Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nói với con (Y Phương)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nói với con (Y Phương)

NÓI VỚI CON.

 (Y Phương)

A. Mục tiêu: GiupsHS:

- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc qua lời thơ Y Phương.

- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.

- Bồi dưỡng tình yêu gia đình, niềm tự hào về quê hương.

B. Chuẩn bị:

- GV: giáo án.

- HS: Trả lời các câu hỏi trong bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

HĐ 1. Khởi động.

a. Bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ "Sang thu", nêu cảm xúc của nhà thơ trước sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Nói với con (Y Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Soạn: 26/02/09
Tiết 122	Dạy: 03/3/09
NÓI VỚI CON.
	(Y Phương)
A. Mục tiêu: GiupsHS:
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc qua lời thơ Y Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
- Bồi dưỡng tình yêu gia đình, niềm tự hào về quê hương.
B. Chuẩn bị:
- GV: giáo án.
- HS: Trả lời các câu hỏi trong bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HĐ 1. Khởi động.
a. Bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ "Sang thu", nêu cảm xúc của nhà thơ trước sự chuyển mùa của thiên nhiên, đất trời?
b. Bài mới.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2
- H: Nêu vài nét khái quát về tác giả và đặc điểm thơ của ông?
- H: Tác phẩm ra đời trong thời gian nào?
- GV đọc mẫu→ gọi 1, 2 HS đọc bài thơ.
- HS tham khảo chú thích Sgk.
- H: Bài thơ viết về điều gì?
- HS đọc lại đoạn đầu.
- H: Trong 4 câu thơ đầu, ta thấy tình cảm của cha mẹ dành cho con như thế nào?
- H: Niềm vui của cha mẹ khi dạy con tập nói được thể hiện như thế nào? Không khí gia đình lúc đó ra sao?
- H: Qua đó người cha muốn nói điều gì?
- H: Tìm những hình ảnh thơ nói lên sự đùm bọc của quê hương đối với sự trưởng thành của con?
- HS thảo luận, xác định.
- H: Như vậy, ta thấy quê hương, thiên nhiên có vai trò như thế nào trong sự trưởng thành của con?
- HS đọc đoạn còn lại.
- H: Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp nào của người đồng mình? Tìm những hình ảnh thơ nêu lên điều đó?
- H: Sự đối lập giữa cuộc sống hiện thực và những phong cách cao đẹp đó đã thể hiện trong người đồng mình một tinh thần mới, đó là tinh thần gì?
- H: Người đồng mình được lập lại nhiều lần có tác dụng gì? Qua đó người cha muốn dặn dò con điều gì?
- H: Em có nhận xét gì về tình cảm người cha dành cho con?
HĐ 3.
- HS đọc ghi nhớ Sgk.
- GV chốt lại các ý.
I. Đọc- hiểu khái quát.
1. Tác giả- tác phẩm.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
II. Đọc - Hiểu chi tiết.
1. Nói với con về tình cảm cha mẹ dành cho con và truyền thống quê hương, dân tộc.
- Chân phải.... cha
 Chân trái..... mẹ.
→ Nâng đỡ từng bước chân con đi.
- Một bước...
 Hai bước...
→ Vui mừng đón nhận tiếng nói, tiếng cười của con.
=> Tình cảm cha mẹ, gia đình dành cho con thật ngọt ngào, êm ái.
- Đan lờ...
 Vách nhà...
→ Cuộc sống lao động cần cù, vui tươi, gắn bó.
- Rừng cho hoa...
 Con đường cho...
→ Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình.
=> Con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
2. Nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình và lời dặn dò.
- Người đồng mình vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
- Mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, cần cù, nhẫn nại xây dựng quê hương.
=> Tự hào với truyền thống quê hương, vững bước trên đường đời.
III. Tổng kết.
- Ghi nhớ: Sgk
HĐ 4. Củng cố- dặn dò.
1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là:
a. Con	b. Người cha
c. Người mẹ	d. Người đồng mình.
2. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ là:
a. Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giàu sức gợi cảm.
b. Đối thoại lồng độc thoại.
c. Hình ảnh phong phú, từ ngữ trau chuốt.
d. Giọng điệu trầm lắng, suy tư.
3. Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ là:
a. Biểu cảm	b. Tự sự
c. Nghị luận	d. Miêu tả.
- Về học thuộc lòng bài thơ; chuẩn bị kiểm tra 15' "Nghĩa tường minh và hàm ý".
D. Rút kinh nghiệm. ......................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 122.doc