Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2009 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2009 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, học sinh cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

B. Chuẩn bị:

 Tranh: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

 - Đọc thuộc đoạn trích: Cảnh ngày xuân

 - Nêu nghệ thuật xây dựng đoạn trích.

 

doc 108 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2009 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 31
NS: 01 – 10 – 2009 
NG: 05 – 10 – 2009 
Văn bản
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 (Trích “Truyện Kiều”)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, học sinh cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
B. Chuẩn bị:
 Tranh: Kiều ở lầu Ngưng Bích.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 - Đọc thuộc đoạn trích: Cảnh ngày xuân
 - Nêu nghệ thuật xây dựng đoạn trích.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc đoạn trích.
- Giáo viên đọc lại.
- Học sinh đọc chú thích.
- Học sinh tìm hiểu vị trí đoạn trích.
- Học sinh tìm hiểu kết cấu đoạn thơ.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc lại 6 câu thơ đầu.
- Nêu đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích?
 Giáo viên giảng: Tạo điều kiện thuận lợi cho Tú Bà thực hiện âm mưu của mình: cho Sở Khanh lừa Thuý Kiều.
- Tại sao nhà thơ lại viết “non xa trăng gần”?
=> Cảnh ban đêm: trăng sáng nên có cảm giác gần, núi gần nhưng mờ nên có cảm giác xa.
- Giữa khung cảnh như vậy ta cảm nhận được thời gian ở đây là như thế nào?
-Bẽ bàng là như thế nào?
= Xấu hổ, tủi thẹn, chán ngán.
- Em hiểu câu thơ “nửa tình nửa cảnh ...” là như thế nào?
=>Gởi một nửa vào cảnh vật, một nửa giữ lại trong lòng.
- Qua đó ta thấy Kiều có tâm trạng gì?
=> Cảnh chất chứa tâm trạng -> tâm cảnh.
- Học sinh đọc lại 8 câu thơ tiếp theo.
- Trong cảnh ngộ của mình, Kiều đã nhớ tới ai?
- Nàng đã nhớ ai trước?
- Nỗi nhớ của Thuý Kiều được nhà thơ miêu tả như vậy có hợp lí không?
=> Hợp lí. Kiều nhìn trăng -> nhó lời thề nguyền dưới trăng hôm nào:
 “Vầng trăng vằng vặc giữa trời
 Đinh ninh hai miệng một lời song song”
- Câu thơ “Tấm son gột rửa ...” nghĩa là như thế nào?
=> Có hai cách hiểu:
 + Nhớ chàng Kim không nguôi, không phai.
 + Tấm lòng bị vùi dập biết bao giờ gột rửa cho được.
Giáo viên giảng thêm: Nhớ cha mẹ sau: Nàng nghĩ mình đã phụ chàng Kim. Với cha mẹ, phần nào nàng đã trả hiếu nghĩa: bán mình chuộc cha.
Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau, em hãy phân tích.
Chàng Kim: tưởng tượng, hình dung.
 Cha mẹ: thương nhớ xót xa.
Chàng Kim: dưới nguyệt chén đồng (nhớ kỉ niệm)
Cha mẹ: quạt nồng ấp lạnh (trách nhiệm)
- Học sinh đọc 8 câu thơ tiếp theo.
- Cảnh vật ở đây là thực hay hư?
- Nêu biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong 8 câu thơ cuối?
=> Ca dao đã từng sử dụng:
 Buồn trông chênh chếch sao mai...
 Buồn trông con nhện chăng tơ...
- Phân tích nét riêng của cảnh vật qua cái nhìn của Thuý Kiều?
=> Cánh hoa: thân phận chìm nổi.
=> Báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập Kiều.
Quả thực nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi phải lâm vào cảnh: thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.
* Hoạt động 3:
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên chốt lại kiến thức qua phần này.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
- Học sinh làm bài tập trong phần luyện tập.
- Học sinh học thuộc đoạn trích.
I. Đọc hiểu văn bản: 
1. Đọc – chú thích:
 (sgk) 
2. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần thứ 2: Gia biến, lưu lạc.
3. Kết cấu đoạn thơ:
- 6 câu thơ đầu: hoàn cảnh cô đơn của Thuý Kiều.
- 8 câu thơ tiếp theo: Nỗi nhớ của Thuý Kiều.
- 8 câu thơ cuối: Tâm trạng buồn của Thuý Kiều.
II. Phân tích:
1. Sáu câu thơ đầu:
- Cảnh thiên nhiên mênh mông vắng vẻ.
- Non xa, trăng gần: không gian mở rộng cả hai chiều: chiều rộng và chiều cao.
- Mây sớm, đèn khuya: thời gian tuần hoàn khép kín.
=> Nàng trơ trọi, chơi vơi, cô đơn, chán ngán trước cảnh biển trời rộng lớn bao la.
2. Tám câu thơ tiếp theo:
- Đầu tiên nàng nhớ đến Kim Trọng. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của nàng: Cô đơn đau đớn, xót xa.
- Tiếp đó nàng nhớ đến cha mẹ: thương vì cha mẹ đang ngóng tin con, xót vì cha mẹ đã già yếu mà nàng không tự tay chăm sóc.
Kiều là người thuỷ chung, hiếu thảo.
3. Tám câu thơ cuối:
- Điệp ngữ “Buồn trông”: tạo âm hưởng trầm buồn.
 + Điệp khúc của đoạn thơ.
 + Điệp khúc của tâm trạng của TK.
- Cánh buồm: nay đây mai đó, xa quê nhà.
 Cánh hoa: cô đơn, chơ vơ giữa dòng đời xô đẩy.
 Cánh đồng xanh: vô vị, tẻ nhạt.
 Sóng: mạnh mẽ, đẩy nỗi buồn lên vô tận.
=> Cảnh trước lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cái nhìn của Kiều: Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, lo âu đến kinh sợ.
III. Ghi nhớ:
 (sgk) 
Tuần 7
Tiết 32
NS: 01 – 10 – 2009 
NG: 07 – 10 – 2009 
Tập làm văn
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phưng thức biểu đạt trong một văn bản. 
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: soạn giáo án.
 - Học sinh: soạn bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc đoạn văn sgk.
- Đoạn trích kể trận đánh nào?
 Nhân vật Quang Trung đã làm gì?
 Xuất hiện như thế nào?
Quang Trung chỉ huy, cưỡi voi đi đốc thúc.
- Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
 Học sinh thảo luận trình bày.
 Giáo viên nhận xét. Dựa vào đoạn trích chỉ ra yếu tó miêu tả.
- Học sinh đọc các yếu tố trong ví dụ (c).
- Các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa?
=> Đầy đủ.
- Cho học sinh đọc nối lại thành một đoạn văn. Hỏi học sinh: Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao?
=>Không sinh động, chỉ trả lời cho câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời cho câu hỏi diễn ra như thế nào?
- Cho học sinh so sánh các sự việc ấy với đoạn trích -> rút ra nhận xét.
=> Nhờ miêu tả mới thấy sự việc diễn ra như thế nào.
- Cho học sinh trình bày tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Chia nhóm cho học sinh thảo luận trình bày.
=> Tác giả sử dụng nhiều yếu tố miêu tả nhất là tả người nhằm tái hiện chân dung mỗi người bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
 Học sinh cần chỉ ra ở mỗi đối tượng:
+ Tả ở phương diện nào?
+ So sánh ví von với cái gì?
+ Cách tả ấy đã làm nổi bật được vẻ đẹp khác nhau như thế nào ở mỗi nhân vật?
- Chia nhóm cho học sinh làm bài tập.
 Dặn học sinh chú ý yếu tố miêu tả cảnh: Cảnh đẹp
 Không khí: nhộn nhịp, tươi vui.
 Con người: tấp nập.
Chiều: lễ hội tan -> ra về.
Chú ý học sinh kể theo lối văn xuôi chứ không phải đọc lại thơ của tác giả.
- Học sinh trình bày.
 Nhóm khác nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố dặn dò 
- Dặn học sinh về nhà làm bài 3.
- Chuẩn bị tiết “Mã Giám Sinh mua Kiều”.
- Học bài cũ, chuẩn bị bài viết số 2.
I. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
1. Đoạn văn:
 (sgk) 
- Kể lại sự việc Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.
- Yếu tố miêu tả:
+ Miêu tả trận đánh.
+ Miêu tả sự đại bại của quân Thanh.
+ Miêu tả quân Tây Sơn đánh trận.
2. Ghi nhớ:
 (sgk) 
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
* Tả người:
- Vân xem trang trọng khác vời
.... liễu hờn kém xanh.
* Tả cảnh:
- Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Tà tà bóng ngả về tây
.... cuối ghềnh bắc ngang.
2. Bài 2:
Tuần 7
Tiết 33
NS: 01 – 10 – 2009 
NG: 09 – 10 – 2009 
Tiếng việt
TRAU DỒI VỐN TỪ 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ cần phải biết cách làm tăng vốn từ.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: soạn giáo án.
 - Học sinh: soạn bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 - Thuật ngữ là gì?
 - Nêu đặc điểm của thuật ngữ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc ví dụ.
- Qua đó em hiểu tác giả muốn nói điều gì?
+ Tiếng Việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Vì sao?
+ Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt mỗi chúng ta phải làm gì? Tại sao?
- Học sinh đọc ví dụ 2.
- Học sinh xác định lỗi diễn đạt trong các ví dụ.
Giáo viên giảng: Nói về quy mô thì chỉ có mở rộng hay thu hẹp chứ không dùng đẩy mạnh được.
- Vì sao lại có những lỗi này?
=> Không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng.
- Để sử dụng đúng tiếng của ta thì ta phải làm gì?
=> Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc đoạn văn.
- Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
- Cho học sinh so sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong phần trên và hình thức trau dồi của Nguyễn Du qua đoạn văn.
=> Biết đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
 Biết thêm những từ mà mình chưa biết.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Học sinh lên bảng làm.
 Học sinh khác nhận xét.
 Giáo viên nhận xét sửa sai.
- Học sinh lên bảng làm.
 Học sinh khác nhận xét.
 Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Học sinh lên bảng làm.
=> Cảm xúc: Sự rung động trong lòng người do tiếp xúc với sự việc gì.
- Học sinh thảo luận trả lời.
- Học sinh thảo luận trả lời.
Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh lên bảng làm.
* Hoạt động 4: 
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài 8,9.
VD: quần áo, gào thét, khổ cực, tả tơi ...
- Dặn học sinh học bài, chuẩn bị tiết sau.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1. Ví dụ 1:
 (sgk) 
* Nhận xét:
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất giàu và đẹp.
- Muốn phát huy tốt khả năng của Tiếng Việt, chúng ta phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình trước hết là trau dồi vốn từ.
2. Ví dụ 2:
a. Thắng cảnh: cảnh đẹp.
b. Dự đoán: Đoán trước tình hình nào đó trong tương lai.
=> Thay: phỏng đoán, ước tính.
c. Đẩy mạnh: thúc đẩy cho phát triển nhanh lên.
=> Thay: mở rộng.
3. Ghi nhớ: (sgk) 
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
 * Đoạn văn: (sgk) 
=> Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân.
* Ghi nhớ: (sgk) 
III. Luyện tập:
1. Chọn cách giải thích đúng:
- Hậu quả: kết quả xấu.
- Đoạt: chiếm được phần thắng.
- Tinh tú: sao trời.
2. Xác định nghĩa yếu tố Hán Việt:
a. Tuyệt:
- Tuệt chủng: mất hẳn giống nòi.
- Tuyệt đỉnh: điểm cao nhất.
- Tuyệt giao: cắt đứt quan hệ.
- Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối.
- Tuyệt tác: Tác phẩm hay (hay nhất).
- Tuyệt trần: nhất trần gian.
- Tuyệt tự: không con nối dõi.
- Tuyệt thực: nhịn đói không ăn.
b. Đồng:
- Đồng âm: cùng âm thanh.
