Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 7

 

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta

 -Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ

 - Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực

2. Kiến thức:

 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại

 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của bài thơ

 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu những người lính bộ đội cụ Hồ.

B.Chuẩn bị:

 * Thầy: Đọc văn bản,nghiên cứu tài liệu Sgk,Sgv,soạn bài

 *Trò: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07	Ngày soạn: 14/10/2010
Tiết 46 	Ngày dạy:19/10/2010
ĐỒNG CHÍ
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
	- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta
	-Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ
	- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực 
2. Kiến thức:
	- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại
	- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc của bài thơ
	- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ
3. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu những người lính bộ đội cụ Hồ.
B.Chuẩn bị:
	* Thầy: Đọc văn bản,nghiên cứu tài liệu Sgk,Sgv,soạn bài
	*Trò: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi Sgk
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức
	2.Kiểm tra bài
	Câu hỏi: Phân tích sự đối lập giữa cái thiện và cái ác trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” ?
	 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1. Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
Theo dõi phần chú thích, em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả ?
( Gợi ý: Đề tài và tác phẩm chính – Nét độc đáo về phong cách của ông là gì?)
 ( Phong cách: Giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng)
-> Được phong tặng Giải thưởng HCM năm 2000. Gv đưa chân dung tác giả.
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ? Có xuất xứ từ đâu ?
 Gv giới thiệu thêm hoàn cảnh ra đời và giá trị bài thơ.
( Cuối năm 1947, t/g tham gia chiến dịch Việt Bắc. T/g là chính trị viên đại đội, đang cùng đồng đội phục kích địch nhảy dù để đánh : Chiến dịch thì ác liệt mà bản thân t/g và các chiến sĩ chỉ phong phanh trên mình một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày, nhiều đêm phải rải lá cây làm chiếu, không chăn màn, ăn uống kham khổ. Nhiệm vụ của Chính Hữu là chăm sóc thương binh và chôn cất các tử sĩ.
 Sau trận đó, t/g bị ốm, phải nằm ở một cái lán heo hút trong cánh rừng già để điều trị. Trong thời gian này, t/g đã viết tác phẩm” Đồng chí”)
*Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp,thuyết trình
Gv hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng theo dòng tâm sự của người lính, lưu ý những từ ngữ miêu tả cuộc sống, những câu thơ sóng đôi, có vếû sóng đôi, đoạn cuối ngân dài.
Gv đọc, Hs đọc lại.
? Em hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của tác phẩm?
? Theo em “Đồng chí” có nghĩa là gì ?
? Em có thể chia bố cục bài thơ ntn ?
( 3 phần 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí
 10 câu tt: Biểu hiện sức mạnh của tình đ/chí 
 3 câu cuối: Hình tượng cao đẹp của người lính)
* Hoạt động4: * Sử dụng phương pháp vấn đáp,thuyết trình, nêu vấn đề
Hs đọc lại 7 câu thơ đầu.
? Cách giới thiệu quê hương của các anh có gì đặc biệt ? ( Tác giả sử dụng từ ngữ như thế nào với cấu trúc câu ra sao? ) .
? Thế nào là “ Nước mặn đồng chua”, “ Đất cày lên soỉ đá” ?
? Từ đó em hiểu gì về quê hương của các anh ?
? Tác giả lý giải tình đồng chí được hình thành từ cơ sở nào qua 2 câu thơ đầu ?
? Hoàn cảnh nào khiến họ xích lại gần nhau? Em hãy đọc những câu thơ đó?
? Qua những hình ảnh thơ trên, ta thấy được cơ sở thứ hai để hình thành tình đồng chí là gì?
(Có sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành tri kỷ. Đó là cuộc sống chiến đấu đã làm thay đổi tình cảm. “Súng bên súng” chung mục đích chiến đấu “đầu sát bên đầu” chung ý nghĩ, lý tưởng “Đêm rét chung chăn” là chung kỷ niệm).
? “Tri kỷ”nghĩa là sao?(chú giải/sgk)
?Vậy câu thơ “đêm rét tri kỷ”cho em biết thêm cơ sở nào để hình thành tình đồng chí?
