Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Ôn tập tập làm văn

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Ôn tập tập làm văn

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I . Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

-Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự

-Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .

-Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học

2. Kĩ năng :

-Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học .

-Vận dụng kiến thức đã học để đọc –hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự

 3.Thái độ :

 - Giáo dục HS nhận thức rõ tính kế thừa có nâng cao của tập làm văn để từ đó HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn.

II. Chuẩn bị :

 - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.

 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Ôn tập tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn :9/12/2012
Tiết:80+81 Ngày dạy : 10/ 12 /2012
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
I . Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự 
-Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự .
-Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học 
2. Kĩ năng :
-Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự đã học .
-Vận dụng kiến thức đã học để đọc –hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự 
 3.Thái độ : 
 - Giáo dục HS nhận thức rõ tính kế thừa có nâng cao của tập làm văn để từ đó HS có ý thức học cẩn thận hơn, yêu thích môn văn.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp
-? Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào? 
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
?Nội dung nào là trọng tâm ?
-HS thảo luận theo cặp (1phút)
-Đại diện các cặp trả lời.
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
-? Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh như thế nào?
? Cho ví dụ để minh họa ? 
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
-? Văn bản thuyết minh khác với văn bản miêu tả ở chỗ nào?
-HS thảo luận theo nhóm(4 nhóm)(7 phút)
-Đại diện nhóm 1,4 lên trình bày.
-Các nhóm còn lại nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét.bổ sung.
? Sách Ngữ văn 9 tập1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự ? Vai trò ,vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự như thế nào?
-HS cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
?Vai trò ,vị trí, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? 
-HS cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có yếu tố nghị luận ?
-HS cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đó có yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm vídụ 
 (Chuyển tiết 81)
-? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?
-? Lấy ví dụ minh họa ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ (văn bản Làng,Lặng lẽ Sa Pa) 
- H: Tìm 2 đoạn văn tự sự , trong đó 1 đoạn người kể theo ngôi thứ nhất, 1 đoạn người kể theo ngôi thứ ba?
-Học sinh thảo luận theo cặp để tìm(5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ 
- ? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới?
? Giải thích vì sao trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
- Cho HS đọc câu hỏi 10
- Gọi 1HS lên trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung
-? Kiến thức tự sự ở tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc-hiểu các tác phẩm văn học tương ứng không?
-?Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc-hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự ? Phân tích 1 ví dụ để làm sáng tỏ.
- GV chia lớp làm 4 nhóm:(7’)
+ Nhóm 1,3 thảo luận đề 1
+ Nhóm 2,4 thảo luận đề 2.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
*Nội dung ôn tập
1.Phần tập làm văn lớp 9 tập 1 đã học các nội dung lớn sau:
 a.Văn bản thuyết minh : Luyện tập kết hợp giữa thuyêt minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
 b.Văn tự sự với 2 trọng tâm:
 - Tự sự kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm, lập luận
 - Đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện ,vai trò của người kể chuyện trong tự sự
*Trong đó phần văn bản tự sự là trọng tâm
2.Vai trò , vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh làm cho bài văn thêm sinh động , hấp dẫn
3.Sự khác nhau giữa văn thuyết minh với văn miêu tả 
 Miêu tả
 Thuyết minh
(Đối tượng của miêu tả thường là các con vật, con người, hoàn cảnh cụ thể)
-Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
-Dùng nhiều so sánh, liên tưởng
-Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
-ít số liệu cụ thể, chi tiết
-Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật
-ít có tính khuôn mẫu
-Đa nghĩa
(Đối tượng của thuyết minh thường là các loài vật , đồ vật )
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật
-Đảm bảo tính khách quan khoa học.
-Ít dùng tưởng tượng, so sánh
-Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
-ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học...
-Thường theo một số yêu cầu giống nhau
-Đơn nghĩa
4.a Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự giúp người viết đi sâu phân tích trình bày diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ...các nhân vật trong câu chuyện. (ví dụ truyện Làng)
 b. Nghị luận trong văn bản tự sự : Giúp người viết có thể trình bày về những vấn đề về nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống...rút ra từ diễn biến câu chuyện, từ cuộc đời nhân vật (ví dụ văn bản Cố hương, Thúy Kiều báo ân báo oán)
5.Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
-Đối thoại : cuộc trò chuyện giữa hai hay nhiều người về một đề tài nhất định.
-Độc thoại : là lời nhân vật tự nói với mình. 
-Độc thoại nội tâm: diễn ra trong tâm trí, trong đầu óc nhân vật . 
6.-Truyện Cố hương được kể theo lời của một nhân vật trong truyện và dùng ngôi thứ nhất để kể (tôi rủ hắn đi bẫy chim...)
-Truyện Lặng lẽ Sa Pa kể theo ngôi thứ ba người dẫn truyện
7.Giống và khác nhau của kiểu bài tự sự lớp 9 và lớp dưới
*Giống : Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả nội tâm, lập luận
*Khác : Lớp 9 nâng cao hơn tự sự với đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm, người kể và vai trò của người kể.
8. Trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự .Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự . Khi gọi tên một văn bản , người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất.
10. Bài văn của HS vẫn phải đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường ,HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo yêu cầu “chuẩn mực”của nhà trường, sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn
11.Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc-hiểu văn bản-tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ văn .Chẳng hạn khi đọc về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
12.Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho HS các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,...
* Vận dụng kiến thức đã học và ôn tập giải quyết đề bài sau: 
+Đề 1. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
 +Đề 2. Cảm xúc và suy nghĩ của em về bé Thu và tình cha con trong chiến tranh trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
 4.Củng cố - GV hệ thống lại bài học.
 5.Dặn dò:
-Về nhà ôn lại phần Tập làm văn 
-Chuẩn bị cho tiết trả bài Tiếng Việt ,trả bài kiểm tra Văn.
 IV. Rút kinh nghiệm : 
Tuần 18 Ngày soạn :12/12/2011
Tiết 84,85 Ngày dạy : 15/ 12 /2011
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I . Mục tiêu: Giúp HS:
 -Hs nắm được nội dung chính của các phần đã học trong Ngữ văn 9.
-Rèn kĩ năng nhận diện,phân tích,tổng hợp.
-Có ý thức tự học,tự tìm hiểu.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu kĩ các bài đã dạy ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Trả lời các câu hỏi SGK
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,trao đổi ,kĩ thuật động não.
- H: Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học.
-H:Nêu nội dung của từng phương châm hội thoại ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung .
-H:Tìm ví dụ vi phạm phương châm về lượng:
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và đưa ra thêm ví dụ 
-H:Tìm ví dụ vi phạm phương châm về 
chất ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và đưa ra thêm ví dụ 
-H:Tìm ví dụ vi phạm phương châm về 
cách thức ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và đưa ra thêm ví dụ 
-H :Để tuân thủ các phương châm hội thoại người nói cần nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp như thế nào?cho ví dụ ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và đưa ra thêm ví dụ 
-H:Nhận xét về từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
-H:Người nói xưng hô cần phụ thuộc vào tính chất nào?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
-H:Tìm các từ ngữ xưng hô ngôi thứ nhất số ít trong Tiếng Việt?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
-H:Khi xưng hô với người đối thoại cần chú ý điều gì?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
-H:Hãy giải thích nghĩa trong bài tập 3
+Từ ta trong Một mảnh tình riêng ta với ta 
+Từ ta trong Bác đến chơi đây ta với ta
-Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. 
-H:Thế nào là cách dẫn trực tiếp ,cách dẫn gián tiếp?
-H:Cho ví dụ về lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. 
-H:Nêu cách phát triển từ vựng?
-H:Một từ có thể có nhiều nghĩa hay không?cho ví dụ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. 
-H:Sự phát triển nghĩa của từ có mấy phương thức,hãy lấy ví dụ minh họa?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. 
-H:Tìm ví dụ về từ mới trong Tiếng Việt mượn tiếng nước ngoài
Chuyển sang tiết 86
-H:Nhắc lại đặc điểm của thuật ngữ?
-H:Tìm ví dụ về thuật ngữ Toán học ,văn học?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. 
-H:Các hình thức trau dồi vốn từ?
-H:Lấy ví dụ một chữ có thể diễn tả nhiều ý?
-Học sinh thảo luận theo cặp (3 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.
-H :Nhắc lại khái niệm từ đơn và từ phức ?
 -H :Lấy ví dụ về từ ghép và từ láy ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ. 
-H :Nêu khái niệm thành ngữ ?
-H :Cho ví dụ về thành ngữ trong văn chương?
(số cùng khí kiệt(Chuyện người con gái Nam Xương ) ,ngõ liễu tường hoa(Truyện Kiều)
-H :Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ ?cho ví dụ ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.
-H :Nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?cho ví dụ 
-H :Ôn lại khái niệm từ đồng âm ? cho ví dụ ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.(đường đi,vị ngọt của đường)
-H :Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa ? cho ví dụ ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.(từ xuân thay cho từ tuổi)
H :Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa ? cho ví dụ ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.(xấu-đẹp,xa-gần)
-H :Ôn lại khái niệm  cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung 
- H: Có mấy cách phát triển từ vựng ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung
-H:Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
- H: Từ mượn là gì ?cho ví dụ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
- H: Từ Hán Việt là gì ?cho ví dụ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
- H: Thuật ngữ là gì?Biệt ngữ xã hội là gì? cho ví dụ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
-H: Nêu khái niệm từ tượng thanh,từ tượng hình? 
-H:Cho ví dụ? 
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
- H : Kể tên và nêu của các biện pháp tu từ từ vựng đã học ?và nêu khái niệm của các biện pháp tu từ đó ,cho ví dụ minh họa?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
*Nội dung ôn tập
 1.Các phương châm hội thoại .
a.Các phương châm hội thoại đã học:
+Phương châm về chất
+Phương châm về lượng 
+Phương châm quan hệ 
+Phương châm cách thức
+Phương châm lịch sự 
* Ví dụ vi phạm phương châm về lượng:
+Gà là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta.
*Ví dụ vi phạm phương châm về chất:
+Con vịt muối đẻ ra trứng vịt muối.
* Ví dụ vi phạm phương châm cách thức:
+Chiếc xe này đạp rất nặng.(có hai cách hiểu :chiếc xe đạp này nặng ,chiếc xe bị khô dầu hoặc xích nên đạp rất nặng)
*Xem lại nội dung một số bài tập đã làm trong sách giáo khoa.
2.Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
3.Xưng hô trong hội thoại 
a.Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô .
b.Bài tập bổ sung.:
*Bài tập 1:Từ ngữ xưng hô ngôi thứ nhất số ít trong Tiếng Việt:tôi.tao.tớ,con ,cháu 
*Bài tập 2:Khi xưng hô với người đối thoại cần căn cứ vào đói tượng và những đặc điểm khác của tình huống để giao tiếp cho thích hợp.
*Bài tập 3:
+Từ ta trong Một mảnh tình riêng ta với ta .Từ ta chỉ số ít ,một mình nhà thơ với nhà thơ,
+Từ ta trong Bác đến chơi đây ta với ta.Từ ta chỉ số nhiều ,nhà thơ và bạn của mình làm thành một .
4.Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
5.Sự phát triển từ vựng.
a.Các cách phát triển từ vựng.
b.Bài tập bổ sung:
*Bài tập 1:Một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau.
Ví dụ :từ ăn
*Bài tập 2:Sự phát triển nghĩa của từ có 2 phương thức:
+phương thức:ẩn dụ;ví dụ:đầu người ,đầu súng,đầu đạn.
+phương thức:hoán dụ;ví dụ:Anh ta có chân trong Ban chấp hành công đoàn.
*Bài tập 3:Ví dụ về từ mới trong Tiếng Việt mượn tiếng nước ngoài:
+ti-vi,in-tơ-nét,com-pu-tơ
6.Thuật ngữ
a.Đặc điểm của thuật ngữ.
b.Ví dụ thuật ngữ Toán học :góc,phân giác,tam giác;thuật ngữ Văn học :đề tài,cốt truyện,nhân vật
7.Trau dồi vốn từ:
a.Các hình thức trau dồi vốn từ:
+Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
+Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
b.Ví dụ :
+Một chữ có thể diễn tả nhiều ý:ví dụ từ ăn(ăn ảnh,ăn ý,ăn cưới ,)
8.Tổng kết về từ vựng.
*.Từ đơn và từ phức .
*Thành ngữ.
*Nghĩa của từ.
*Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
*Từ đồng âm.
*Từ đồng nghĩa.
*Từ trái nghĩa.
*Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
*Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
- Có hai hình thức :
 	+ Phát triển về nghĩa của từ
	+ Phát triển về số lượng từ ngữ
	• Cấu tạo thêm từ ngữ mới
	• Mượn từ ngữ nước ngoài	
*Từ mượn 
*Từ Hán Việt 
*Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội	
*Từ tượng thanh và từ tượng hình:
. Các biện pháp tu từ từ vựng: 
- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
 4.Củng cố - GV hệ thống lại bài học.
 5.Dặn dò:
-Về nhà ôn lại những phần đã học.
-Chuẩn bị cho tiết :Tập làm thơ tám chữ 
 IV. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • doc82+83+84.doc