Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Văn

1. Bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.

Câu 2:

Giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

Tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam, thời kì chống Mĩ cứu nước.

Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương được ra Bắc, vào viếng lăng Bác Hồ. Bài thơ được sáng tác vào dịp đó và được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).

Câu 3:

Cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài thơ?

Cảm xúc bao trùm của tác giả:

Lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ và niềm xúc động thiêng liêng khi đến viếng lăng Bác.

Trình tự bài thơ: bài thơ được viết theo trình tự một dịp vào viếng lăng Bác:

Khi đến trước lăng Bác.

Khi vào lăng viếng Bác.

Khi nghĩ về ngày mai chia xa.

 

doc 69 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VÀO LỚP 10
MÔN: NGỮ VĂN
Bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
Câu 2:
Giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ:
Viễn Phương (1928 - 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam, thời kì chống Mĩ cứu nước.
Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương được ra Bắc, vào viếng lăng Bác Hồ. Bài thơ được sáng tác vào dịp đó và được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).
Câu 3:
Cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài thơ?
Cảm xúc bao trùm của tác giả:
Lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ và niềm xúc động thiêng liêng khi đến viếng lăng Bác.
Trình tự bài thơ: bài thơ được viết theo trình tự một dịp vào viếng lăng Bác:
Khi đến trước lăng Bác.
Khi vào lăng viếng Bác.
Khi nghĩ về ngày mai chia xa.
Câu 4:
Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam
Hình ảnh hàng tre được miêu tả ở khổ thơ đầu:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
“Hàng tre” này vừa mang ý nghĩa đen, vừa mang nghĩa biểu tượng.
Nghĩa đen: Đó là những hàng tre thẳng tắp xanh bát ngát được trồng quanh lăng Bác Hồ.
Hình ảnh “hàng tre” ở đây còn ẩn dụ cho sức sống, cho tinh thần bất khuất của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Đó là lòng kiên trì, là sức sống mạnh mẽ, hiên ngang, bất khuất trước phong ba bão táp của cuộc đời.
Câu thơ cuối bài, tác giả trở lại hình ảnh cây tre:
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Sử dụng trong một bài thơ hai hình ảnh lặp lại đầu - cuối đều là hình ảnh tre. Đó là nghệ thuật lặp lại đầu cuối tương ứng trong cấu trúc thơ. Tuy nhiên, “hàng tre” và “cây tre” có điểm giống nhau (qua nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá) nhưng nó còn có sự khác nhau về cách diễn đạt. “Cây tre” ở đây còn có thể là tác giả, là tình cảm của tác giả, là lời hứa của nhà thơ với Bác kính yêu. Nhà thơ mong muốn được làm người con trung với nước, hiếu với dân, giữ gìn độc lập tự do cho đất nước, giữ gìn giấc ngủ bình yên cho Người.
Câu 5:
Tình cảm của nhà thơ và tình cảm của mọi người đối với Bác thể hiện trong khổ thơ 2,3 như thế nào? Phân tích một số hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ?
Tình cảm của nhà thơ và tình cảm của mọi người đối với Bác thể hiện trong khổ thơ 2,3 là niềm thành kính biết ơn và nỗi xúc động khôn nguôi khi đứng trước linh cữu của người.
Phân tích một số hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ ấy:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời trong câu thơ đầu tiên là mặt trời thực của thiên nhiên hàng ngày toả ánh sáng xuống vạn vật và con người.
Mặt trời trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ với Bác Hồ. Nếu như mặt trời thực đem lại ánh sáng cho con người và vạn vật thì Bác Hồ đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
ẩn dụ Bác với mặt trời vừa để nói lên sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân với Bác Hồ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ sâu sắc:
Hàng ngày, dòng người đến viếng lăng Bác được tác giả ẩn dụ so sánh họ như những tràng hoa dâng lên Người. Bởi vì Bác đã đem lại niềm vui, đem lại cuộc đời tươi đẹp, mãi mãi nở hoa trong mỗi con người.
Hình ảnh ẩn dụ thứ hai  “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho dân tộc.
Những hình ảnh ẩn dụ trên đã nói lên niềm kính yêu chân thành, sự biết ơn vô hạn của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
“Bác nằm trong giấc ngủ...” là biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Diễn đạt như vậy đã làm giảm nỗi đau xót xa của mỗi người khi chứng kiến cảnh Bác phải ra đi.
“Vầng trăng” là ẩn dụ với Bác Hồ. Bác được ví với vầng trăng gợi cho người đọc nhận thấy tình cảm của Bác đối với mọi người thật dịu êm như tình cảm của người mẹ.
“Vầng trăng” còn là một hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng. Như vậy, ẩn dụ vầng trăng với Bác còn muốn nói tới mong ước Bác luôn trường tồn mãi mãi trong mỗi người dân Việt Nam.
Câu 6:
Trước lúc phải chia xa, nhà thơ đã thể hiện tình cảm đối với Bác ra sao? Tình cảm ấy được diễn tả qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Trước lúc phải chia xa, nhà thơ đã thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa Bác, muốn mãi mãi ở bên lăng Người.
Tình cảm ấy được thể hiện qua rất nhiều biện pháp nghệ thuật trong khổ cuối của bài thơ:
Điệp từ “muốn làm”
Nhấn mạnh sự lưu luyến trong tình cảm của nhà thơ với Bác và cũng là ước muốn được cống hiến, được bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của Người.
Liệt kê:
Muốn làm con chim hót mang âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành của thiên nhiên đến bên lăng.
Muốn làm đoá hoa để toả những hương thơm thanh cao, đẹp đẽ nơi Bác yên nghỉ.
Muốn làm cây tre trung hiếu, nghĩa là muốn làm người con trung kiên, bất khuất để giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.
Tác giả đã liệt kê những gì tinh tuý nhất, tốt đẹp nhất đối với Bác và đối với dân tộc mình. Từ đó, Viễn Phương đã thể hiện tình cảm kính yêu vô hạn của nhà thơ với Bác Hồ.
Câu 7:
Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.
Bài thơ là sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật:
Bài thơ có một giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa xót xa, tha thiết, tự hào,  thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ, hình ảnh,...
Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ nhưng có dòng gồm 7 chữ hoặc 9 chữ. Cách gieo vần trong từng khổ thơ không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khổ thơ cuối, nhịp thơ nhanh hơn, với điệp ngữ “muốn làm” được lặp lại 3 lần đã nhấn mạnh niềm mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả khi phải rời lăng Bác.
Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi, vừa sâu sắc mà lại mang ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
Câu 8:
Em có nhân xét gì về từ ngữ xưng hô của tác giả trong khổ thơ đầu ? Xưng hô như vậy nhằm mục đích gì?
Từ ngữ xưng hô của tác giả trong khổ thơ đầu là: Con - Bác (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác). Xưng hô “con” rất thành kính, ngưỡng mộ, mà vẫn gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
Câu 9:
Viết đoạn văn bình khổ thơ 2 và 3 của bài thơ.
Nội dung khái quát: Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng.
Nghệ thuật: ẩn dụ, ẩn dụ so sánh.
c Nổi bật nội dung: vừa thể hiện sự xúc động, niềm thành kính của tác giả, của nhân dân với Bác kính yêu, vừa để ngợi ca sự vĩ đại và trường tồn mãi mãi của Bác trong tâm hồn người dân Việt Nam.
Bài Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu -	
Câu 1:
Tóm tắt “Truyện Lục Vân Tiên”.
            Lục Vân Tiên quê ở Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên xuống núi ứng thi. Dọc đường, gặp bọn cướp Phong Lai hà hiếp dân lành, chàng ra tay đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga từ đấy tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên.
            Trên đường đến dự khoa thi, Vân Tiên ghé thăm Võ Công, người hứa sẽ gả Võ Thể Loan cho chàng, rồi gặp nhiều người bạn như Hớn Minh, Vương Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Lúc sắp vào trường thi, chàng nghe tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về chịu tang. Dọc đường do khóc mẹ, Vân Tiên bị mù hai mắt, bị Trịnh Hâm, rồi cha con Võ Công hãm hại, nhưng được thần linh và người tốt cứu giúp.
            Nghe tin Lục Vân Tiên chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư ép gả Nguyệt Nga cho con trai không được bèn tâu vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Dọc đường, nàng ôm hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, sau được Phật Bà Quan Âm cứu sống. Nàng được Bùi Công nhận làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm ép nàng làm vợ. Nguyệt Nga bỏ trốn vào rừng và được một bà lão dệt vải cưu mang.
            Lục Vân Tiên sau này được gặp Hớn Minh và được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về thăm cha, viếng mộ mẹ và thăm gia đình Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Đánh tan giặc, Vân Tiên lạc trong rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Cuối cùng, chàng về triều, tâu rõ sự tình, kẻ gian bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga từ đấy sum vầy hạnh phúc.
Câu 2:
Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu  đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác “Truyện Lục Vân Tiên”.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843) nhưng 6 năm sau (1849), ông bị mù. Không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu tích cực tham gia phong trào kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc đánh giặc và sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. Lúc cả Nam Kì đã rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất trước kẻ thù, giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân cho đến lúc mất.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Sự nghiệp văn chương của ông đồ sộ, phong phú, mang đậm tinh thần yêu nước và đạo lý nhân dân, giàu sắc thái Nam Bộ. Các tác phẩm tiêu biểu như: “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Ngư Tiều y thuật vấn đáp”,...
Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là một nhân cách lớn có tác động sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhân dân Nam Bộ:
Nghị lực sống và cống hiến cho đời: Số phận sớm gặp cảnh bất hạnh (26 tuổi đã bị mù, công danh và tình duyên trắc trở, lớn lên gặp buổi loạn li), nhưng ông không gục ngã trước số phận, vươn lên sống có ích cho đến hơi thở cuối cùng. ở cả ba trọng trách, dù là một thầy giáo, một thầy thuốc hay một nhà thơ, ông cũng làm việc hết mình và nêu một tấm gương sáng cho đời.
Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất ...  Cả bài thơ chỉ có một dấu chấm câu kết thúc bài.
Với cách viết như vậy, bài thơ rất phù hợp với giọng điệu, với cảm xúc dạt dào, trôi theo dòng chảy của thời gian, của kỉ niệm trong tâm hồn nhà thơ.
Nhận xét về giọng điệu bài thơ và tác dụng của giọng điệu ấy:
Giọng thơ không hoa mĩ, không đại ngôn mà trái lại là một lời thủ thỉ, tâm tình, tự nhiên, thì thầm như đang trò chuyện, như giãi bày tâm sự, như đang độc thoại.
Giọng điệu như vậy có tác dụng làm cho nhà thơ như gửi gắm một lời nhắn nhủ về những tháng năm đã qua của cuộc đời người lính, nhắc nhở mọi người phải có thái độ sống ân tình, thuỷ chung với quá khứ.
 Câu 4:
Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ “ánh trăng”.
 Mạch cảm xúc của bài thơ:
Từ hình ảnh vầng trăng hiện tại, nhân vật trữ tình có những suy nghĩ về vầng trăng quá khứ (vầng trăng tuổi thơ và vầng trăng trong chiến tranh), rồi từ đó nhắc nhở mọi người về thái độ sống với quá khứ.
 Câu 5:
Chép nguyên văn hai khổ thơ đầu bài thơ “ánh trăng” và cho biết nội dung, nghệ thuật chính của hai khổ thơ này.
Chép chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ “ánh trăng”
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
 Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Nội dung, nghệ thuật của hai khổ thơ trên : Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
Trăng gắn bó với nhân vật trữ tình ngay từ thuở ấu thơ:
Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả, dù ở nơi đâu trăng cũng bên cạnh. Tác giả dùng thể thơ năm chữ với nhịp điệu nhanh, linh hoạt để thể hiện sự vận động của không gian, thời gian. Hồi ức kể bằng hình ảnh được chuyển rất nhanh từ không gian (đồng-sông-bể-rừng) đến sự vận động của thời gian (sự trưởng thành của nhân vật trữ tình lớn lên từ đồng quê). Chỉ với hai dòng thơ mà ta đã cảm nhận được niềm hạnh phúc của tuổi thơ được gắn bó với vầng trăng thân thương của nhân vật trữ tình.
Trăng gắn bó với nhân vật trữ tình cả trong chiến tranh:
Trăng đã gắn bó với tác giả cả tuổi thơ, nhưng phải đến khi ở rừng, tức là lúc tác giả sống ở vùng rừng núi thời kháng chiến, xa quê hương, xa gia đình, thì vầng trăng mới thực sự trở thành người bạn “tri kỉ ”, là đôi bạn rất thân thiết, rất hiểu nhau, không thể thiếu nhau, chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ. Đến khi vầng trăng xuất hiện thì nhịp thơ chậm lại, hợp với sự suy ngẫm: “Trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ ”.
Trăng và người chiến sĩ đã sống với nhau thân thiết, gần gũi đến “trần trụi ”, hồn nhiên vô tư đến độ “như cây cỏ ”, không có khoảng cách không gian, thời gian nào giữa họ. Vì vậy, vầng trăng không chỉ là “tri kỉ ” mà còn là “tình nghĩa ”, thuỷ chung, đầy ân tình. Đến đây, sự vận động của không gian và thời gian như dừng lại trong sự ân nghĩa thuỷ chung : “ngỡ không bao giờ quên - cái vầng trăng tình nghĩa”.
 Câu 6:
Chép nguyên văn khổ thơ thứ 3, 4 của bài thơ “ánh trăng”. Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của hai khổ ấy.
Chép chính xác khổ thơ thứ 3, 4 của bài thơ “ánh trăng”
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
 Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Nội dung, nghệ thuật đặc sắc của hai khổ thơ trên:
Nội dung: suy nghĩ về vầng trăng hiện tại (vầng trăng thời bình đi giữa thành phố)
Ngỡ rằng con người có lẽ không bao giờ quên hình ảnh sâu đậm của trăng thế mà khi hoàn cảnh thay đổi, lòng người đã thay đổi, trở nên vô tình, trở thành “kẻ ăn ở bạc”. Chiến tranh kết thúc, hoà bình lập lại, từ rừng về thành phố, sống trong các buyn-đinh, cao ốc, quen với ánh điện, cửa gương... thì vầng trăng chi kỉ, vầng trăng tình nghĩa kia đã bị con người quên lãng, dửng dưng đến đau lòng: “vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường”. ánh sáng tự tạo đã làm lu mờ ánh sáng của thiên nhiên - người bạn mà một thời anh đã từng khẳng định: “ngỡ không bao giờ quên - cái vầng trăng tình nghĩa”.
Hình ảnh nhân hoá vầng trăng lặng lẽ đi qua ngõ, chẳng ai còn nhớ, chẳng ai còn hay khiến ta chạnh lòng. Trăng đâu có cao xa vời vợi, trăng thật gần gũi, thân thương, vậy mà con người đã xem trăng như “người dưng qua đường”. Thế mới biết hoàn cảnh tác động sâu sắc tới con người. Đoạn thơ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng thấm thía đối với những người còn chút lương tâm, lương tri.