?Tóm lại tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào? 
? Vì sao tác giả không viết: “Đêm rét chung chăn thành đôi đồng chí” mà tách “Đồng chí” thành một dòng thơ . Điều đó có ý nghĩa gì ?
(Sở dĩ tác giả viết như trên là do ý nghĩa sẽ khác đi mặc dù cấu trúc câu không thay đổi. Bởi “tri kỷ” là hiểu bạn như hiểu ta ,là tình thân. Còn “Đồng chí”vừa là tình thân bạn bè, vừa là tình cách mạng 
Nhà thơ hạ dòng thơ đặc biệt với 2 chữ “Đồng chí” và dấu chấm than tạo một nốt nhấn trong bài thơ=> Nó như chiếc bản lề khép lại phần một và mở ra phần tiếp theo của tác phẩm )
Hs đọc 10 câu thơ (tt). Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ?
? Mở đầu đoạn 2 là những tâm sự gì của người lính ?
? Qua những câu thơ trên, em cảm nhận được tình cảm gì của các anh?
? Từ “mặc kệ” diễn tả tình cảm gì của người lính đối với quê nhà ? Phải chăng là sự vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm? 
( Từ “mặc kệ”vốn có nghĩa là: Bỏ tất, để lại, bỏ mặc, không quan tâm. Nhưng ở trong mạch thơ này, ta thấy đây không phải là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với gia đình , người thân mà là một thái độ, tình cảm rất đáng trân trọng của người lính nông dân:Xuất thân là nông dân nên họ rất yêu và gắn bó với mảnh ruộng, luỹ tre, con trâu, cái cày. Nhưng họ sẵn sàng bỏ lại tất cả những gì quí giá, thân thiết nhất của c/s làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. Rõ ràng, ở họ tình cảm lớn dành cho Tổ quốc, non sông đã chiến thắng tình cảm nhỏ hẹp về gia đình . Bởi vậy, từ mặc kệ thể hiện sự dứt khoát, lòng quyết tâm mạnh mẽ lúc lên đường ra tiền tuyến.
 Mặt khác, từ “ Mặc kệ “ thể hiện sự tếu táo, hóm hỉnh của những người lính trẻ)
 ? Em hiểu thế nào về câu thơ “Giếng nước...ra lính” ?
( Quê hương, người thân nhớ thương các anh khi anh giã biệt gia đình ra tiền tuyến và các anh cũng nhớ quê nhà khôn nguôi)
? Qua phân tích, theo em hiểu gì về tâm tư,nỗi lòng của các anh?
( Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của nhau, cảm thông, chia sẻ với nỗi nhớ quê hương, sự trăn trở, lo toan việc nhà, việc nước của nhau = > Đó là biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí)
? Những dòng thơ tiếp theo nói gì về người lính ?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ trên?( Gợi ý: Về cấu trúc câu? phép tu từ , hình ảnh thơ ?)
 Từ đó em cảm nhận được gì về tình cảm và cuộc sống của những người lính ?
(Cùng cảnh ngộ xuất thân từ những nông dân lam lũ nghèo khổ nên các anh dễ thông cảm cho nhau hơn. Chính trong điều kiện sống chung hàng ngày mà các anh đã gắn bó với nhau, chia sẻ những gian lao của cuộc đời người lính: đó là những cơn sốt rét rừng tàn phá cơ thể : 
“Đợt rét bao lần xé thịt da
Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật”.
 Hoặc những trận sốt rét rừng làm tóc các anh không mọc nổi :
“Tây Tiến đoàn binh.oai hùm”.
 Chính Hữu không những nói về cái khổ mà chủ yếu nói về sự hiểu nhau,sự đồng cảm trong gian khổ.
 Trọng một t/p khác, t/g đã từng viết:
“ Đồng đội ta
Nắm cơm sẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết”
 Mặt khác , trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, người lính rất thiếu thốn về quân trang, chưa có quân phục phát cho người lính. Họ mang theo áo quần đi chiến đấu. Khi rách thì lấy dây vá níu, buộc túm chỗ rách lại. Bởi vậy mới cóù giai thoại vui về “Vệ túm, vệ trọc” là vậy. Ở đây tác giả sử dụng những chi tiết rất chân thực, chọn lọc).
? Theo em sức mạnh nào giúp họ vượt lên hoàn cảnh gian khổ này ? 
( Chú ý về hình ảnh “ Nụ cười buốt giá” )
(Niềm lạc quan, cách mạng, coi thường gian khổ. Tuy vất vả, thiếu thốn nhưng người lính đã vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ đó).
? Cái bắt tay của anh chứa đựng những tình cảm gì ? 
? Vậy qua khổ thơ trên, em hãy khái quát lại những biểu hiện của tình đồng chí?
 Hs đọc 3 câu thơ cuối và nêu tiêu đề – Đọc chú thích “ Sương muối”:
? Bài thơ khép lại bằng một bức tranh về tình đồng chí với một thời gian, không gian và hành động rất cụ thể. Em hãy phân tích để thấy rõ ý đó ?
( - Thời gian-không gian: đêm nay, rừng hoang sương muối
 - Hành động: Đứng cạnh...chờ giặc tới 
=> Sức mạnh tình đồng đội giúp các anh vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt ). 