- Đồng ấu: trẻ em khoảng 6,7 tuổi.
- Đồng bào: cùng giống nòi.
- Đồng bộ: phối hợp cùng nhau.
- Đồng chí: cùng chi hướng chính trị.
- Đồng dạng: cùng dạng như nhau.
- Đồng khởi: cùng vùng dậy khởi nghĩa.
- Đồng môn: cùng học một thầy, một trường.
- Đồng niên: cùng tuổi.
 ... a phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9 tập 1, thấy được tính chất tích hợp với văn bản chung.
- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung TLV đã học.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án.
- Học sinh soạn bài.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
(Tiết 1)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bài ôn tập -> yêu cầu cần đạt.
* Hoạt động 2:
- Học sinh đọc câu hỏi 1, 2, 3, 4.
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi theo 4 tổ. 
Tổ 1: Câu 1
Tỏ 2: Câu 2
Tổ 3: Câu 3
Tổ 4: Câu 4
- Học sinh tổ 2 trả lời câu 2/206
 Học sinh nhóm trong tổ nhận xét.
 Học sinh khác nhận xét.
VD: Ngôi chùa cổ tự nói chuyện về mình, có thể tưởng tượng , so sánh, nhân hoá, miêu tả dáng vẻ, hình khối, màu sắc...
- Học sinh tổ 3 trả lời câu 3.
 Học sinh khác nhận xét.
- Cho học sinh lấy ví dụ thực tế.
- Học sinh tổ 4 trả lời câu 4.
 Học sinh khác nhận xét.
(Tiết 2)
- Học sinh đọc câu hỏi 5.
 Học sinh trả lời câu hỏi (không nhìn sgk)
- Cho học sinh lấy ví dụ.
- Học sinh xác định đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc câu 7 -> trả lời.
- Học sinh đọc câu hỏi 8 và trả lời.
- Học sinh điền dấu vào ô trống trong bảng.
- Học sinh đọc câu hỏi và trả lời.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên hướng dẫ học sinh xem lại bài độc thoại, đối thoại ... hoặc bài miêu tả nội tâm để làm sáng tỏ.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
VD: Các văn bản tự sự trong sgk đã cung cấp cho học sinh các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc ...
* Hoạt động 3: 
- Hướng dẫn học sinh giải đề thi ở phần hướng dẫn ôn tập.Dặn học sinh ôn tập.
Câu 1: Nội dung
- Thuyết minh: kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
- Tự sự: Với 2 trọng tâm:
+ Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
 Tự sự kết hợp với lập luận.
+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và vai trò của người kể chuyện.
Câu 2: Vai trò, tác dụng, vị trí của yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Làm cho đối tượng được cụ thể, nổi bật.
Gây ấn tượng và hứng thú cho người đọc, tránh khô khan, nhàm chán.
Câu 3: So sánh:
+ Giống: Cùng viết về một đối tượng nào đó.
+ Khác: 
Thuyết minh: yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là bổ trợ. Còn trong văn bản tự sự và miêu tả thì đó là phương thức chính.
Thuyết minh: đảm bảo tính chính xác, khoa học, ít tưởng tượng , so sánh.
Trong văn bản tự sự và miêu tả: có hư cấu, tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
Câu 4: Vai trò, vị trí của miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự:
Miêu tả nội tâm: Đi sâu vào phân tích, trình bày diễn biến tâm lí, cảm xúc của nhân vật.
Nghị luận: Đưa ra suy nghĩ, triết lí của nhân vật làm cho câu chuyện mang tính triết lí.
Câu 5: 
Đối thoại: Trò chuyện giữa hai hay nhiều nhân vật về một chủ đề nhất định, có lời trao, lời đáp, được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng.
Độc thoại: Lời nhân vật tự nói với mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng .
Độc thoại nội tâm: Suy nghĩ của nhân vật.
=> Tác dụng: Làm cho câu chuyện sinh động như cuộc sống thật (đối thoại) và thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật.
Câu 6: 
Câu 7: So sánh:
- Giống: 
Có nhân vật, cốt truyện.
