Tuần 19 - Bài 18 Tiết 91, 92: Văn học
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
- Vở soạn kì II
- Giới thiệu chương trình SGK kì II lớp 9
+ Văn: - Văn bản nhật dụng
- Văn học hiện đại: thơ, truyện
- Văn học nước ngoài
- Kịch
+ TLV: - Nghị luận 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận văn học
3. Bài mới:
- Học trò nho TQ, VN thuộc lòng giáo huấn của thánh hiền.
"Thiên tử trong hiền hào
Văn chương giáo nhỡ tào
Vạn bạn giai hạ phẩm
Duy hữu độc như cao".
(Nghĩa: Vua coi trọng người hiền đức, văn chương giáo dục con người, trên đời, mọi nghề đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao quý nhất bao ý kiến về đọc sách: Macxôm Gorky - học giả Chua Quan Tiểm là một minh chứng).
NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II-năm học 2010-2011 Ngày soạn : 13- 01- 2011 Ngày giảng : 16 - 01- 2011 Tuần 19 - Bài 18 Tiết 91, 92: Văn học BÀN VỀ ĐỌC SÁCH A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. B. Tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Vở soạn kì II - Giới thiệu chương trình SGK kì II lớp 9 + Văn: - Văn bản nhật dụng - Văn học hiện đại: thơ, truyện - Văn học nước ngoài - Kịch + TLV: - Nghị luận 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lí - Nghị luận văn học 3. Bài mới: - Học trò nho TQ, VN thuộc lòng giáo huấn của thánh hiền. "Thiên tử trong hiền hào Văn chương giáo nhỡ tào Vạn bạn giai hạ phẩm Duy hữu độc như cao". (Nghĩa: Vua coi trọng người hiền đức, văn chương giáo dục con người, trên đời, mọi nghề đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao quý nhất ® bao ý kiến về đọc sách: Macxôm Gorky - học giả Chua Quan Tiểm là một minh chứng). Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Gọi HS đọc và giải nghĩa các chú thích? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Bài viết chia bố cục như thế nào? Nêu rõ từng luận điểm? - Xem xét bố cục, nội dung và cách thể hiện, ta thấy văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - Chu Quag Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2. Tác phẩm: - In trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách". 3. Đọc, hiểu văn bản a. Đọc, tìm hiểu chú thích. b. Bố cục: 3 phần - Phần 1: từ đầu đến ... thế giới mới: Sự cần thiết, ý nghĩa của việc đọc sách. - Phần 2: ... tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách c. Phương pháp biểu đạt: Nghị luận về một vấn đề xã hội khá sáng tỏ, mạch lạc, chặt chẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích: - Gọi HS đọc kĩ phần 1 của văn bản. - Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào ? - Tại sao tác giả lại khẳng định như vậy ? - Học vấn là gì ? - Nhưng tích luỹ bằng cách nào? ở đâu ? - Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoạiu con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? tìm ví dụ? So sánh những con đường đó và rút ra kết luận về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay qua lời bàn của giáo sư Chu ? - HS suy nghĩ trả lời. - Là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại. - Tích luỹ bằng sách và ở sách. - (VD: so sánh với con đường văn hóa nghe. II. Phân tích: 1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách: - Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất). + Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tin thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hóa của nhân loại. + Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuất. + Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ. + Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (chương trình vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới. -Tác giả nhấn mạnh: "nếu chúng ta mong tiến lên... làm điểm xuất phát". Điều đó có nghĩa là gì ? - Đọc sách giúp chúng ta khám phá và sử dụng kho tàng tinh thần của nhân loại, từ những thành tựu, những hiểu biết, những việc làm và cách làm để thúc đẩy cuộc sống tiến lên... - "Đọc sách là muốn trả món nợ..." nghĩa là thế nào ? - Đọc sách và làm theo những điều quý báu, những lời dạy thiết thực... đó là thế hệ trẻ ngày nay sẽ làm vừa làng thế hệ đi trước, đáp lại tấm thịnh tình của cha ông, giải tỏa những trăn trở, những khát khao thể hiện trong sách... đó là cách thể hiện tư tưởng đền ơn, đáp nghĩa thế hệ đi trước. - Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn trên. - HS suy nghĩ trả lời. - Cách lập luận hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín kẽ, sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học với các thấy vắng mặt... Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. HS đọc tiếp đoạn 2. Chú ý hai đoạn văn so sánh: giống như ăn uống, giống như đánh trận... 2. Cái khó của việc đọc sách: - Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay là gì ? Lối đọc ấy có tác hại gì ? - Để minh chứng cho cái hại đó, tác giả so sánh biện thuyết như thế nào ? Em có tán thành luận chứng của tác giả hay không? - ý kiến của em về những con mọt sách (những người đọc rất nhiều, rất ham mê đọc sách) - Học sinh bàn luận trả lời. - Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọc lại chẳng bao nhiêu. (So sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ. Một trong những lí do là sách ít, thời gian nhiều. Bây giờ ngược lại). - Học sinh tiếp tục phân tích cái hại thứ hai - Nêu nhận xét của em về hai hình ảnh so sánh: giống như đánh trận và như kẻ trọc phú khoe của ? - Từ hai cái hại trên dẫn tới kết luận quan trọng làm tiền đề cho luận điểm thứ ba như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời. - Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại. (So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. Các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoẻ khoang. Đọc lấy được ăn tươi nuốt sống cũng chính từ đó mà ra. Lời bàn thật sâu sắc và chí lí) - Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực về những cuốn không thật có ích. * Cách lập luận theo kiểu so sánh nhẹ nhàng, mới mẻ mà vẫn quen thuộc và khá lí thú. Tác giả còn lấy dẫn chứng thực tế rất thuyết phục khiến cho nhiều người chúng ta không khỏi giật mình lo sợ trước tình trạng đọc sách hiện nay. Đọc đoạn 3 - Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách? Tác giả Chu gợi ý và hướng dẫn chúng ta nên theo một vài cách chọn sách hữu ích như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. 3. Phương pháp đọc sách a. Cách chọn sách: - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều + Đọc nhiều không thể coi là vinh dự (nếu nhiều mà dối), đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu ít mà kĩ càng, chất lượng...) + Tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân. - Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào ? Cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế giễu ra sao? - Em hiểu câu thơ: "Sách cũ trăm lần xem không chán. Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay" như thế nào? - Em hiểu hình ảnh so sánh của ông Chu: "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của" như thế nào? - Tác giả đã triển khai luận điểm trên như thế nào ? Trên những mặt nào ? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chỗ nào? - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. + Chọn có mục đích, định hướng rõ ràng, kiên định, không tùy hứng, nhất thời. - Sách chọn nên hướng vào hai loại: + Loại phổ thông: (nên chọn lấy khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ). + Loại chuyên môn (chọn, đọc suốt đời). b) Cách đọc: * Đọc chuyên sâu - Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng. - Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích. (VD: đọc của các học giả Trung Hoa thời cổ đại). * Đọc không chuyên sâu: là cách đọc liếch qua tuy rất nhiều, nhưng "đọc lại" thì rất ít. (VD: cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay). - Tác hại của lối đọc này: như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về; như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. - Đọc - hiểu: (có nhiều cách: đọc to, thành tiếng, đọc thầm bằng mắt, đọc một lần, nhiều lần, đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch...) 4. Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách - Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín. Tác giả phân tích rõ sự liên quan, gắn bó tương hỗ giữa hai loại học vấn này để chỉ ra rằng: bên ngoài thì chúng có phần biệt lập nhưng bên trong không thể tách rời... ÞĐó là những kết luận được trình bày một cách giản dị liên quan đến việc đọc rộng và sâu cần kết hợp với nhau. Þ Đọc sách cũng là công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thứcd mà đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyên học làm người. - Bài viết "bàn về đọc sách" có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ? - Văn bản "bàn về đọc sách" có nhiều chỗ tác giả sử dụng cách ví von thật là cụ thể và thú vị. Như vậy văn bản này có thể coi là văn bản biểu cảm được không? - Qua văn bản này, em thấm thía nhất điều gì? Em hiểu gì về tác giả Chu từ lời bàn về đọc sách của ông? - HS suy nghĩ trả lời. - Không IV. Ghi nhớ : SGK trang 7 1. Nghệ thuật - Cách trình bày vừa đạt lý thấu tình - Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên. - Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. 2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK tr7) 3. Chu Quang Tiềm là người yêu quý sách: - Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách - Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người. b. Thái độ khen chê rõ ràng - Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục. - Em học tập được điều gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả này ? - Nếu chọn một lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi lên giá sách của mình em sẽ chọn câu nào của ông Chu Quang Tiềm? Vì sao em chọn câu đó ? - HS suy nghĩ trả lời. V. Luyện tập: 1. Hãy viết bài nêu cảm nghĩ điều thu hoạch thấm thía nhất khi học bài "Bàn về đọc sách" này 2. Tập theo dõi các buổi đọc truyện đêm khuya trên đài tiếng nói VN, chuyên mục "mỗi ngày một cuốn sách, làm thẻ thư viện đọc, mượn, kế hoạch mua sách cho tủ sách riêng hàng tháng, hàng năm. 4. Củng cố luyện tập: Phát biểu điều em thấm thía nhất khi đọc văn bản "Bàn và đọc sách". HS tự bộc lộ GV có thể đọc bài: Mác xim Gorky viết về sách 5. Dặn dò: - Hoàn thành bài tập = 1 đoạn văn - Soạn bài : Khơi ngữ. TIẾT 93: TIẾNG VIỆT KHỞI NGỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò như sa ... (Chủ yếu là văn học viết) a/ Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX: Là thời kỳ văn hoá trung đại, trong điều kiện xã hội phong kiến suốt 10 thế kỷ cơ bản vẫn giữ được nền độc lập tự chủ. - Văn hoá yêu nước chống xâm lược (Lý – Trần – Lê – Nguyễn) có Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu. - Văn học tố cáo xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng tự do, yêu đương, hạnh phúc (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ....) b/ Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 - Văn học yêu nước và cách mạng 30 năm đầu thế kỷ (trước khi Đảng CSVN ra đời) có Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, và những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. - Sau năm 1930: xu hướng hiện đại trong văn học với văn học lãng mạn (Nhớ rừng), văn học hiện thực (tắt đèn), văn học cách mạng (Khi con tu hú...) c/ Từ 1945-1975 - Văn học viết về kháng chiến chống Pháp (Đồng chí, Đêm nay Bác không ngủ, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ....) - Văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, ánh trăng ... ) - Văn hoá viết về cuộc sống lao động (Đoàn thuyền đánh cá, Vượt thác ....) d/ Từ sau 1975 - Văn học viết về chiến tranh (Hồi ức, Kỷ niệm) - Viết về sự nghiệp xây dựng đất nước đổi mới. 3. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam: (Truyền thống của văn học dân tộc) a/ Tư tưởng yêu nước: chủ đề lớn, xuyên suốt trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu, dám hi sinh và xả thân tình đồng chí đồng đội, niềm tin chiến thắng) b/ Tinh thần nhân đạo: yêu nước và yêu thương con người đã hoà quyện thành tinh thần nhân đạo (Tố cáo bóc lột, thông cảm người nghèo khổ, lên tiếng bênh vực quyền lợi con người – nhất là quyền phụ nữ, khát vọng tự do và hạnh phúc) c/ Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan:Trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, lao động và đấu tranh, nhân dân Việt Nam đã thể hiện sự chịu đựng gian khổ trong cuộc sống đời thường trong trong chiến tranh. Đó là nguồn mạch tạo nên sức mạnh chiến thắng. Tinh thần lạc quan, tin tưởng cũng được nuôi dưỡng từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh và cũng rất hào hùng. Là bản lĩnh của người Việt, là tâm hồn Việt Nam. d/ Tính thẩm mỹ cao: Tiếp thu truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu văn học nước ngoài (Trung Quốc, Pháp, Anh ...) văn học Việt Nam không có những tác phẩm đồ sộ, những tác phẩm quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị (Những câu ca dao tục ngữ, những pho sử thi, tiểu thuyết, thơ ca ....). + Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam + Là bộ phận quan trọng của văn hoá tinh thần dân tộc thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, tính cách và tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại. II/ Sơ lược về một số thể loại văn học GV và hs đọc đoạn này trong sgk, sau khi đó nêu câu hỏi, hs đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét, bổ sung Yêu cầu như sau: 1. Một số thể loại văn học dân gian (xem lại tiết ôn tập về văn học dân gian) 2. Một số thể loại văn học trung đại a/ Các thể thơ - Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc: Cổ phong và thể thơ Đường luật - Gồm: Côn Sơn ca, Chinh phụ ngâm khúc.... - Thơ tứ tuyệt, thất bát ngôn cú (Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh) - Các thể thơ có nguồn gốc dân gian: Truyện Kiều, Thơ Thố Hữu b/ Các thể truyện ký (Xem nội dung ôn tập ở tiết trước) c/ Truỵên thơ Nôm;(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước) d/ Văn nghị luận:(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước) 3. Một số thể loại văn học hiện đại - Gồm truyện ngắn, thơ, kịch, tuỳ bút........(Xem nội dung ôn tập ở tiết trước) - GV cho hs đọc ghi nhớ sgk III/ Luyện tập + Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs luyện tập Bài tập : Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài. Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này. Luật Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Luật bằng trắc Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật". Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc. Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là: 1. Luật vần bằng Thất ngôn tứ tuyệt Câu số Vần Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương 1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi 2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi 3 T B T T Có phải duyên nhau thì thắm lại 4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 Thất ngôn bát cú Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương 1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông 2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng 3 T B T T Lặn lội thân cò khi quãng vắng 4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông. 5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận 6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công. 7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! 8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không! Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 2. Luật vần trắc Thất ngôn tứ tuyệt Câu số Vần Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊) của Trương Kế (张继 Zhang Jì) Phiên âm Hán-Việt 1 T B T B 月落烏啼霜滿天 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên 2 B T B B 江楓魚火對愁眠 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên 3 B T B T 姑蘇城外寒山寺 Cô Tô thành ngoại Hàn San tự 4 T B T B 夜半鐘聲到客船 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát): Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều Trăng tà chiếc quạ kêu sương Lửa chài cây bãi sầu vương giấc hồ Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San Thất ngôn bát cú Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương 1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông 2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không 3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã! 4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng 5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng 6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung 7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái, 8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 Luật đối Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối". Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2 "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ. Niêm Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm". Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau: câu 1 niêm với câu 8 câu 2 niêm với câu 3 câu 4 niêm với câu 5 câu 6 niêm với câu 7 Chẳng hạn với luật vần bằng: - B - T - B B - T - B - T B - T - B - T T - B - T - B B - B - T - B T - T - B - T B - T - B - T T - B - T - B B Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3: Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Vần Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận". Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau. Quy tắc niêm luật của thơ Đường (nhịp, vần) T T B B T T B T B B T T B B B B T T B B T T T T B T T B T T T B B T T B B B T T B B B B B T B B T T T T B B T B Bài tập 5 Ca dao và truyện Kiều (Lục bát) có khả năng biểu hiện tâm trạng, kể chuyện, thuật việc: Ca dao: Bài: - Con cò mà đi ăn đêm - Người ta đi cấy - Truỵên Kiều: + Cảnh ngày xuân + Tài sắc chị em Thuý Kiều. HÈ 2011!
Tài liệu đính kèm: