I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” cống hiến cho đời. Từ đó, mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của một cuộc sốngcủa mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho đời chung.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận dộng của tứ thơ
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tu dưỡng, cống hiến biết sống vì cuộc đời chung.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về mùa xuân.
2. Học sinh: Đọc trước bài. Tìm hiểu chú thích bố cục và cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề.
Tiết: 116 MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Thanh Hải) ND: I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” cống hiến cho đời. Từ đó, mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của một cuộc sốngcủa mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho đời chung. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận dộng của tứ thơ Thái độ: Giáo dục HS ý thức tu dưỡng, cống hiến biết sống vì cuộc đời chung. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh ảnh về mùa xuân. Học sinh: Đọc trước bài. Tìm hiểu chú thích bố cục và cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời. III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề. IV/ Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / . Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc một đoạn thơ bài “Con cò”. - Nêu ý nghĩa của hình tượng con cò qua ba đoạn thơ trong văn bản. (7đ) 2. Hình tượng con cò có trong ca dao, tục ngữ có biểu tượng gì? (3đ) a. Người nông dân. b. Người mẹ. c. Người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. d. Các ý trên đều đúng. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hđ1: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản. _ GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc. Nhận xét. _ Nêu những nét chính về tác giả? _ Tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980) quê ở Thừa Thiên- Huế. Là người có công xây dựng nên văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. _ Nêu những nét chính về tác phẩm? _ Bài thơ được viết không bao lâu (khoảng 1 tháng) khi nhà thơ qua đời _ Bài thơ có thể chia làm mấy khổ? _ Khổ 1: cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. Khổ 2- 3: cảm xúc trước mùa xuân của đất nước. Khổ 4- 5: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước Khổ cuối: lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. Cho HS làm bài 2 trong vở bài tập. Hđ2: Hướng dẫn HS phân tích văn bản. _ Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên được tác giả phác họa như thế nào? _ Những chi tiết trên giúp cho em cảm nhận được mùa xuân của thiên nhiên như thế nào? _ Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân như thế nào? _ “Giọt long lanh”: giọt mưa mùa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. Và cũng có thể hiểu: nhà thơ đư tay hứng từng giọtâm thanh của tiếng chim, thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế: tiếng chim, âm thanh (cảm hận bằng thính giác) từng giọt: hình và khối (cảm hận bằng thị giác). _ Cả hai cách đều thể hiện điều gì của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân? _ Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất nước nhà thơchuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước như thế nào? _ Người cầm súng người lao động lực lượng chính của đất nước. _ Điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc” gắn liến với con người mang ý nghĩa gì? _ Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận qua từ ngữ nào? _ Hình ảnh đất nước được tác giả so sánh như thế nào? Thể hiện điều gì? _ Gọi HS đọc phần 3. _ Trước mùa xuân của đất trời, nhà thơ đã có ước nguyện như thế nào? _ Khổ thơ: “một mùa xuân nho nhỏ dù là khi tóc bạc” gợi cho em suy nghĩ gì? _ Tác giả lặp lại hình ảnh tiếng chim và cánh hoa nhằm nhấn mạnh điều gì? _ Nhấn mạnh việc mong muốn sống có íchbởi con chim mang đến tiếng hót hay, bông hoa tỏa hương sắc cho đời. _ Em có nhận xét ggià về hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cành hoa con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến. _ Tất cả đều mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện niềm chân thành, tha thiết của nhà thơ, mỗi người phải mang đến chi đời một nét riêng, phân tinh túy của mình dù nhỏ bé vào cuộc đời chung. _ Giáo dục HS cống hiến sống vì cuộc đời chung. Hđ3: Hướng dẫn tổng kết. _ Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” mang ý nghĩa gì? _ Yù thức cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, niềm ước nguyện chân thành, thể hiện lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước cuộc đời. _ Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? Phân tích để thấy giá trị của nó? _ Cho HS thảo luận nhóm trong 4 phút. _ Gọi đại diện nhóm trình bày nhận xét. _ Kết cấu: mùa xuân của đất trời đất nước mỗi người góp vào mùa xuân của cuộc đời. _ Gọi HS đọc ghi nhớ SGk- 61. GV nhấn mạnh ý. 4/ Củng cố và luyện tập: _ Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào giai đoạn nào? A. 1930- 1945. C. 1954- 1975. B. 1945- 1954. D. 1975- 2000. _ Yù nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ? A. Hào hùng, mạnh mẽ. C. Trong sáng, thiết tha. B. Bâng khuâng, tiếc nuối. D. Nghiêm trang, thành kính. _ Nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì qua bài thơ trên? A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước. C. Tình yêu cuộc sống. B. Khát vọng cống hiến cho đời. D. Cả 3 ý trên. 5/ Hướng dẫn tự học ở nhà: Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 61, học thuộc lòng bài thơ. Làm bài tập trong phần luyện tập. Chuẩn bị bài tiết sau: “ Viếng Lăng Bác”. Đọc và tìm hiểu trước bài thơ. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: