Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại

Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại

Tiếng việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)

I. Mục tiêu:

- Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.

 II. Chuẩn bị :

 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.

 - HS: Xem bài trước ở nhà

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 1.Ôn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 năm 2010 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15	Ngày soạn: 18/11/2010
Tiết: 3	Ngày dạy: 21/11/2010
Tiếng việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp
-H:Hãy nhắc lại quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp
-H:Nhắc lại những phương châm hội thoại đã học?
- H: Giả sử có một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối (có thể sắp chết) thì sau khi khám bệnh Bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết hay không ? tại sao?
- H: Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào?
- H: Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được không ? Tại sao?
- H: Em hãy nêu một tình huống mà người nói không nên tuân thủ phương châm ấy một cách mày móc?
- HS trao đổi tranh luận và trả lời .
- Ví dụ : Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại.
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi .
- H: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”Thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không ?
- H: Theo em nên hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào? 
- H: Em hãy nêu một số cách nói tương tự ?
GV hướng dẫn học sinh trả lời.
- Một số cách nói khác tương tự :
Chiến tranh là chiến tranh; nó vẫn là nó; rồng là rồng, liu điu là liu điu; cóc nhái vẫn là cóc nhái; Em là em, anh vẫn là anh (Xuân Diệu).
-H: Như vậy Phương châm hội thoại có phải là những quy định có tính chất bắt buộc không? Vì sao?
-HĐ3 :Phương pháp vấn đáp
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt như thế nào? Họ đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
-Khi giao tiếp không những tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
II. Những phương châm không tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Các phương châm hội thoại đã học:
- Phương châm về lượng, phương châm về chất,phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. 
Ví dụ 1 
- Bác sĩ không nên nói thật vì có thể khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng
Khi bác sĩ nói để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất (Nói điều mà mình tin là không đúng). 
- Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân lạc quan hơn trong cuộc sống.
4. Ví dụ 2 
Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”
a. Giải thích :
-Nhận xét nghĩa hiển ngôn (nghĩa bề mặt của câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Nếu xét nghĩa hàm ẩn (Nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ tri thức) thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
=> Phương châm hội thoại không phải là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống
III. Luyện tập :
+ Bài tập 2
- Phương châm lịch sự đã không dược tuân thủ vì các nhân vật đã nổi giận một cách vô cớ.
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-HS về nhà nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.	
-Chuẩn bị bài:Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 3	Ngày soạn: 26/8/08
Tiết: 13	Ngày dạy: 04/9/08
Tiếng việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
B. Chuẩn bị:
- GV: bảng phu, giáo án.
- HS : Xem bài trước ở nhà .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ 1: Khởi động.
a. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phương châm chỉ quan hệ ? Cho ví dụ?
- Nêu khái niệm phương châm chỉ cách thức ? Cho ví dụ?
- Thế nào là phương châm lịch sự ? cho ví dụ ?
b. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
- GV gọi học sinh đọc truyện cười chào hỏi.
- H: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
- H: Câu hỏi ấy có sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không ? Tại sao?
- H: Từ câu truyện trên em rút ra được điều gì trong giao tiếp ?
HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV gọi học sinh đọc lại những ví dụ đã phân tích khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự) và cho biết trong những tình huống nào, phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- GV yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi.
- H: Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không?
- H: Trong tình huống này phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
- H: Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu ?
- HS trao đổi tranh luận và trả lời.
- GV gợi dẫn học sinh suy nghĩ trả lời,
- H: Giả sử có một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối (có thể sắp chết) thì sau khi khám bệnh Bác sĩ có nên nói thật cho người ấy biết hay không ? tại sao?
- H: Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào?
- H: Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được không ? Tại sao?
- H: Em hãy nêu một tình huống mà người nói không nên tuân thủ phương châm ấy một cách mày móc?
- HS trao đổi tranh luận và trả lời .
- Ví dụ : Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình.
- Khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại.
- Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi .
- H: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”Thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không ?
- H: Theo em nên hiểu ý nghĩa của câu này như thế nào? 
- H: Em hãy nêu một số cách nói tương tự ?
GV hướng dẫn học sinh trả lời.
- Một số cách nói khác tương tự :
Chiến tranh là chiến tranh, nó vẫn là nó, rồng là rồng, liu điu là liu điu, cóc nhái vẫn là cóc nhái. Em là em, anh vẫn là anh (Xuân Diệu).
- H: Như vậy PCHT có phải là những quy định có tính chất bắt buộc không? Vì sao?
- GV chỉ định học sinh đọc ghi nhớ SGK
HĐ 3
- HS đọc yêu cầu bài tập
- H: Chi tiết nào làm câu trả lời không phù hợp? Phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm?
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt như thế nào? Họ đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
1. Ví dụ: “Chào hỏi”.
- Câu hỏi của chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
→ Câu hỏi ấy sử dụng không đúng chỗ vì người được hỏi đang được ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời 
=> Khi giao tiếp không những tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2. Ghi nhớ SGK trang 36.
II. Những phương châm không tuân thủ phương châm hội thoại.
1. Các phương châm hội thoại đã học:
- Phương châm về lượng, phương châm về chất,phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
- Chỉ có 2 tình huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống còn lại không tuân thủ.
2. Bài tập 2 trang 37.
Đọc đoạn đối thoại trả lời các câu hỏi 
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu của An.
- Trong tình huống này phương châm về lượng không được tuân thủ (Không cung cấp đủ thông tin như An muốn biết).
- Ba không tuân thủ phương châm hội thoại vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào ? Để tuân thủ phương châm về chất (Không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy.
3. Bài tập 3 trang 37
- Bác sĩ không nên nói thật vì có thể khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng
Khi bác sĩ nói để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất (Nói điều mà mình tin là không đúng). 
- Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được vì có lợi cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân lạc quan hơn trong cuộc sống.
4. Bài tập 4: 
Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc “
a. Giải thích :
-Nhận xét nghĩa hiển ngôn (nghĩa bề mặt của câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng.
- Nếu xét nghĩa hàm ẩn (Nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ tri thức) thì cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
b. Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này muốn nhắc nhở con người ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống, con người còn có mối quan hệ thiêng liêng khác trong đời sống tinh thần như quan hệ cha con, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, tình yêu lứa đôi vì thế không nên vì tiền bạc mà quên đi tất cả.
=> Phương châm hội thoại không phải là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống.
*. Ghi nhớ : SGK trang 37
III. Luyện tập :
+ Bài tập 1
- Đối với cậu bé 5 tuổi thì “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” là truyện viển vông, mơ hồ vì vậy câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.
+ Bài tập 2
- Phương châm lịch sự đã không dược tuân thủ vì các nhân vật đã nổi giận một cách vô cớ.
HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
- Khi vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý điều gì?
- Đó có phải là những quy tắc có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống không? Vì sao?
- Về nhà học bài, chuẩn bị “Viết bài TLV số 1”
D. Rút kinh nghiệm: 
....

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13 tuan 3.doc