Đều xây dựng theo trình tự nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Khác: Lớp 9 nâng cao hơn.
 Có sự kết hợp với biểu cảm, miêu tả nghị luận.
 Có đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm.
Câu 8:
Các yếu tó khác chỉ hỗ trợ cho tự sự mà thôi. Phương thức chính vẫn là tự sự.
Căn cứ vào phương thức chính mà gọi tên văn bản.
Câu 9: 
Tự sự + MT + BC + NL + TM
Miêu tả + TS + BC + TM
Nghị luận + MT + BC + TM
Biểu cảm + TS + MT + NL
Thuyết minh + MT + NL + BC
Câu 10: 
Rèn luyện kĩ năng chuẩn mực của nhà trường.
Sau khi trưởng thành có thể viết tự do.
Câu 11: 
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm nhiều cho việc đọc, hiểu văn bản.
Vd: Học đối thoại, độc thoại -> hiểu rõ hơn về Truyện Kiều, Làng ...
Câu 12:
Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản và phần tiếng Việt giúp học sinh học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện.
Tuần 17
Tiết 82.83
NS: 
NG: 
THI HỌC KÌ I
(Đề chung)
Tuần 17
Tiết 84.85
NS: 14 – 12 – 2009 
NG: 15 – 12 – 2009 
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Go-rơ-ki)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn trích.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án.
- Học sinh soạn bài.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Học sinh đọc văn bản.
- Học sinh đọc chú thích.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Học sinh phân chia bố cục văn bản. Tìm chi tiết thể hiện sự liên kết.
=> Yếu tố chủ chốt: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích, người di ghẻ, người bà hiền hậu xuất hiện cả ở phần 2 và phần 3.
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi 2/sgk.
=> Giáo viên giảng về sự xuất thân của hai gia đình.
Một bên là dân thường.
Một bên là quan chức giàu sang.
=> Do tình cờ cứu đứa nhỏ mà bọn trẻ thân thiết với nhau.
- Giáo viên gợi ý học sinh trả lời câu hỏi 3/233
=> Quần và đội mũ giống nhau.
=> Sự liên tưởng
Dì ghẻ: Cánh diều hâu
Lũ trẻ: Những chú gà con
=> Bọn trẻ sợ. A-li-ô-sa thông cảm với nỗi bất hạnh của chúng.
- Học sinh trả lời câu hỏi 4.
=> Dì ghẻ -> mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
=> Mẹ thật -> mẹ sẽ về qua phép thuật.
=> Nói về bà -> các bà nội ngoại trong truyện cổ tích rất hiền, thương cháu.
* Hoạt động 3:
- Nêu chủ đề của đoạn trích.
- Nêu nghệ thuật của văn bản.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết làm thơ 8 chữ. (thực hành)
I. Đọc hiểu văn bản:
 (sgk) 
II. Phân tích:
1. Bố cục và mối liên kết:
Chia àm 3 phần
Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
Tình bạn bị cấm đoán.
Tình bạn vẫn tiếp diễn.
2. Những đứa trẻ thiếu tình thương:
- A-li-ô-sa: bố mất, mẹ đi lấy chồng khác, thường xuyên bị ông ngoại đánh đòn, chỉ có bà là người thương yêu cậu.
- Bọn trẻ con ông đại tá sống trong cảnh giàu sang, nhưng mẹ mất, sống với dì ghẻ, lại bị bố cấm đoán, đánh đòn.
=> Hoàn cảnh sống giống nhau.
3. Những quan sát và nhận xét tinh tế:
- Bọn trẻ hàng xóm có trang phục giống nhau, có khuôn mặt tròn xám giống nhau.
- Khi kể về dì ghẻ: chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con.
- Nghe cha mắng: lũ trẻ như những con ngỗng ngoan ngoãn.
=> A-li-ô-sarất thông cảm với hoàn cảnh của chúng.
4. Chuyện đời thường và truyện cổ tích:
Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau.
=> Câu chuyện mang màu sắc của truyện cỏ tích.
III. Tổng kết:
1. Chủ đề: 
Tình bạn thân thiết giữa chú bé A-li-ô-sa với ba đứa trẻ hàng xóm sóng thiếu tình thương bất chấp những cản trở của người lớn.
2. Nghệ thuật:
- Tự thuật: nhớ và hình dung lại thời thơ ấu.
- Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp tâm lí nhân vật.
- Lồng giữa truyện đời thường và truyện cổ tích.
* Ghi nhớ: (sgk) 
Tuần 18
Tiết 86
NS: 
NG: 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ III
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh nắm lại cách viết văn khi vận dụng và kết hợp vứi các phương thức biểu đạt, ngôi kể, các yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm...
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chấm bài viết.
- Học sinh ôn tập lại kiến thức.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
Cho học sinh nắm lại đề bài.
“Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của tuổi thơ mà em không quên”
* Hoạt động 2:
Học sinh xác định dàn ý.
* Mở bài:
 Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
 Câu chuyện làm em ghi nhớ nhất.
* Thân bài:
 Kể lại sự việc có kết hợp đối thoại, miêu tả nội tâm.
* Kết bài:
 Bài học rút ra từ câu chuyện.
 * Hoạt động 3:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết.
Điểm
SS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp 9A1
35
Lớp 9A2
36
Lớp 9A3
34
- Đọc bài viết hay.
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh.
- Lấy điểm và sổ.
 * Hoạt động 4: 
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết TLV sau.
Tuần 18
Tiết 87
NS: 
NG: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Nắm lại kiến thức về văn thơ hiện đại và kiến thức tiếng Việt học ở học kì I.
- Củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
- Nhận ra ưu nhược điểm của bản thân.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chấm các bài kiểm tra.
- Học sinh ôn tập lại kiến thức.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Cho học sinh nắm lại đề bài.
- Phát bài cho học sinh.
* Hoạt động 2:
- Sửa bài cho học sinh.
- Đọc bài tự luận hay.
- Lấy điểm vào sổ.
* Hoạt động 3:
Dặn học sinh thực hành làm thơ 8 chữ.
Tuần 18
Tiết 88.89
NS: 
NG: 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Tiếp tục tìm hiểu thơ tám chữ.
- Tập làm thơ tám chữ theo đề tài.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên những vần thơ tám chữ.
- Học sinh ôn tập lại kiến thức, chuẩn bị thơ tám chữ của bản thân.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Học sinh hoàn thành khổ thơ
a) Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc.
 Hoa gạo nở rồi nở đỏ bến sông
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
 .......................................................
 (Bạch Mai - Trước dòng sông)
Chọn: 
 - Mà sông xưa vẫn chảy ...
Bởi đời tôi cũng đang chảy ...
Sao thời gian cũng chảy ...
(Mà sông bình yên nước chảy theo dòng)
b) Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 ......................................................
 (Phạm Công Trứ - Vô đề)
Chọn:
Chợt quen nhau chưa thể gọi ...
Một cành hoa đâu đã gọi ....
Mùa đông ơi sao đã vội ...
(Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân)
Yêu cầu:
Câu thơ phải đủ tám chữ.
Đảm bảo sự lôgic về ý.
Phải có gieo vần (chân – lưng)
* Hoạt động 2: 
Yêu cầu học sinh làm thơ theo chủ đề:
- Mái trường.
- Bạn bè.
- Quê hương.
* Hoạt động 3:
- Học sinh trình bày thơ trong nhóm.
- Học sinh trình bày thơ trước tập thể lớp.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 4:
Dặn học sinh chuẩn bị cho học kì II.
Tuần 18
Tiết 90
NS: 
NG: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
- Nắm lại kiến thức về văn thơ và kiến thức tiếng Việt học ở học kì I.
- Củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm.
- Nhận ra ưu nhược điểm của bản thân qua bài làm.
B. Chuẩn bị:
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
- Cho học sinh nắm lại đề bài.
- Phát bài cho học sinh.
* Hoạt động 2:
- Sửa bài cho học sinh.
- Đọc bài tự luận hay.
* Hoạt động 3:
Dặn học sinh chuẩn bị sách vở của học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7-18.doc