Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Luyện nói :nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Luyện nói :nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ

Tập làm văn: LUYỆN NÓI :NGHI LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ .

- Luyện tập cách lập dàn ý, cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Rèn kĩ năng diễn đạt , sự tự tin trình bày trước tập thể một nội dung

- Giáo dục HS tính tự tin bình tĩnh khi nói trước tập thể.

B. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài , bảng phụ có dàn ý

- HS: Đọc kĩ đề , chuẩn bị dàn ý, tập nói theo dàn ý

C.Tiến trình các hoạt động :

HĐ 1: Khởi động.

 a. Kiểm tra bài cũ

- Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Luyện nói :nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28	 Ngày soạn: 23/3/08
Tiết 140	 Ngày dạy: 29/3/08
Tập làm văn: LUYỆN NÓI :NGHI LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ .
- Luyện tập cách lập dàn ý, cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng diễn đạt , sự tự tin trình bày trước tập thể một nội dung
- Giáo dục HS tính tự tin bình tĩnh khi nói trước tập thể.
B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK + SGV, soạn bài , bảng phụ có dàn ý
- HS: Đọc kĩ đề , chuẩn bị dàn ý, tập nói theo dàn ý
C.Tiến trình các hoạt động :
HĐ 1: Khởi động.
 a. Kiểm tra bài cũ 
- Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần ?
 b. Bài mới
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2: GV nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói
- GV giới thiệu bài 
- Các nhóm thống nhất dàn ý và cử đại diện nhóm trình bày .
- H: Mở bài giới thiệu những gì ?
- H: Thân bài làm những gì ?
- H: Kết bài khẳng định những gì ?
- Lớp thống nhất dàn ý 
- GV nhận xét và thống nhất một dàn ý chung
HĐ 3: 
- GV chia lớp làm 4 nhóm. 1 - 2 HS trong nhóm trình bày dàn bài của mình.
- HS còn lại chú ý nhận xét, bổ xung.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét.
I.Chuẩn bị 
*Đề bài : Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
1.Mở bài :
 Giới thiệu tác phẩm và nêu cảm nhận chung về tình bà cháu sâu đậm của nhân vật trữ tình (nhà thơ) với người bà kính yêu khi xa cách .
2.Thân bài : Suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ .
 - Phân tích hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và những kỉ niệm sâu sắc, đằm thắm tình bà cháu.( tìm những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm để chứng minh) 
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm...”
“Năm ấy là năm .......mỏi
 bố đi đánh xe , khô rạc ngựa gầy...” 
Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố biểu cảm với miêu tả và tự sự thể hiện tình cảm thiết tha, thiêng liêng của người cháu đối với bà.	 
- Phân tích những suy ngẫm của người cháu (nhân vật trữ tình) về sự tần tảo, đức hi sinh của người bà .Bếp lửa tượng trưng cho đức hi sinh, sự chở che từ hơi ấm của bà . Bếp lửa gắn liền với niềm vui được sưởi ấm và lớn lên của người cháu... (Chứng minh bằng các chi tiết , hình ảnh trong tác phẩm) 	
- Nêu cảm nhận về ngọn lửa niềm tin mà người bà đã khơi dậy và truyền lại cho người cháu và mọi người
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa ,lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Trong hai câu sau, tác giả dùng từ “ngọn lửa” chứ không nhắc lại “bếp lửa”bởi hình ảnh bếp lửa đã được chuyển hóa thành sức mạnh tình cảm, tâm hồn của bà. “ngọn lửa” ở đây là ngọn lửa của niềm tin duy trì sự sống... 	
3.Kết bài :
 - Khẳng định tình cảm bà cháu gắn bó yêu thương 
 - Nêu ý nghĩa, giá trị của tình cảm (tình cảm gia đình) trong cuộc sống
II. Luyện nói trên lớp
 1. Luyện nói theo nhóm.
 2. Luyện nói trước lớp. 
HĐ 4: Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống lại bài.
- HS về nhà viết bài hoàn chỉnh cho đề văn trên, chuẩn bị " Những ngôi sao xa xôi"
D. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 140.doc