Tập làm văn : LUYỆN TẬP
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị :
-GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.Chuẩn bị nón.
- HS: Đọc kĩ bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Tuần 16 Ngày soạn:28/11/2010 Tiết 4 Ngày dạy: 30/11/2010 Tập làm văn : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. II. Chuẩn bị : -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.Chuẩn bị nón. - HS: Đọc kĩ bài sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động Nội dung HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình. HĐ 2:Phương pháp vấn đáp -H: Yêu cầu về nội dung và hình thức của một văn bản thuyết minh là gì? - HS trả lời. - GV nhấn mạnh yêu cầu của văn bản thuyết minh. HĐ 3: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - HS trao đổi, thảo luận(10phút) và trả lời. -Các nhóm trình bày dàn ý của nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung. HĐ3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật trình bày. -Học sinh tập viết mở bài cho đề bài:Thuyết minh chiếc nón. -Học sinh độc lập suy nghĩ tập viết mở bài. -GV gọi học sinh trình bày . -GV gọi nhiều đối tượng học sinh khác nhau. - HS nhận xét, bổ sung. - GV sửa chữa, bổ sung và hoàn chỉnh. -GV đưa ra 2 phần mở bài cho học sinh tham khảo. I. Lý thuyết. 1. Về nội dung: Văn bản thuyết minh phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các đồ dùng . 2. Về hình thức: Phải biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để giúp cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn. II. Ví dụ : Thuyết minh chiếc nón. 1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón. 2.Thân bài: a. Lịch sử chiếc nón. b. Cấu tạo của chiếc nón. c. Quy trình làm nên chiếc nón . d. Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón. 3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. III. Hướng dẫn viết đoạn văn phần mở bài: Mở bài 1: Là người Việt Nam thì ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc, phải không các bạn? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng làm việc. Chị ta đội chiếc nón trắng đi chợ, chèo đò Em ta đội chiếc nón trắng đi học, lên sân khấu. Chiếc nón trắng gần gũi, thân thiết là thế, nhưng có, khi nào đó bạn tự hỏi chiếc nón trắng ra đời từ bao giờ? Nó được làm ra như thế nào? Giá trị về kinh tế, văn hoá nghệ thuật của nó ra sao? Mở bài 2: Chiếc nón trắng Việt Nam không chỉ dùng để che mưa, che nắng mà dường như nó còn là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng đã đi vào ca dao “Qua đình ngả nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy. Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón trắng nhé. 4: Củng cố : GV củng cố lại bài. 5.Dặn dò. - Học lại lý thuyết văn thuyết minh. - Chuẩn bị bài :Xưng hô trong hội thoại IV.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: