (tiếng Hà Nội) được coi là ngôn ngữ toàn dân
4. a.Những từ ngữ địa phương như: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ (p. ngữ Trung)
 b.Tác dụng :
-Góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ vùng quê ấy.
-Làm tăng sự sống động , gợi cảm của tác phẩm.
4 .Củng cố: 
-Giáo viên củng cố lại bài
5.Dặn dò:
- Về nhà tìm thêm những từ địa phương ở các phương ngữ khác nhau
 - Soạn bài ″ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự″  Chú ý trả lời các câu hỏi và làm các bài tập đầy đủ 
IV. Rút kinh nghiệm : 
..
..
...

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 63.doc