Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 22

Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG – ĐỜI SỐNG

A. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

 - Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

b. Kĩ năng sống:

-Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống.

3. Thái độ:

 - Tích cực, tự giác học tập

B. Chuẩn bị:

- GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo

- HS: : Đọc sgk , soạn bài theo hướng dẫn

 C. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

 *.GV: giúp học sinh ôn lại nhưng kiến thức cơ bản của văn nghị luận :

 ? Thế nào là văn bản nghị luận ?

 ? Các yếu tố cấu thành văn nghị luận ?

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn : 05/1/2011
Tiết: 106, 107 Ngày dạy: 10 /1/2011 
 Tập làm văn: 	NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG – ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
	- Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
b. Kĩ năng sống: 
-Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống.
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
B. Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk , sgv , tài liệu tham khảo 
 HS: : Đọc sgk , soạn bài theo hướng dẫn 
 C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 *.GV: giúp học sinh ôn lại nhưng kiến thức cơ bản của văn nghị luận :
 ? Thế nào là văn bản nghị luận ? 
 ? Các yếu tố cấu thành văn nghị luận ? 
3.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Bước 1 hs đọc văn bản :
Bước 2 : Trả lời câu hỏi sgk 
? Văn bản bàn về hiện tượng gì trong đời sống ? 
? Vì sao t/giả lại gọi là bệnh lề mề ? 
 ( Hiện tượng phổ biến trong c/sống ).
 ? Vấn đề được diễn đạt qua mấy đoạn ? (3 đoạn)
?Ý chính mỗi đoạn là gì ? 
? Bệnh lề mề có những biểu hiện như thế nào ? 
 GV: Đây là vấn đề đáng quan tâm trong đời sống .
 ? Theo em t/giả có nêu được vấn đề đáng quan tâm đó không ? Tác giả đã làm thế nàođể người đọc nhận ra đựơc hiện tượng đó ? 
( T/giả giới thiệu hiện tượng nêu biểu hiện đưa ra những d/c số liệu cụ thể , thực tế trong nhiều trường hợp dùng phép so sánh đối chiếu làm rõ hiện tượng ).
 ? Vậy nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó ?
? Bệnh lề mề gây nên tác hại gì ? Tác giả phân tích tác hại “ Bệnh lề mề” như thế nào ? 
? Bàiviết đánh giá hiện tượng đó như thế nào ? Em đọc được thái độ gì của người viết ?
 ( Căn bệnh phổ biến , khó chữa kém văn hóa -> Phê phán gay gắt )
Gv: Rõ ràng hiện tượng này hoàn toàn không phù hợp trong xu thế CN hóa hôm nay .
? Vậy hướng khắc phục mà tác giả nêu ra là gì ?
? Dựa vào mô hình trên, em có nhận xét gì về bố cục bài viết ? 
(Bố cục chặt chẽ vì:
 + Giới thiệu hiện tượng -> nêu biểu hiện -> phân tích nguyên nhân, biểu hiện -> giải pháp khắc phục .
 + Cấu trúc mỗi đoạn 1 ý các ý phát triển hợp lý, chặt chẽ, câu văn rõ ràng, ngắn gọn)
? Em hãy liên hệ hiện tượng trên trong thực tế trường lớp và suy nghĩ của em về hiện tượng đó ?
Bước 3: Rút ra kết luận ghi nhớ .
? Từ văn bản trên, em hiểu thế nào là nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống XH ?
? Nội dung bài nghị luận bảo đảm yêu cầu gì ?
?Về h/thức, bài viết tuân thủ điều gì ?
HS: đọc ghi nhớ/sgk .
*Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập :
HS: đọc yêu cầu BT1.
 HS: thảo luận nhóm (2 bàn) cử đại diện lên bảng ghi những hiện tượng, sự việc đáng biểu dương trong trường, XH 
 GV: chốt lại .
? Theo em, vấn đề nào đáng viết bài nghị luận ?
HS: đọc yêu cầu và nội dung BT 2.
? Đây có phải là hiện tượng đáng viết bài không ? Vì sao ?
? Nếu viết, em sẽ nêu những nội dung nào?
Gv yêu cầu HS viết
HS trình bày, nhận xét
Gv bổ sung
I.Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống:
- Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề- Hiện tượng phổ biến trong c/sống 
- Biểu hiện: 
- Nguyên nhân: do thiếu tự trọng và không tôn trọng người khác
-Tác hại: Gây hại cho tập thể :
+ Muộn họp , không giải quyết vấn đề thấu đáo , kéo dài thời gian họp .
+Gây hại cho những người tôn trọng giờ giấc ( người đến sớm , người đến muộn ) 
