Giáo án Ngữ văn lớp 9 – năm học 2009 – 2010 - Trường THCS Minh Tân

Giáo án Ngữ văn lớp 9 – năm học 2009 – 2010 - Trường THCS Minh Tân

Tiết 1+2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

A. Mục tiêu cần đạt.

- Thông qua bài học, giúp học sinh:

+ Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

+ Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích thể văn nghị luận cho học sinh.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

- Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết, một số mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.

- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ, đọc và trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 – năm học 2009 – 2010 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1+2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
+ Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích thể văn nghị luận cho học sinh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết, một số mẩu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ, đọc và trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh.
	- Trong chương trình lớp 6-7-8, các em đã được học những văn bản nào viết về Bác? Hãy kể tên những tác phẩm đó?
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	A. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Bác Hồ của chúng ta không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, mà Người còn là một trong ba bậc hiền tài cảu dân tộc được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là phong cách nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác qua văn bản: “Phong cách Hồ chí Minh”.
	B. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV gọi một học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
? Em hiểu gì về tác giả? Xuất xứ tác phẩm có gì đãng chú ý?
? Em còn biết những văn bản, tác phẩm nào nói về Bác?
- 1 em đọc phàn chú thích , các em khác nghe và thoe dõi.
- Trả lời câu hỏi (nhận xét và bổ xung nếu bạn trả lời chưa đúng)
- Nêu tênm các tác phẩm đã học nói về Bác.
I. Đọc - hiểu chú thích
1. Tác giả và tác phẩm.
- Trích trong: Phong cáchh Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn bó với cái giản dị của Lê Anh Trà
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV kiểm tra một số từ khó :
? Em hiểu thế nào là Truân chuyên? Thuần đức?
- GV giải thích thêm:
+Bất giác: Một cách ngẫu nhiên, tự nhiên, không dự định trước.
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản và đọc mẫu, sau đó gọi 2 em đọc hai đoạn còn lại của văn bản.
- Cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn, GV kết luận.
? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? thuộc loại văn bản nào? 
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? 
- Sau khi học sinh tyar lời, Gv dùng bảng phụ để chốt kiến thức cho học sinh.
- GV gọi một học sinh đọc đoạn 1.
? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào? Hồ Chí Minh làm thế nào để tiếp thu tih hoa văn hoá nhân loại đó? 
- Chìa khoá để mở kho tri thức nhân loại ở Bác là gì? 
- Động lực nào giúp Bác có vốn tri thức ấy? Tìm những dẫn chứng cụ thể? 
? Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hò Chí Minh? Tiếp thu vốn tri thức nhân loại ở mức nào? Theo hướng nào? 
(Yêu cầu học sinh thảo luận:ð Câu văn nào nói rõ điều đó.) 
- GV hướng dẫn học sinbh luyện tập:
* Để làm nổi bật vấm đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? 
Giáo viên củng cố kêt thúc tiết 1.
- Trả lời các từ khó theo chú thích trong SGK.
- Nghe GV giải thích thêm và ghi chép.
- HS nghe giáo viên hướng dẫn đọc và đọc văn bản. nhận xét cách đọc của bạn.
- HS trả lời 
- HS dựa vào văn bản để trả lời , nhận xét và bổ xung.
- Quan sát bảng phụ, nghe và ghi chép.
- HS đọc đoạn 1.
- HS thảo luận, trả lời, nhận xét và bổ xung.
* Tiếp thu bằng cách:
ð Qua lao động mà học hỏi.
ð Ham hiểu biết ð học làm nghề ð đến đâu cũng học hỏi.
- HS thảo luận: 
+ Thông minh, cần cù, vốn tri thức sâu rộng và tiếp thu chọn lọc. 
ð Câu: “Nhưng điều kỳ lạ  Hiện đại”
- Thảo luận, trả lời, nhận xét và bổ xung.
2. Từ khó.
- Bất giác: Một cách ngẫu nhiên, tự nhiên, không dự định trước.
3. Đọc văn bản.
- Văn bản viết theo phương thức chính luận.
- Thuộc loại văn bản nhật dụng.
4. Bố cục. (Bảng Phụ)
- Đoạn 1: từ đầu ð hiện đại.
Quá trình hình thành những điều kỳ lạ của phong cách Hồ Chí Minh.
- Đoạn 2: Tiếp ð Tắm ao.
Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
- Đoạn 3: Còn lại.
Bàn luận, khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
II. Đọc - hiểu nội dung văn bản 
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
- Bác tiếp thu văn hoá nhân loại trong cuộc đời hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước.
- Cách tiếp thu: Bằng phương tiện ngôn ngữ.
ð Qua công việc, lao động, học hỏi với động lực ham hiểu biết, học hỏi và tìm hiểu.
- Phong cách : Thônng minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu rộng , Tiếp thu tri thức chọn lọc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại; xưa và nay; dân tộc và quốc tế; Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc.
- Nghệ thuật: 
+ Lập luận chặt chẽ.
+ Chi tiết tiêu biểu, chọn lọc.
+ So sánh, đối lập
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh chú ý vào đoạn văn thứ hai. Cho học sinh quan sát một số tranh về nơi Bác ở.
- Chú ý vào đoạn văn và quan sát tranh.
2. Nét đẹp trong lối sống giản dị của Hồ Chí Minh trên 3 phương diện.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Đoạn 1 nói về thời hoạt động nào của Bác? 
? Đoạn 2 nói về Bác khi Bác ở cương vị nào?
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, Tác giả tập trung ở những khía cạnh nào? Nơi ở và nơi làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào?
? Em có cảm nhận gì về trang phục của Bác? Việc ăn uống của Bác như thế nào? 
(- Hãy hình dung về cuộc sống của Bác so với các vị nguyên thủ quốc gia và sau đó đưa ra nhận xét)
* Gv bình về cuộc sống của Bác so với các nguyên thủ quốc gia.
- Em có cảm nhận gì về lối sống của Hồ Chí Minh? Để làm nổi bật lối sống đó, tác giả dùng nghệ thuật gì? 
? Em đã được học bài thơ nào nói về cuọc sống giản dị của Bác? 
- Gv cho học sinh đọc đoạn “Người sống ở đó  hết” 
? Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với lối sống của Nguyễn Trãi, theo em lối sống đó có những hì giống và khác nhau?
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn cuối văn bản.
? Ý nghĩa cao đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Gv nêu thêm câu hỏi liên hệ trong đời sống hiện đại ngày nay để học sinh liên hệ. Hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ?
? Từ phong cách của Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ và học tập được những gì? 
ð GV chốt: Học tập được cách ăn mặc, vật chất, nói năng, ứng xử trong cuộc sống.
- Quan sát, phát hiện và trả lời câu hỏi.
- Đoạn 1: Bác hoạt động ở nước ngoài.
- Đoạn 2: Bác làm chủ tịch nước.
- Tìm kiếm và Trả lời
+ Nơi ở
+ Trang Phục
+ Ăn uống 
- HS thảo luận và trả lời, nhận xét và bổ xung.
- HS tự bộc lộ cảm nhận của bản thân.
- Trả lời câu hỏi.
( NT so sánh)
- HS liên hiệ và trả lời.
(Các bài: Tức cảnh Pacbó; Đức tính giản dị của Bác Hồ) 
- HS thảo luận và trả lời.
- HS đọc đoạn cuối văn bản.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Liên hệ:
* Thuận lợi:Mở rộng giao lưu học hỏi những tinh hoa của nhân loại.
* Nguy cơ: Những luồng văn hoá độc hại ảnh hưởng đến dân tộc.
* Học tập: Sự cần cù, tiếp thu có chọn lọc, ... lối sống giản dị.
- Nơi ở và nơi làm việc: Đơn sơ và mộc mạc. 
- Trang phục giản dị.
- Ăn uống : bình dị, đạm bạc.
- Lối sống đạm bạc, đơn giản, tự nhiên không cầu kỳ, phức tạp.
ð Lối sống của Bác kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của nhà văn hoá dân tộc mang nét đẹp thời đại gẵn bó với nhân dân.
- TG dùng nghệ thuật so sánh: So sánh với các bậc hiền triết như Nguyến Trãi.
(Giống: Lối sống giản dị và thanh cao.)
(Khác: Bác luôn gắn bó, gần gũi và chi sẻ những khó khăn gian khổ cùng nhân dân)
3. Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh.
- Thanh cao, giản dị, phương Đông.
- Không phải là sự khổ hạnh, tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời.
- Lối sống 1 người cộng sản, 1 vị chủ tịch, linh hồn của dân tộc.
- Quan niệm về thẩm mỹ, về cuộc sống, cái đẹp chính là giản dị, TN.
	C. Hoạt độngh 3 - Hướng dẫn học sinh tổng kết và luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
III. Tổng kết - luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Qua bài học, hãy nêu những nét nổi bật về nghệ thuật của văn bản?
- Gv chốt kiến thức, yêu cầu học sinh ghi chép
? Nêu nội dung chính của văn bản? 
- sau khi học sinh trả lời, giáo viên cho 1 em đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nêu yêu cầu: Hãy đọc một số bài thơ về bác; hoặc kể lại một số mẩu chuyện nói lên phong cách, đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh?
- HS trao đổi và trả lời, nhận xét và bổ xung..
- HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời 
- Đọc ghi nhớ trong SGK.
- Học sinh tìm bài và thực hiện yêu cầu.
- các em khác nghe, nhận xét và bổ xung,
1. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, chọn lọc các chi tiết tiêu biểu, 
- Đối lập, đan xen nhiều từ Hán - Việt.
2. Nội dung.
*Ghi nhớ trong SGK.
3. Luyện tập 
	D. Hoạt động 4 - Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Nắm chắc nội dung bài học, Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Sưu tầm một số những mẩu chuyện hoặc tìm hiểu về phong cách,tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Soạn trước bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; 
- Chuẩn bị trước bài: Các phương châm hội thoại.
-----------------------------*****---------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Nắm được phương châm về lượng và phương châm về chất
+ Rèn luyện kỹ năng nhân diện và phân biệt các phương châm được học.
+ Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Bảng phụ, các đoạn hội thoại, soạn giáo án  SGGK và SGV
- Học sinh: tìm hiểu các cuộc hội thoại trong cuộc sống và tìm hiểu các cuộc hội thoại trong các đoạn truyện đã được học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	A. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Troan quá trình giáo tiếp thường ngày, chúng ta thường có những cách xưng hô khác nhau đối với từng đối tượng giao tiếp, khi xưng hô như vậy, tức là chúng ta đã thực hiện một phương châm hội thoại, Vậy thế nào là phương châm hội thoại, trong giờ học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
	B. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương châm về lượng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV treo bảng phụ có đoạn hội thoại.
VD a/
? Khi an hỏi: “” và Ba trả lời như vậy có đáp ứng được điều mà A ... ang 9)
- Truyện phê phán những người nói khoác, sai sự thật.
- Cần tránh nói sai sự thật, nói những gì mình không tin là đúng.
2. Ghi nhớ.
(HS tự học trong SGK)
	C. Hoạt động 3 - Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 trang 10 
? Dựa vào nội dung đã học, em hãy chỉ ra lỗi sai trong các đoạn hội thoại? 
- Gv cho học sinh đọc và thảo luận bài tập 2 và làm vào vở bài tập.
(Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm)
- GV cho học sinh làm bài tập 3.
- Đọc bài tập và thảo luận, trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét và bổ xung (nếu chưa đúng)
- HS đọc và thảo luận bài tập 2. (Theo nhóm) làm vào vở bài tập.
III. Luyện tập.
Bài tập 1. (SGK – Tr 10)
a/ Sai về lượng (Thừa từ: Nuôi ở nhà)
b/ Sai phương châm về lượng. (Thừa từ: Có hai cánh)
Bài tập 2. 
a/ Nói có sách, mách có chứng
b/ Nói dối
c/ Nói mò.
d/ Nói nhăng nói cuội.
e/ Nói trạng.
ð Vi phạm phương châm về chất.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? Truyện gây cười do chi tiết nào? 
- GV giải thích để học sinh hiểu:
ð Có ý thức tôn trọng về chất.
ð Có ý thức phương châm về lượng. 
- Yêu cầu học sinh làm baì. 
+ Khua  mép: ba hoa, khoác lác, khoa trương.
+ Nói dơi, nói chuột: Lăng nhăng, không xác thực.
- Đọc và làm bài tập 3.
Nghe giáo viên giải thích thêm.
- Trả lời câu hỏi và bài tập.
Bài tập 3.
- Vi phạm thông tin về lượng.
- Thừa: Rồi có  không?
Bài tập 4. 
a/ Thể hiện người nói cho biết thông tin chưa chín chắn.
b/ Nhằm không lặp lại nội dung cũ.
Bài tập 5.
- Các thành ngữ ð phương châm về chất.
- Ăn ốc nói mò ð nói vô căn cứ. 
- Ăn không nói có ð Vu khống, bị đặt 
- Hứa .. vượn ð hứa mà không thực hiện.
ð các thành ngữ đều chỉ cách nói không tuân thủ phương châm về chất. 
ð cần tránh, tối kỵ không giao tiếp.
	D. Hoạt động 4 - Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
* Củng cố: GV chốt hai vấn đề về phương châm hội thoại.
* Dặn dò: 	+ Tập viết các đoạn hội thoại có sử dụng và có vi phạm hai phương châm trên.
	+ Chuẩn bị bài: Sử dụng một số nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-----------------------------*****---------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
+ Rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh đã được học trong chương trình lớp 8.
+ Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong viết bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Các bài tập đoạn văn bản, đề tập làm văn thuyết minh, bảng phụ.
- Học sinh: Học khái niệm và phương pháp làm văn thuyết minh.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
	* Văn bản thuyết minh là gì? được viết ra nhằm mục đích gì? Kể tên các phương pháp thuyết minh mà em đã học? 
	( - Cung cấp những tri thức khách quan về đặc điểm tính chất nguyêm nhân của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày.
	- Mục đích: cung cấp những hiểu biết khách quan và phổ thông những sự vật, hiện tượng.
	- Các phương pháp thuyết minh: Nêu khái niệm, giải thích, liệt kê, phân laọi, nêu ví dụ, số liệu, so sánh.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	A. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Trong chương trình lớp 8, các em đã được học về thể loại văn thưyết minh, ơ lớp 9, các em tiếp tục được tìm hiểu thêm về thể loại văn thuyết minh. Trong tiết học này, chunngs ta cùng tìm hiểu thêm về việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong bài văn thuyết mình.
B. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
? GV nêu vấn dề cho học sinh thảo luận: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nhằm mục đích gì? Nêu các phương pháp thuyết minh?
- Sau khi học sinh ttrả lời, giáo viên nhận xét và bổ xung. kết luận.
- GV gọi học sinh đọc văn bản “Hạ Long – Đá và nước” 
- GV nêu câu hỏi cho học sinh tìm hiểu và trả lời, yêu cầu các em nhận xét và bổ xung.
? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? 
? Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không? đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không? 
? Văn bản vận dụng phương pháp thuyết minh nào? Đồng thời tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào trong thuyết minh? 
- Thảo luận, ôn lại kiến thức đã học. trả lời và bổ xung.
- Nghe và ghi chép những kiến thức cơ bản.
- Đọc văn bản trogn SGK , Tìm hiểu , thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Các em khác nghe, nhận xét và bỏ xung.
Dẫn chứng
( Đối tượng: Đá và nước ở Hạ long; ð vấn đề trừu tượng vô tận.
Miêu tả, so sánh.
Sáng tạo của nước: ð Đá sống dậy 
Nước di chuyển 
Theo góc độ 
Tự nhiên tạo nên )
- Tìm hiểu, suy nghĩ và trả lời..
- Các em khác nhận xét và bổ xung.
- Học sinh dựa vào ghi nhớ để trả lời.
I. Ôn tập văn bản thuyết minh.
II. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
Ví dụ : :Hạ Long, đá và nước.
- Thuyết minh về đặc diểm di chuyển của đá và nước.
- Văn bản đã cung cấp những tri thức cơ bản về đối tượng.
- Vận dụng phương pháp so sánh là chủ yếu.
─ Phương pháp : giải thích, liên tưởng, miêu tả, tưởng tượng + kết hợp các phép lập luận.
- Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng ð dùng thuyêt minh +lập luận + Tự sự + nhân hoá. 
- Lý lẽ: Xác thực + thuyết phục. 
- Dẫn chứng cụ thể, chính xác, dễ hiểu.
* Ghi nhớ.
( Học sinh tự học trong sách giáo khoa)
	C. Hoạt động III - Hướng dẫn học sinh luyện tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 trang 14. sau đó cho các em thảo luận và trả lời các câu hỏi, đại diện từng nhóm nhận xét và bổ xung.
- GV chốt kiến thức cơ bản và yêu cầu học sinh ghi chép
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1: a
Nhóm 2: b
Nhóm 3: c
Hsinh đọc bài 2/15.
Thảo luận nhóm.
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1
a) Văn bản có tính chất thuyết minh
─ Thể hiện :
─ Ruồi Þ côn trùng.
─ Ruồi Þ nghiên cứu.
─ Ruồi Þ do con người.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Bài 2/15.
─ Nghệ thuật sử dụng: tự sự + miêu tả
Þ Giải thích bằng tri thức khoa học Þ cú là một loài chim có ích.
Giáo viên giáo dục học sinh vệ sinh môi trường.
b) Nét đặc biệt : 
─ Hình thức : giống văn bản tường trình một phiên tòa.
─ Cấu trúc : giống văn bản một cuộc tranh luận pháp lý.
─ Nội dung: giống một câu chuyện kể về loài ruồi.
- Hạoc sinh trao đổi và trả lời bài tập 2 .
- Các em khác nhận xét và bổ xung,
─ Phương pháp thuyết minh : định nghĩa, giải thích, so sánh.
─ Phân loại, thống kê.
─ Miêu tả + tự sự.
b) Bài văn thuyết minh : tự sự + hư cấu nhân hoá, ẩn dụ.
c) Tác dụng : tác hại của loài ruồi xanh Þ Nổi bật ý thuyết minh.
Bài tập 2.
- Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
	D. Hoạt động IV - Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Theo em hiểu, những vấn đề như thế nào thì được thuyết minh kết hợp với lập luận.
- Đọc và chuẩn bị các nội dung yêu cầu trong câu hỏi ở bài: 
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
-----------------------------*****---------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 5
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua bài học, giúp học sinh:
+ Củng cố lý thuyết và kỹ năng về văn thuyết minh và văn giải thích.
+ Biết vận dụng các phép lập luận giải thích, tự sự, kể,  vào thuyết minh vấn đề.
+ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, Soạn giáo án, Sưu tầm tư luệu tham khảo.
- Học sinh: Ôn lại lý thuyết và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I/ Ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số, nêu yêu cầu của giờ học.
II/ Kiểm tra bài cũ.
	* Ngườ jta thường vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào vào văn bản thuyết minh? Các biện pháp nghệ thuật đó cần đảm bào yêu cầu gì?
	* GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	( - Thường vận dụng những biện pháp nghệ thuật như Kể chuyệ, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, hoặc các hình thức vè, diễn ca.
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp để góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy và học.
	A. Hoạt động 1- Giới thiệu bài
	Trong tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh, trong tiết học hôm nay, các em sẽ củng cố lại các kiến thức đã học bằng cách thự hiện bài Luyện Tập .
B. Hoạt động 2 - Hướng dẫn học sinh trình bày và soạn thảo 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Trên cơ sở các em đã thảo chuẩn bị bài ở nhà. GV cho học sinh thảo luận nhóm bài tập.
+ Trao đổi bài cho nhau đọc và chữa.
+ Chọn một bài cho cả nhóm nghe và nhận xét, bổ sung.
+ Chọn bài đọc trước lớp.
- Saiu khi học sinh thảo luận, GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ xung bài cho nhóm bạn.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét đánh giá chung và yêu cầu học sinh ghi chép.
- Gv hướng dẫn và yêu cầu học sinh viết phần mở bài.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Chọn một bài trong nhóm để trình bày và sửa lại nội dung.
- Thống nhất chọn bài đọc trước lớp.
- Trình bà bài trước lớp, 
- Nghe, nhận xét và bổ xung bài cho bạn.
- Nghe GV kết luận và ghi chép những nội dung chính.
I) Trình bày dàn ý
Đề số 1 : Thuyết minh cái quạt.
Đề số 2 : Thuyết minh cái nón.
Những yêu cầu cần đạt đối với bài lyện tập.
Đề 1 :
a) Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc quạt.
b) Thân bài :
─ Định nghĩa cái quạt là 1 công cụ như thế nào ?
─ Liệt kê họ nhà quạt.
─ Nêu cấu tạo và công dụng của mỗi loại như thế nào ?
─ Cách bảo quản ra sao ?
c) Kết bài : Cảm nhận chung về chiếc quạt trong đời sống.
II) Viết đoạn văn mở bài.
Đề số 2:
a) Mở bài : Giới thiệu chung về chiếc nón.
b) Thân bài : 
─ Nón là một công cụ như thế nào ?
─ Lịch sử chiếc nón.
─ Cấu tạo của chiếc nón.
─ Quá trình làm ra chiếc nón.
─ Giá trị kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của chiếc nón trong nước, thế giới.
c) Kết bài : Cảm nhận chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại.
─ Viết phần mở bài.
─ Giáo viên nhận xét.
	C. Hoạt động 3. Củng cố.
- GV nhẫn mạnh những nội dung chính của bài học: Những biện pháp nghệ thuậ nào thương được sử dụng trong bài văn thuyết minh?
	D. Hoạt động - Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Làm bài tập còn lại trong SGK.
- Tìm hiểu trước về việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9.doc