 HS THẢO LUẬN NHÓM:
 Nêu cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
 ->Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác bổ sung
 GV: chốt lại
(Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”là hình ảnh thực được nhận ra từ những đêm phục kích giặc của t/giả. 
Đồng thời ,hình ảnh này còn mang ý nghĩa biểu tượng được gợi ra bởi nhiều liên tưởng phong phú: Ngoài tình đ/c,người lính còn có thêm ba người bạn nữa trong những đêm phục kích giặc đó là đồng đội, khẩu súng và vầng trăng:
 + Bạn cùng đứng gác: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó
+Súng:: Là nhiệm vụ chiến đấu , bảo vệ quê hương, là thực tế khốc liệt của cuộc chiến
+ Trăng : Là khát vọng hoà bình, là ước mơ bay bổng Là người .
 Súng và trăng là gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ... là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa nhau . Hình ảnh vừ hiện thực vừa lãng mạn tạo nên biểu tượng cao phòng cách điển hình cho thơ ca kháng chiến . Đó là luôn có sự kết hợp giữa chất hiện thực với cảm hững lãng mạn).
* Hoạt động 5:Hướng dẫn tổng kết:
? Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội của những người lính mà lại mang tiêu đề là đồng chí ?
(Đồng chí là cùng chung chí hướng, lý tưởng. Cách xưng hô của những người trong cùng một đoàn thể CM. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất của tình đồng đội và biểu hiện sâu sắc của tình đồng đội). ? Bài thơ được diễn đạt qua những nét đặc sắc nào về nghệ thuật ?
? Từ đó, em cảm nhận được gì trong tình đồng chí của những người lính cụ Hồ ?
Hs đọc Ghi nhớ/sgk.
 ? Qua bài thơ, em hãy phát biểu suy nghĩ , tình cảm của em về ngưòi lính cụ Hồ trong thời kì chống Pháp?
 ( GV bình về phẩm chất,vai trò của người lính cụÏ Hồ đối với dân tộc VN: Không đất nước nào trên thề giới lại có nhiều anh hùng, liệt sĩ như ở VN-> Các anh đã làm nên tên tuổi VN, rạng danh dâân tộc.
 Điều kiện khó khăn, gian khổ đã tôi luyện ý chí thép cho người lính.)
?Em được bồi đắp thệm tình cảm gi sau khi học xong bài thơ này?
(- Trân trọng, yêu mến , cảm phục người lính cụ Hồ trong kháng chiến, trong thời bình
-Tình yêu thương bạn bè, biết cảm thông , sẻ chia nỗi niềm với nhau)
* Hoạt động 6: Luyện tập:
? Bức tranh trong sgk miêu tả cảnh gì ? Hãy mô tả bằng những câu thơ trong bài ?
? Em hãy hát bài thơ (đã được phổ nhạc) ?
I.Tác giả ,tác phẩm
	1.Tác giả:
 Chính Hữu 
(tên thật Trần Đình Đắc)-sinh 1926, quê ở Hà Tình
- Là nhà thơ quân đội
2, Tác phẩm:
- Xuất xứ: Ra đời 1948 in trong tập“Đầu súng trăng treo”.
II.Tìm hiểu chung 
1. Đọc: 
2. Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm kết hợp miêu tả
 - Thể loại: Thể thơ tự do.
3. Bố cục : Ba phần
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1, Cơ sở hình thành tình đồng chí:
- Quê hương anh nước mặn đồng chua
-Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
- NT: Thành ngữ , cấu trúc câu sóng đôi
-> Cùng chung cảnh ngộ, giai cấp- thành phần xuất thân (đều là nông dân.)
-Súngbên súng,đầu đầu
- Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
-> Chung mục đích, lý tưởng chiến đấu.
-> Sự chan hòa, chia sẻ gian lao
- Đồng chí! 
-> Câu đặc biệt
=> Đỉnh cao của tình bạn ... o gợi ý ở sgk và hướng dẫn của gv
III.Tiến trình các hoạt động 
	1.ổn định tổ chức :Gv nắm sĩ số hs 
	2.Kiểm tra bài cũ :Gv kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của hs 
	3.Bài mới : *§Ò bµi :
I.Trắc nghiệm: (3 đ)
Câu 1: Nhân vật chính của truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" là ai?
A. Trương Sinh B. Vũ Nương C. Vũ Nương và Trương Sinh D. Phan Lang
Câu 2: Ý nghĩa của truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" là gì?
A. Cảm thương số phận oan nghiệt của người phụ nữ
B. khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
C. Tố cáo xã hội phong kiến phụ quyền
D. Cả A,B,C đúng
Câu 3: "Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh" thuộc thể loại gi?
A. Truyền kì mạn lục B. Tuỳ bút C. Tiểu thuyết D. Cả A,B,C sai
Câu 4: Thủ đoạn nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại hầu cận chúa trịnh được tác giả đề cập đến trong " Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là gì?
A. Mượn gió bẻ măng B. Vừa ăn cướp vừa la làng
C. Thừa nước đục thả câu D. Cả A,B,C đúng
Câu 5: Tai sao trong "Hoàng Lê nhất thống chí" tác giả là quan của nhà Lê vậy mà lại viết rất chân thực, rất hay về Nguyễn Huệ - vốn bị coi là kẻ thù của họ?
A. Vì họ tôn trọng lịch sử B. Vì họ có lòng tự hào dân tộc
C. Vì họ bị bắt buộc phải viết như vậy D. Cả A,B đúng
Câu 6: Bút pháp nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Du trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" là gì?
A. ước lệ tượng trưng B. Tả cảnh ngụ tình
C. Miêu tả cụ thể C. Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc
II. Tự luận: (7đ)
C©u 1: Nêu giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”. Đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du như thế nào? ( 3 đ)
C©u 2: Chép theo trí nhớ 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Phân tích để thấy rõ tâm trạng của Kiều qua những câu thơ đó.( 3 đ)
Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1 đ)
*§¸p ¸n :
I. Trắc nghiệm( 3 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
B
B
D
A
II. Tự luận: (7 đ)
C©u 1: (3 ®) + Giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”: ( 1.5 đ)
 - Cảm thương sâu sắc với số phận bi kịch của con người (0.5 đ)
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. (0.5 đ)
 - Khẳng định, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức đến phẩm chất, những khát vọng chân chính. (0,5đ)
 +Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích: (1.5 đ)
-Tố cáo, căm phẫn sâu sắc thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người (0.75 đ)
- Cảm thương, đau đớn xót xa cho thân phận người phụ nữ bị chà đạp lên nhân phẩm (0.75 đ )
C©u 2 : (3 đ)
- Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu tối đa 1 đ, cứ sai 2 lỗi trừ 0.25 đ
- Hs phân tích làm rõ được những ý sau: (2 đ)
*Néi dung : + Nh×n c¸nh buåm thÊp tho¸ng ngoµi kh¬i xa gîi cho KiÒu nçi buån nhí quª h¬ng, gia ®×nh. (0.5®)
 + Nh×n c¸nh hoa tr«i trªn dßng níc míi xa,gîi cho KiÒu nçi buån vÒ th©n phËn tr«i d¹t cña m×nh... (0.5 ®)
 + Nh×n néi cá dÇu dÇu mét mÇu xanh xa tÝt mï t¾p gîi cho KiÒu nçi
buån vÒ cuéc sèng tÎ nh¹t kh«ng lèi tho¸t ë ®©y kh«ng biÕt ®Õn khi nµo... (0.5 ®)
 + Nh×n giã cuèn mÆt duÒnh,tiÕng Çm Çm sãng vç khiÕn KiÒu ho¶ng sî,lo l¾ng cuéc ®êi chuÈn bÞ vïi dËp.... (0.5 ®)
Câu 3: (1 đ) HS trình bày đủ các ý sau:
Là người có nghị lực sống và cống hiến cho đời: tuy bị mù nhưng ông gánh vác cả ba trách nhiệm vừa là thầy giáo, thầy thuốc, vừa là nhà thơ...(0.5 đ)
Là người yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, sáng tác nhiều thơ văn cổ vũ lòng yêu nước (0.5 đ)
4.Củng cố: - GV nhắc hs xem lại bài lần cuối để nộp .
 - Gv thu bài về chấm.
5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài học đối chiếu với bài làm xem có đúng không nếu không đúng phải học lại ngay.
	 - Soạn bài “ Tổng kết từ vựng” theo câu hỏi sgk 
IV.Rút kinh nghiệm:
***********************************
Tuần 10 - tiết 49 Soạn ngày:16/10/09 
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
A.Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng,đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển của từ vựng,từ mượn,từ Hán Việt,thuật ngữ và biệt ngữ xã hội , các hình thức trau dồi vốn từ)
	- Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ dể sử dụng đúng khi cần thiết
	- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B.Chuẩn bị
	*Thầy: Nghiên cứu Sgk từ lớp 6 ->9 + Sgv,soạn bài
	*Trò: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập
C.Tiến trình các hoạt động :
	1.ổn định tổ chức lớp
	2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Từ đồng âm khác từ đồng nghĩa nh thế nào ? Cho ví dụ để minh hoạ 
	3.Bài mới
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
*Hoạt động 2. HDHS ôn lại cách thức phát triển của từ vựng
	? Có mấy cách phát triển từ vựng ?
	- giáo viên treo bảng phụ
	- Cho học sinh lên điền nội dung thích hợp vào ô trống theo sơ đồ trên 
	? Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên
	*Học sinh thảo luận nhóm : Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ hay không ? Vì sao ?
	- Đại diện từng nhóm trả lời
	- Lớp nhận xét. Giáo viên thống nhất ý và chốt lại 
*Hoạt động 3. HDHS ôn lại khái niệm về từ mượn 
	? Từ mượn là gì ?
	Tổ chức cho Hs làm bài tập 2 và 3
*Hoạt động 4. HDHs ôn lại khái niệm về từ Hán Việt
	? Từ Hán Việt là gì ?
	- Cho Hs đọc,xác định yêu cầu của bài tập 2 để làm
*Hoạt động 5: HDHs ôn lại khái niệm về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
	? Thuật ngữ là gì ?Biệt ngữ xã hội là gì ? 
	*Thảo luận nhóm: 
	- Thuật ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay ?
	- Làm bài tập 3
*Hoạt động 6: HDhs ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ 
	? Có mấy hình thức trau dồi vốn từ ?
	? Cho hs giải nghĩa những từ ở bài tập 2
	- Cho hs sửa lỗi dùng từ trong bài tập
I.Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
	- Có hai hình thức 
 	+ Phát triển về nghĩa của từ
	+ Phát triển về số lượng từ ngữ
	• Cấu tạo thêm từ ngữ mới
	• Mượn từ ngữ nước ngoài	
II.Từ mượn
 1Khái niệm
	2.Chọn nhận định đúng : c
	3.Các từ săm,lốp,phanh,ga ... là từ
mượn nhưng đã được Việt hoá cao độ gần như đồng hoá vào vốn từ thuần Việt,còn các từ a-xít, ra-đi-ô,vi- ta-min là những từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai ở hình thức âm thanh
III.Từ Hán Việt
	1.Khái niệm
	2.Quan điểm đúng là : c
 IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
	1.Khái niệm
	2.Một số biệt ngữ : 
	- Trứng (điểm 0 ),phao (tài liệu dùng để quay cóp khi đi thi ),viêm màng túi (hết tiền ) -> Biệt ngữ của hs,sv
	- Cháy giáo án (hết giờ mà dạy chưa hết giáo án ) -> Biệt ngữ của giáo viên
	- Ô-sin (người giúp việc trong nhà) -> Biệt ngữ của một số người ở thành thị hiện nay
V.Trau dồi vốn từ
	1.Các hình thức trau dồi
	2.Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau
	- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa,ghi đầy đủ tri thức các ngành
	- Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói
	3.Sửa lỗi dùng từ 
 a.Béo bổ (chỉ dùng cho cơ thể) Sai ->béo bở (mang lại nhiều lợi nhuận)
 b.Đẩy mạnh (thúc đẩy cho sự phát triển nhanh) Sai -> mở rộng
4.Củng cố: 
 Sử dụng tốt từ ngữ tiếng Việt có góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không ?
5.Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị tiết “Nghị luận trong văn bản tự sự”
D.Rút kinh nghiệm	
Tuần 10 – Tiết 50 
Soạn ngày: 16/10/09
	 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
	- Hiểu thé nào là nghị luận trong văn tự sự,vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
	- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	- Giáo dục Hs lòng yêu thương con người, có cách nhìn đời tốt.
II.Chuẩn bị:
	 *Thầy: Nghiên cứu kĩ bài ở Sgk và Sgv,soạn bài
	 *Trò: Đọc kĩ hai đoạn trích,trả lời những câu hỏi và viết đoạn văn theo yêu cầu của giáo viên.
III.Tiến trình các hoạt động.
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số của học sinh
	2.Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng nh thế nào?
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1:Giới thiệu bài
*Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu về yếu tố nghị luận trong văn tự sự
	- Hs đọc hai đoạn trích
	- Gv chia lớp thành 4 nhóm (2nhóm tìm hiểu một đoạn trích theo gợi ý của Sgk và yêu cầu của gv)
	*Thảo luận nhóm: 
	? Đoạn văn 1 là lời của ai? Ngời ấy thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì? Tìm những câu có tính chất nghị luận trong đoạn trích?Câu nào nêu luận điểm? Để làm rõ luận điểm đó ngời nói đã đa ra luận cứ gì và lập luận nh thế nào?
? Đoạn văn 2 Thuý Kiều đối thoại với ai? Tìm những câu mang tính chất nghị luận?
Hs trao đổi trong nhóm để rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong một văn bản.
	? Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét,phán đoán,lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe,người đọc như thế nào?
	? Trong đoạn văn nghị luận,người ta thường dùng những loại từ và câu nào?Vì sao lại sử dụng các từ và câu nh thế?
? Nghị luận trong văn bản tự sự có vai trò như thế nào?
*Hoạt động 3. HDhs luyện tập
	-Cho Hs đọc bài tập và xác định yêu cầu của bài tập1
- Hs làm bài tập
? Lời văn trong đoạn trích a là lời của ai? ngời ấy đang thuyết phục ai? thuyết phục điều gì?
? Tóm tắt lí lẽ của Hoạn Thư để chứng minh lời khen của nàng Kiều?

I.Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
	1.Đọc các đoạn trích a & b
	2.Nhận xét: 
	Đoạn a.Ông giáo đối thoại với chính mình,thuyết phục mình rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận” 
	- Nêu vấn đề:Nếu ta không cố ... độc ác với họ
	- Phát triển vấn đề:Vợ tôi không phải là ngời ác nhng... vì thị đã quá khổ.Vì sao vậy
+Khi người ta đau...đến cái chânđau
+Khi người ta quá khổ ... được nữa
+Vì bản tính tốt ... che lấp mất
	- Kết thúc vấn đề:Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chớ không nỡ giận
	Đoạn b.Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Th tại phiên toà các câu mang tính nghị luận nh:
	- Rằng:Tôi ... thờng tình
	- Dễ dàng ... oan trái nhiều
	- Lòng riêng ... chiều đợc ai!
	- Trót lòng ... nào chăng
=>Dùng câu khẳng định và phủ định,câu có mệnh đề hô ứng nh nếu ... thì, không những(không chỉ) ... mà còn, vì thế ... cho nên ,...
Dùng những từ lập luận như: Tại sao,thật vậy,tuy thế,tuy nhiên,trước hết,sau cùng
	*Ghi nhớ Sgk /138
II.Luyện tập
	Bài 1: Ông giáo đang tự nói với mình cũng là nói với những người xung quanh,nói với người nghe.Ông giáo muốn thuyết phục mọi người hãy biết quan tâm đến những ngời xung quanh
Bài 2: Hoạn Thư lập luận
	- Đa ra lời khẳng định: Ghen tuông là sự thường tình của phụ nữ,chồng chung không chiều được ai
	- Kể lại hai lần tha cho Kiều,không truy lùng khi Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư.Trước sau Hoạn Thư vẫn kính yêu và khâm phục Kiều
	- Bây giờ Hoạn Thư trông vào lượng trời bể của Kiều với lỗi lầm của mụ ta
=> Lập luận trên dẫn đến Kiều phải tha cho Hoạn Thư.
 4.Củng cố : Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Vai trò và ý nghĩa của nghị luận trong văn bản tự sự
 5.Dặn dò: Về nhà học bài ,tập viết các đoạn văn có yếu tố nghị luận
 Soạn: Đoàn thuyền đánh cá”
IV.Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 10.doc