+Tạo tập quán không tốt : Giấy mời ghi trong họp sớm hơn dự định )
-> Bố cục chặt chẽ, mạch lạc
* Ghi nhớ (sgk/21) 
 khái niệm 
 yêu cầu nội dung
 yêu cầu hình thức
II.Luyện tập :
Bài 1: Các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của hs trong nhà trường, XH :
-Tấm gương trò giỏi, con ngoan
- Học sinh nghèo vượt khó
- Tinh thần giúp đỡ tương trợ lẫn nhau
- Trả lại của rơi cho người đánh mất
- Bảo vệ cây xanh khuôn viên nhà trường
- Đưa em nhỏ qua đường, nhường chỗ cho cụ già trên xe .
- Giúp đỡ các gđ thương binh liệt sĩ 
-> Viết bài nghị luận .
Bài 2: Hiện tượng hút thuốc lá đáng để viết bài nghị luận vì :
a, Tác hại rất to lớn :
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe người hút, cộng đồng, nòi giống .
+ Ảnh hưởng tới việc bảo vệ mội trường, gây bệnh cho những người xung quanh
+ Tốn kém kinh tế (tiền bạc)
b, Viết : Hiện tượng -> tác hại -> nguyên nhân và đề xuất .
 * Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài 
 - Hoàn thành bài tập 2
 - Soạn bài : Cách làm bài nghị luận về
 một sự việc, hiện tưuợng và đời sống XH 
D. Rút kinh nghiệm: 
*******************************
Tuần 22 Ngày soạn : 08/1/2011
Tiết: 108, 109 Ngày dạy: /1/2011 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục đích yêu cầu : Giúp hs: 
1. Kiến thức:
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
2. Kĩ năng:
	- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này
	- Quan sát các hiện tượng của đời sống
	- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo
 HS: Đọc sgk, soạn bài
C. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định:
2.KTBC: ?Em hãy kể tên 3 hiện tượng, sự việc tốt đáng biểu dương của các bạn để viết bài nghị luận 
 ? Vậy nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống nghĩa là gì ?
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các đề bài nghị luận :
Bước 1: Hs đọc và tìm hiểu 4 đề/sgk .
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau ?
 (Gợi ý: thể loại, nội dung, yêu cầu)
? Chỉ rõ những điểm giống nhau đó ?
( Nghị luận 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với XH (đề 2) và đối với hs (đề1,3,4) .
 - Mệnh lệnh thực hiện : nêu ý kiến, nhận xét, suy nghĩ và thái độ của em )
? Tuy nhiên giữa 4 đề trên có điểm gì khác nhau ?
(Gợi ý: xem ý nghĩa của hiện tượng, thông tin của đề bài ? ) 
Bước2: HS: tự ra 1 đề bài :
(Gv gợi ý: những đề bài (bài 1/tiết 98)
 GV: gọi lần lượt hs trình bày đề bài hoàn chỉnh .
* Đề bài bổ sung:
VD1: Học sinh hôm nay không chú ý đến việc tự học tự rèn. Là hs bạn hãy nêu ý kiến về thực trạng này và đề ra giải pháp để khắc phục .
VD2: Hiện nay trên đường phố có nhiều TNHS điều khiển xe máy thường lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu, gây ra tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét, suy nghĩ gì về hiện tượng đó 
.VD3: Trường lớp, bàn ghế là những phương tiện cho chúng ta học tập. Vậy mà có 1 số bạn dùng bút tẩy viết, vẽ bậy lên tường và mặt bàn. Bạn có suy nghĩ gì về hiện tượng đó ?
*Hoạt động 3: Tìm hiểu cách làm bài :
HS: đọc đề bài / sgk .
? Muốn làm 1 bài văn nói chung, em phải thực hiện mấy thao tác (bước)?
? Em hãy tìm hiểu đề bài trên ?
? Tìm ý là tìm hiểu : Phạm Văn Nghĩa làm việc gì ? Ý nghĩa việc làm của Nghĩa ?
HS: đọc dàn bài (sgk)
GV: yêu cầu hs viết từng phần của dàn bài 
GV: nêu yêu cầu gợi ý sgk và phân việc :
 Nhóm1: Mở bài Nhóm2: Ý 1 (TB)
 Nhóm3,4: Ý 2(TB) Nhóm 5:Ý 3 TB)
 Nhóm 6: Kết bài
 GV: gọi hs trình bày
GV: chốt lại và sửa chữa.
?Trước khi nộp bài, các em làm thao tác gì ? Vì sao phải làm vậy ?
GV: rút ra kiến thức ghi nhớ/sgk .
 GV hướng dẫn h/s lập dàn ý cho đề 4/Sgk
?Dàn ý bài nghị luận gồm mấy phần ? ý từng phần là gì ? 
HS: đọc Ghi nhớ/ sgk 
*Hoạt động 4: Luyện tập:
? Trên cơ sở gợi ý của Gv, h/s thảo luận, lập dàn ý cho đề 4 ( Thể hiện trên bảng phụ)
I.Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống :
* Tìm hiểu 4 đề/ sgk .
a/ Điểm giống nhau:
- Thể loại: nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống XH.
- Gồm 2 vế: + Nêu sự việc, hiện tượng
 + Yêu cầu, mệnh lệnh thực hiện .
b/ Khác: 
