Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 26

Văn bản:VIẾNG LĂNG BÁC

 -Viễn Phương-

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác

- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại

- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ

b. Kĩ năng sống:

- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

3. Thái độ:

-Giáo dục lòng kính yêu lãnh tụ,noi gương theo sự nghiệp của Người

- Liên hệ GD: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về lí tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương nhân loại, lối sống khiêm tốn giản dị, đức khiêm tốn.

- GDĐĐHCMLiên hệ : Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về lí tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương nhân loại, lối sống khiêm tốn giản dị, đức khiêm tốn.

 II.Chuẩn bị:

GV: Đọc văn bản, tư liệu +tranh Bác Hồ .

HS : Đọc vb + soạn câu hỏi tìm hiểu.

III.Tiến trình tổ chức các hoạt động :

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn : 20/02/2013
Tiết: 121 Ngày dạy: 22/02/2013
 Văn bản:VIẾNG LĂNG BÁC
 -Viễn Phương-
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của một người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại
- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ
b. Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
3. Thái độ:
-Giáo dục lòng kính yêu lãnh tụ,noi gương theo sự nghiệp của Người 
- Liên hệ GD: Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về lí tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương nhân loại, lối sống khiêm tốn giản dị, đức khiêm tốn.
- GDĐĐHCMLiên hệ : Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về lí tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương nhân loại, lối sống khiêm tốn giản dị, đức khiêm tốn.
 II.Chuẩn bị:
GV: Đọc văn bản, tư liệu +tranh Bác Hồ .
HS : Đọc vb + soạn câu hỏi tìm hiểu.
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ
?Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”và cho biết NT,ND chính của nó?
3.Bài mới: 
Hoạt độngcủa giáo viên và học sinh 
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động-PP vấn đáp 
Gv giới thiệu bài (tích hợp với VB nói về Bác Hồ đã học ở lớp dưới- “Đêm nay Bác không ngủ”-Minh Huệ-NV6)
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình
H: Chú thích/sgk cho em biết những thông tin gì về tác giả?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét bổ sung 
-GV chốt ý 
H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? 
-Hs trả lời ,lớp nhận xét bổ sung.
-GV chốt ý 
GV hướng dẫn đọc: Giọng tình cảm vừa trang nghiêm vừa tha thiết,có cả sự đau xót lẫn tự hào. Cần đọc với giọng chậm, lắng sâu, khổ cuối giọng nhanh và cao hơn
HS: đọc văn bản 2 lần
-GV gọi học sinh đọc chú thích 
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
HS: đọc lại khổ thơ đầu
H: Ở câu thơ đầu tiên, t/giả muốn thông báo điều gì?
( Lời thông báo ngắn gọn, rõ ràng, mang tính tự sự)
 H: Em có nhận xét gì về từ xưng hô trong câu thơ? Thể hiện tình cảm gì của t/giả?( Xưng hô mang đậm phong cách Nam Bộ-> T/g đến thăm Bác như thăm một người thân trong g/đ, thăm cha, chứ không phải đến thăm vị lãnh tụ)
H: H/ả đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ về cảnh quanh lăng Bác là gì?
H: Vì sao quanh lăng Bác có rất nhiều loại cây và hoa của khắp mọi miền đất nước nhưng t/g lại chỉ nói về cây tre?
(- Vì t/g đứng từ xa nên chỉ thấy được hàng tre cao vút, đứng sừng sững bên lăng Bác cao vời vợi trong sương sớm
-Là biểu tượng của con người VN, đân tộc VN : Dù khó khăn gian khổ , vất vả gian lao trong 4000 năm dựng nước và giữ nước nhưng vẫn kiên trung, bất khuất .)
H: Em còn gặp h/ảnh hàng tre mang biểu tượng con người VN qua VB nào? ( Tre VN- Nguyễn Duy, Cây tre VN- Thép Mới)
H: Từ “ôi”thuộc từ loại gì? Từ đó ta thấy được cảm xúc gì của t/g khi đứng trước hàng tre quanh lăng Bác?
 ( Từ miền Nam xa xôi thăm lăng Bác, t/g hết sức ngỡ ngàng vì lăng của một vị chủ tịch nước- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN- lại gần gũi, quen thuộc như khung cảnh làng quê VN : Có hàng tre xanh ngắt bao quanh với muôn vàn các loại cây trái trên khắp mọi miền đất nước
- Mặt khác , khi nhìn hàng tre, t/g lại liên tưởng đến con người VN, DT VN nên lòng thấy xúc động vô cùng: vừa thương mến đối với loại cây thân thuộc, vừa tự hào về đất nước, con người VN mà đại biểu ưu tú nhất- đó là Bác)
 HS: theo dõi khổ thơ thứ 2
H: Ngoài hình ảnh hàng tre,tgiả còn cảm nhận hình ảnh gì bên lăng?
H: Hai câu thơ có gì độc đáo trong cách diễn đạt?
 Gợi ý: Tác giả sử dụng biện pháp nghêh thuật gì gì?
H: Cách diễn đạt đó mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?Hãy phân tích làm rõ hiệu quả nghệ thuật đó?
 ( H/ả thưc- ẩn dụ trong hai câu thơ sóng đôi:
-Mặt trời đi qua trên lăng: : Thiên thể tự nhiên, nguồn sáng vĩ đại của nhân gian vũ trụ ngày ngày đi qua lăng Bác, được nhân hoá như một con người nhìn thấy một mặt trời khác kì diệu ở ttrong lăng- đó là Bác
- Mặt trời trong lăng: Chính là Bác Hồ, là mặt trời rực rỡ của cách mạng VN, con đường CM Bác tìm ra đã chiếu sáng đường cho dân tộc ta đi từ cõi nô lệ tối tăm bước ra cuộc đời độc lập tự do tươi sáng
H: Trong khổ thơ thứ 2 còn hình ảnh ẩn dụ nào nữa?
H: Em nhận xét gì về cấu trúc câu của 2 cặp câu trong khổ thơ thứ 2? Sự thay đổi về cấu trúc câu đó có ý nghĩa gì?
( Số tiếng mỗi câu tăng lên, câu thơ kéo dài gợi h/ả dòng người vào lăng viếng Bác nối dài bất tận)
H: Em hiểu gì về tình cảm của tác giả nói riêng và của cả dân tộc ta nói chung đối với Bác?
GV chuyển
HS: đọc khổ thơ 3 và nêu nội dung chính
H: Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố nhưng tác giả quan sát được hình ảnh gì khi vào lăng? Vì sao tác giả lại thấy Bác như đang nằm ngủ?
H: Không thể có vầng trăng thực trong lăng nhưng tại sao t/giả lại hình dung như vậy?
(- Phòng có ánh sáng dịu nhẹ của ánh đèn ne-ong nên giống ánh trăng ->. Hình dung Bác là một vầng trăng đang lặng lẽ toả sáng 
 - Cơ sở để t/g so sánh Bác là vầng trăng là vì tâm hồn Người cao đẹp, sáng trong như vầng trăng sáng : Bác dâng hiến cả cuộc đời cho dân tộc, không một giây phút nào màng tới quyền lợi cá nhân, thậm chí Người hi sinh cả hạnh phúc riêng tư để toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc , dựng xây đất nước )-> PP thuyết trình/ liên hệ GD đạo đức HCM
H: Lại thêm 1 hình ảnh tự nhiên nữa được so sánh với Bác. Đó là hình ảnh nào?
H: Vì sao tác giả lại so sánh như vậy?
 ( -Trời xanh: Là một sự vật của vũ trụ , luôn vĩnh hằng, bất biến 
-Bác như trời xanh vì tên tuổi, sự nghiệp CM, tình thương dân của Người luôn sống mãi với non sông VN và trong lòng bạn bè quốc tế-> Điều đó không bao giờ thay đổi theo thời gian )
H: Như vậy, trong khổ thơ trên , t/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì gì?
H: Tác giả muốn khẳng định điều gì qua biện pháp nghệ thuật đó?
- GDĐĐHCMLiên hệ : Vẻ đẹp tỏa sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh về lí tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu thương nhân loại, lối sống khiêm tốn giản dị, đức khiêm tốn.
H: Lí trí vẫn biết là công đức của Bác sẽ vĩnh hằng trong lòng người nhưng đối diện trước thi hài của Bác, cảm xúc của t/g ra sao? Hãy đọc câu thơ ấy?
H: Em đọc được cảm xúc gì của tác giả lúc này?
 ( Tim nhói đau vì sự thật thì Bác đã mất rồi, hơi thở, nhịp đập của Người đã tắt, Người đã vĩnh viễn rời xa cuộc sống thế gian 
 Nối đau xót của t/g cũng là nỗi đau chung của cả dân tộc và bạn bè năm châu khi Người lên đường theo tổ tiên
 “ Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
 Người tuôn nước mắt trời tuôn mưa” - Tố Hữu )
GV: chuyển ý sang đoạn cuối
HS: đọc khổ cuối
H: Tình cảm của tác giả ở khổ cuối bộc lộ trực tiếp qua những chi tiết nào?
H: Trong giờ phút rời xa lăng Bác,tác giả có những ước muốn gì? 
? Những ước muốn đó được thể hiện qua nhịp điệu,cấu trúc ra sao?
H: Những ước nguyện đó nói lên tình cảm gì của t/g với Bác?
( - Mong ước giản dị: canh giấc ngủ cho người, được gần Người mãi)
H: Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài có ý nghĩa gì?
 (- H/ả cây tre cuối bài tạo cấu trúc trùng lặp, phát triển rất chặt chẽ:
 + Mở đầu: T/g thấy xúc động khi nhìn thấy hàng tre 
 + Kết bài thơ: T/g mong được hoá thành cây tre-> Bộc lộ t/c hiếu trung trọn vẹn đối với Bác )
GV GDKNS:
- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp,khái quát 
H: Em hãy nhắc lại những nét NT thành công của bài? 
 Gợi ý: Về giọng điệu, ,hình ảnh thơ , từ ngữ ?
 ( Giọng điệu: Trang nghiêm, sâu lằng, thiết tha, đau xót, tự hào
 -H/ả thơ: H/ả thực + Tượng trưng ẩn dụ
 -Từ ngữ: Từ gợi tả, gơi cảm)
H: Em hãy cho biết cảm hứng bao trùm trong mạch vận động tâm trạng nhà thơ là gì?(Niềm xúc động thiêng liêng,thành kính.lòng biết ơn,tự hào pha lẫn xót xa -> Mạch vận động theo trình tự cuộc viếng thăm)
Cho biết ý nghĩa văn bản?
-HS đọc ghi nhớ 
I.Tìm hiểu chung 
1.Tác giả: 
-Viễn Phương ,sinh năm 1928 ,quê ở tỉnh An Giang ,là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam .Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ ,giàu tình cảm ,mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
2.Tác phẩm: 
-Năm 1976 ,sau ngày đất nước thống nhất,lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành ,Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác .Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này.
3.Đọc 
4.chú thích
5.Mạch cảm xúc của bài thơ: Diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác (trước khi vào lăng viếng bác,khi vào lăng ,trước khi ra về)
II.Tìm hiểu văn bản
1.Cảm xúc tác giả trước lăng:
-Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
->Tình cảm gần gũi,thân mật, kính trọng
-Hàng tre bát ngát
-Hàng tre xanh xanh
-Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
->Sự thương mến, tự hào về loài cây được coi là biểu tượng cho sức sống bền bỉ,kiên cường của dân tộc Việt Nam.
-Mặt trời đi qua trên lăng
-Thấy mặt trời trong lăng rất đỏ
->Ẩn dụ, nhân hoá
-Ngày ngày dòng người .
-Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
->Ẩn dụ độc đáo
=>Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước coiong lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp ,trong sáng của Người.
2.Cảm xúc tác giả khi đứng trong lăng
-Bác nằm .giấc ngủ bình yên
-Giữa vầng trăng sáng dịu hiền
-Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
->Hình ảnh ẩn dụ,liên tưởng
=> Khẳng định sự vĩnh hằng của Bác trong lòng DT
- Mà sao nghe nhói trong tim
=>Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung và tác giả nói riêng trước sự ra đi của Người 
3.Cảm xúc tác giả lúc rời lăng:
-Thương trào nước mắt
-Muốn làm
+con chim hót
+đóa hoa tỏa hương
+Cây tre trung hiếu
->Nhịp nhanh, dồn dập ,điệp ngữ, biểu cảm trực tiếp, gián tiếp
=>Tình cảm lưu luyến và mong muốn ở ở mãi bên Bác.
IV.Tổng kết:
*Ý nghĩa văn bản: 
Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động ,tấm lòng thành kính ,biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
=>Ghi nhớ/sgk
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :-Học bài thuộc bài
-Soạn bài :Nghị luận tác phẩm truyện (đoạn trích)
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần 25 Ngày soạn : 20/02/2013
Tiết: 122 Ngày dạy: 22/02/2013
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
 (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I.Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2. Kĩ năng:
- Nhận diện bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
II.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,tài liệu chuẩn kiến thức để soạn bài .
 HS: Soạn bài
 III.Tiến trình tổ chức ... oặc đoạn trích
2. Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
II.Chuẩn bị: 
GV: Đọc sgk,sgv,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan ,bảng phụ
 HS: Soạn bài
 III.Tiến trình tổ chức các hoạt động :
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ: ?Trình bày những đề bài nghị luận t/p truyện(bài tập1/sbt)
?Thế nào là nghị luận t/p truyện? Những yêu cầu cần đạt của kiểu bài nghị luận này là gì?
3.Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
HS: đọc 4 đề /bảng phụ
H: Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào trong tác phẩm truyện?
H: Em hãy xác định dạng đề của 4 đề bài trên?
 (có mệnh lệnh:suy nghĩ,phân tích)
H: Các từ “suy nghĩ/phân tích”đòi hỏi bài viết khác nhau ra sao?
(Từ “suy nghĩ”xuất phát từ sự cảm,hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng,góc nhìn nào đó
-Từ “phân tích”xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện,nhân vật ,tình tiết,sự việc)để lập luận->nhận xét,đánh giá
(Trình bày những nhận xét,đánh giá phải có lý lẽ,lập luận đồng thời phải qua p/tích,c/m bằng những dẫn chứng cụ thể
-Kết hợp đồng thời linh hoạt nhiều phép lập luận:giải thích,phân tích,chứng minh )
GV:nhắc lại:nhận xét,đánh giá phải xuất phát từ cốt truyện,n/v,NT t/p. tuy nhiên đây không phải là 2 kiểu mà chỉ có 1 
GV: nhấn mạnh tính chất tổng hợp của kiểu bài này
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc đề bài /sgk
HS: nhắc lại 4 bước cơ bản để làm bài văn nghị luận nói chung
H: Em hãy tìm hiểu nội dung,yêu cầu cụ thể của đề bài trên?
H: Dựa vào gợi ý/sgk,em hãy liệt kê những ý cần tìm để làm bài?
H: Tình yêu làng yêu nước của ông Hai được biểu hiện ntn?
(Gợi ý:Qua những tình huống ra sao?được diễn đạt qua những chi tiết ntthế nào?)
Tiết 2
H: Em hãy nhắc lại bố cục của bài nghị luận nói chung?
H: Dựa vào mở bài/sgk,em hãy xác định nhiệm vụ của mở bài?
H: Nhiệm vụ chính của thân bài là gì?
H: Kết bài,em thường viết gì?
GV yêu cầu HS viết bài
GV lưu ý HS những luận điểm phải rõ ràng,có phân tích,chứng minh bằng dẫn chứng cụ thể trong t/p
HS: đọc ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động4:Nêu và giải quyết vấn đề 
HS: đọc yêu cầu đề bài
H: Vấn đề nghị luận là gì?
H: Phần mở bài giới thiệu những gì?
H: Văn bản có những nét ND,NTcơ bản nào?
GV: gợi ý HS những hướng mở bài
Từ số phận chung của người phụ nữ qua 2 câu thơ của NDu “Đau đớn thay.lời chung”
-Từ hoàn cảnh xã hội đến tác phẩm 
HS: phát hiện luận điểm cơ bản về nội dung 
HS: viết bài
GV: gọi trình bày,khuyến khích cho điểm những em làm tốt
I.Đề bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
Đề bài/sgk
1.Vấn đề nghị luận:
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong XH cũ
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề 3: Nghị luận về thân phận nhân vật
Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
II.Các bước làm bài:
Đề bài:Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truỵên ngắn “Làng”của Kim Lân
a.Tìm hiểu đề:
-Yêu cầu:nghị luận về nhân vật trong tác phẩm 
-Kiến thức”Sự hiểu biết của bản thân về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”
b.Tìm ý:
 * Nội dun g:
Phẩm chất điển hình của ông Hai:Tình yêu làng,gắn bó,hòa quyện với lòng yêu nước(nét mới trong đời sống tnh thần của người nông dân thời chống pháp)
-Biểu hiện của phẩm chất: Qua những tình huống
 +Đi tản cư nhớ làng
 +Theo dõi tin tức kháng chiến
 +Tâm trạng khi nghe tin làng theo giặc
+Niềm vui khi tin đồn được cải chính 
 *Nghệ thuật:
+Tình huống độc đáo
 +Miêu tả tâm lý nhân vật
 +Hình thức trần thuật(đối thoại,độc thoại)
-Ý nghĩa của tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật (sức mạnh tạo nên sự chiến thắng của dân tộc )
2.Lập dàn ý:
a.Mở bài
+:Giới thiệu tác phẩm “Làng”,nhân vật ông Hai
 +Đánh giá khái quát thành công tác phẩm 
b.Thân bài:
Triển khai các nhận định về lòng yêu làng,yêu nước của ông Hai và nghệ thuật đặc sắc
c.Kết bài:
Khẳng định lại về hình tượng nhân vật và tác phẩm
3.Viết bài: /sgk
4.Đọc lại bài và sửa chữa:
*Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập
Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ
 Viết phần mở bài,thân bài
1.Mở bài
+:giới thiệu xuất xứ ( hoàn cảnh ra đời tác phẩm :TK16,17)
 +Thành công của tác phẩm :Đề cập đến số phận bất hạnh của người phụ nữ trong XHPK,với những nét nghệ thuật đặc sắc:yếu tố hoang đường,tình tiết bất ngờ
2.Thân bài:
-Nhận định,đánh giá nội dung tác phẩm 
 +Xây dựng thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đẹp người,đẹp nết (dẫn chứng trong tác phẩm )
 +Sự bất hạnh của người phụ nữ(nguyên nhân-hệ quả)
-Nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm :
 +Lối dẫn dắt truyện tự nhiên
 +Kết hợp yếu tố hiện thực,hoang đường
 +Tình tiết bất ngờ, thú vị
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò :-Học bài thuộc bài
-Soạn bài:Nghĩa tường minh và hàm ý 
IV.Rút kinh nghiệm:
**********************************
Tuần 26 Ngày soạn : 24/02/2013
Tiết: 127 Ngày dạy: 26/02/2013 
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH)
I.Mục tiêu : 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với các yêu cầu đã học.
3. Thái độ:
 - Tích cực, tự giác học tập
II.chuẩn bị: 
 GV: Đọc SGK,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 HS: Soạn bài:Phần chuẩn bị ở nhà,ở lớp
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ: ?Em hãy trình bày dàn ý của bài nghị luận về t/p truyện(đoạn trích)
 ?Yêu cầu cần đạt giữa các phần,các đoạn trong bài ntn?
3.Bài mới 
Hoạt độngcủa giáo viên và học sinh 
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.PP thuyết trình 
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp
HS:đọc đề bài
H: Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
H: Em hãy tìm hiểu yêu cầu của đề bài trên?(dựa vào những từ ngữ nào của đề)
H: Về nội dung,truyện đề cập đến vấn đề gì?
H: Tình cảm của bé Thu đối với ba thể hiện qua mấy tình huống?
H: Biểu hiện của mỗi tình huống +lời nhận xét,đánh giá?
H: Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu được thể hiện trong những tình huống nào?
H: Đoạn truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
H: Ý nghĩa thời đại của câu chuyện ra sao?
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
HS:nhắc lại dàn ý của bài văn nghị luận
HS:lên bảng dựa vào phần tìm ý ,trình bày dàn ý chi tiết
->Lớp theo dõi,bổ sung
* Hoạt động 4: GVphân công các nhóm viết bài theo dàn ý:
Gọi HS đọc, nhận xét, sửa chữa
Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng
I.Tìm hiểu đề,tìm ý:
 1.Tìm hiểu đề:
-Dạng đề: nghị luận một đoạn trích của t/p truyện
-Nội dung: về nội dung,nghệ thuật
-Hình thức:Nêu cảm nhận
 2.Tìm ý:
a.Giá trị nội dung(Tình cha con của bé Thu và anh Sáu)
*.Bé Thu:
-Trước khi nhận cha:ngờ vực,lảng tránh,lạnh nhạt qua các chi tiết:nghe gọi tên,lúc nấu cơm,trong bữa ăn
->Đánh giá:Sự ương ngạnh không đáng trách->em có cá tính cứng cỏi,rất yêu cha mình
-Lúc nhận cha:Cách thể hiện tình cảm:tiếng gọi,cử chỉ
->Đánh giá:Tình cảm yêu thương cha mãnh liệt
*.Ông Sáu:-Khi gặp con:cảm xúc,thái độ,hành động
 -Khi xa con:việc làm.lời nói
->Đánh giá:Mối tình phụ tử thiêng liêng, bất tử
b.Nét đặc sắc về nghệ thuật:
+Cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
+Người kể,ngôi kể phù hợp
+Các chi tiết miêu tả trạng thái,tâm lý nhân vật
+Ngôn ngữ giản dị,đậm chất Nam bộ
c.Ý nghĩa thời đại của truyện:
Sự mất mát tình cảm trong chiến tranh->Vai trò, nhiệm vụ của chúng ta đối với những người đã hy sinh 
II.Lập dàn ý:
1.Mở bài:-giới thiệu tác giả,tác phẩm
 -Nhận định khái quát về sự thành công của tác phẩm (ca ngợi mối tình phụ tư rthiêng liêng,xúc động thời chiến tranh
2.Thân bài:
a.Đánh giá về nội dung:Tình cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu
b.Nhận xét vềà nghệ thuật
3.Kết bài:-Khẳng định lại thành công của tác phẩm 
 Khái quát lên ý nghĩa thời đại của câu chuyện
III.Viết bài:
IV.Đọc lại và sửa chữa
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò : -Xem lại toàn bộ lý thuyết để làm bài viết tốt hơn
 -Soạn bài: Nói với con (Đọc văn bản,trả lời câu hỏi tìm hiểu)
IV.Rút kinh nghiệm:
 BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 6 (Ở NHÀ) 
 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: Hãy trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
ĐÁP ÁN:
 I.Yêu cầu chung:-Thể loại:Nghị luận t/p truyện(đoạn trích)
 -Nội dung:Giá trị nội dung,nghệ thuật của đoạn trích “chiếc lược ngà”
 -Hình thức:+Đủ bố cụcï 3 phần
 +Luận điểm.luận cứ rõ ràng,mạch lạc,có vận dụng các phép lập luận:phân tích,c/minh,giải thích,tổng hợp
 +Không sai lỗi chính tả,ngữ pháp,diễn đạt trôi chảy,có sức th/phục
 II.Yêu cầu cu thể:
1.Mở bài:
-Giới thiệu tác giả,tác phẩm,nhân vật
 -Khái quát những nét đặc trưng của n/v hoặc sự thành công của t/p
“Chiếc lược ngà”của NQSáng: Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng cao quí trong hoàn cảnh ác liệt của ch/tranh
 2.Thân bài:
 Nhận xét , đánh giá vè nội dung, nghệ thuật
 a.Nêu,nhận xét,đánh giá về nội dung:
 Ca ngợi tình cha con sâu nặng,thiêng liêng của anh Sáu và bé Thu 
 Qua những tình huống:
 -Khi Thu chưa nhận cha(Phân tích biểu hiện phản ứng của hai cha con bằng dẫn chứng trong t/p)
 +Anh Sáu:Cảm xúc khi mới nhìn thấy con,h/động,cử chỉ,lời nói,những ngày bên co 
 ->Lòng yêu thương con nhưng đau xót vì con không nhận ra mình là cha
 +Bé Thu:Khi nghe tiếng gọi tên mình,lúc nấu cơm và trong bữa ăn:thái độ,lời nói,việc làm
 ->Ương ngạng nhưng không đáng trách,cá tính m/mẽ,cứng cỏi->yêu thương cha sâu sắc
 -Khi Thu nhận cha:Lời nói,cử chỉ và thái độ của Thu và anh Sáu
 ->Tình cha con mãnh liệt dâng trào và cảm động
 -Khi anh Sáu ở chiến khu:Suy nghĩ,việc làm,tình cảm của anh đ/v con:ân hận,nhớ thương,miệt mài làm cây lược->anh hi sinh:hành động móc lược trao cho bác Ba
 =>Tình cha trọn vẹn,thiêng liêng bất tử
 b.Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
 +Cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý
 +Người kể,ngôi kể phù hợp
 +Các chi tiết miêu tả trạng thái tâm lý n/vật
 +Ngôn ngữ giản dị đậm chất Nam Bộ
 3.Kết bài: 
-Khẳng định ý nghĩa thời đại của câu chuyện:Cảm thông,chia sẻ với những mất mát, thiệt thòi t/cảm trong chiến tranh ;Tự hào về sự hi sinh của những người lính
 -Trân trọng tình cảm gia đình trong c/s hôm nay
III.Thang điểm: 1.Mở bài:( 1 điểm)
 2.Thân bài:( 8 điểm) trong đó: nội dung(5đ)+Nghệ thuật(3 đ)
 3.Kết bài: (1 điểm)
 *.Lưu ý: -Phần thân bài sẽ là( 4,5 đ) nếu chưa có lời nhận xét,đánh giá
 -Khuyến khích những bài làm tốt có sự sáng tạo,giàu sức thuyết phục
 * Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 26.doc