- Có sự việc, hiện tượng tốt, biểu dương (đề 1, 4) – Có sự việc, hiện tượng xấu cần phê phán, nhắc nhở (đề 2,3) 
-Có đề cung cấp sẵn thông tin, sự việc, hiện tượng dưới dạng câu chuyện kể, 1 mẩu tin để người làm bài sử dụng (đề 2,4) 
– Có đề không cung cấp nội dung mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày sự việc đó (đề 1,3)
II.Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống XH:
* Đề bài/sgk:
1, Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Kiểu bài: Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đ/s XH .
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạn Phạm Văn Nghĩa .
- Tìm ý :
+ Phạm Văn Nghĩa là Hs lớp 7.
+ Biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ việc đồng áng
+ Biết kết hợp học với hành
+ Biết sáng tạo (làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt)
- Học tập Nghĩa: yêu cha mẹ, học lao động, học kết hợp hành, học sáng tạo->Làm những việc nhỏ mà ý nghĩa lớn .
2, Lập dàn ý:(sgk) 
 a, Mở bài
 b, Thân bài
 c, Kết bài
3, Viết bài:
(Hs viết từng phần của dàn bài)
4, Đọc lại bài viết và sửa chữa :
- Lỗi chính tả, từ, ngữ pháp.
- Sự liên kết trong văn bản.
Ghi nhớ/ sgk .
III. Luyện tập:
Lập dàn ý cho đề 4 (sgk/mục I)
1, Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hiền(hoàn cảnh sống )
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật (ham học, thông minh)
2, Thân bài: 
- Phân tích tinh thần ham học và chủ động học tập của Hiền 
- Ý thức tự trọng của Hiền .
- Đánh giá tinh thần học tập của Hiền 
3, Kết bài:
- Khái quát lại tấm gương học tập của Hiền
- Rút ra bài học bản thân .
* Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài
 - Làm hoàn chỉnh phần luyện tập
 - Soạn bài: Chương trình địa phương 
(chuẩn bị theo yêu cầu sgk)
*Rút kinh nghiệm:
Tuần 22 Ngày soạn : 08/1/2011
Tiết: 110 	Ngày dạy: /1/2011 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 (Phần Tập làm văn - Chuẩn bị cho tiết 143/tuần 29) 
A.Mục đích yêu cầu : Giúp hs :
1. Kiến thức:
	- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
	- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương
2. Kĩ năng:
	- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương
	- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương
	- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị riêng của mình
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác học tập
B. Chuẩn bị:
 GV: Đọc sgk, sgv, nắm rõ tình hình địa phương
 HS: Đọc sgk, chuẩn bị theo yêu cầu sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.KTBC: ?Trình bày những bước cơ bản để hình thành một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống XH ? 
 ?Dàn ý của bài nghị luận gồm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình :
Bước1:GV: nêu yêu cầu của chương trình (ghi bảng)
? Theo em, chương trình có mấy yêu cầu ? Đó là nhưng yêu cầu nào?
Bước 2: GV: hướng dẫn h/s cách làm :
? Em hãy chọn những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương ?
* Hoạt động 2: GV nêu một số yêu cầu khi làm bài
Tuyệt đối không được nêu tên cơ quan, đơn vị, người cụ thể, có thật -> như vậy bài làm chuyển sang thể loại khác (không còn là TLV nữa)
 3. Thời hạn nộp bài: tuần 24, 25.
I. Yêu cầu:
Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài, nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
* Chọn sự việc, hiện tượng có ý nghĩa:
Vấn đề môi trường
Vấn đề quyền trẻ em
Đời sống nhân dân
Vấn đề xã hội.
II. Cách viết:
 1 Nội dung:
 + Sự việc, hiện tượng được chọn phải mang tính phổ biến trong xã hội (được quan tâm)
 + Trung thực, có tính xây dựng
 + Bảo đảm tính khách quan, có sức thuyết phục
 + Nội dung bài giản dị, dễ hiểu, tránh dài dòng, lý thuyết.
2. Hình thức:
 + Bài viết 1500 chữ trở lại đầy đủ bố cục: mở bài, thân bài, kết bài
 + Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng. 
 *Hướng dẫn về nhà: 
 - Chọn sự việc viết bài theo hướng dẫn, nộp bài đúng thời gian.
 - Soạn bài: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Đọc văn bản, soạn câu hỏi tìm hiểu).
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 22.doc