Khi gặp tình huống đặc biệt : điện mất, phòng tối (tượng trưng cho những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống), lúc ấy, con người mới vội vã đi tìm trăng. Động từ “vội ”, “bật tung” đã diễn tả hành động khẩn trương, vội vã đi tìm nguồn sáng của nhân vật trữ tình. Tưởng chừng sự lãng quên kia, sự dửng dưng vô tình làm trăng quên mình song điều bất ngờ, trăng vẫn đến với người, vẫn nguyên vẹn tình nghĩa như xưa. Hành động ấy của trăng đã làm cho nhân vật trữ tình phải hổ thẹn và day dứt.
 Câu 7:
Chép nguyên văn hai khổ thơ cuối bài thơ “ánh trăng”. Nêu nội dung, nghệ thuật chính của hai khổ thơ đó.
Chép chính xác hai khổ thơ cuối bài thơ “ánh trăng”
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
 Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Nội dung, nghệ thuật đặc sắc của hai khổ thơ trên:
Hai khổ thơ cuối chính là suy tư, day dứt của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
“Ngửa mặt ” là tư thế tập trung chú ý hướng ra ngoại cảnh “mặt đối mặt đàm tâm”. Người nhìn trăng, trăng nhìn người, trăng không nói. Chính cái nhìn chăm chú ấy của trăng khiến anh phải suy tư.
Trăng gợi anh nhớ lại bao kỉ niệm về quá khứ, đó là thiên nhiên: rừng, sông, đồng, bể, là nơi anh đã gắn bó, thậm chí đã để lại một phần máu thịt của mình. Từ láy “rưng rưng” thể hiện sự xúc động đến nghẹn ngào, xúc động về quá khứ, xúc động về sự lãng quên của bản thân mình. Cấu trúc câu thơ song hành, phép tu từ so sánh, điệp từ “là ” đã tạo nên giọng thơ chân thành, đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng mà vô cùng thấm thía.
Cho dù người có quên trăng, thì trăng vẫn cứ đến với người như xưa, bất chấp mọi sự cản ngăn. Động từ “cứ ” kết hợp với tính từ tròn vành vạnh đã nhấn mạnh điều đó.
Hành động “im phăng phắc” của trăng là biểu tượng cho sự bao dung, độ lượng nhưng rất nghiêm khắc của người Việt Nam. Và đó cũng chính là tính triết lý của bài thơ. Động từ “giật mình ” vừa thể hiện tâm trạng bàng hoàng, vừa thể hiện sự hối hận của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
 Câu 8:
Trong 6 khổ thơ, khổ thơ nào tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm? Tại sao?
Trong 6 khổ thơ, khổ thơ cuối đã thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm. Vì:
Vầng trăng “tròn vành vạnh ” mang một vẻ đẹp viên mãn, là biểu tượng của sự bao dung, độ lượng, của tình nghĩa thuỷ chung, son sắt, trong sáng mà không hề đòi hỏi đáp đền. Vầng trăng “im phăng phắc”, không hề trách cứ, lặng lẽ, vô ngôn “kể chi người vô tình ”. Nhưng nhìn vầng trăng “tròn vành vạnh ” đó, “người vô tình ” càng thấy rõ cái “khuyết” của chính mình để đến độ phải “giật mình ”. Cái khoảng lặng của ánh trăng và cái “giật mình ” chân thành đã có sức cảm hoá mãnh liệt lòng người.
 Câu 9:
Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong bài thơ.(*)
Trong bài thơ có 6 khổ thơ:
Từ khổ thơ thứ nhất đến khổ thơ thứ tư chủ yếu là yếu tố tự sự, còn khổ thơ thứ năm và thứ sáu chủ yếu là yếu tố biểu cảm.
Tuy nhiên, trong những khổ thơ ấy không phải hoàn toàn là tự sự và biểu cảm mà hai yếu tố này kết hợp hài hoà với nhau.
Khổ thơ thứ nhất và thứ hai kể về cảm xúc của nhân vật trữ tình về vầng trăng thời quá khứ: trăng với người gắn bó mật thiết với nhau như đôi bạn tri kỉ, nghĩa tình. Lời kể rất thủ thỉ, tâm tình, nhấn mạnh mối quan hệ keo sơn giữa người với trăng.
Khổ thơ thứ ba và thứ tư của bài thơ vừa kể vừa nêu suy nghĩ của nhân vật trữ tình về vầng trăng thời hiện tại. Cuộc sống thay đổi, tình cảm con người cũng đổi thay. Nếu trước kia trăng và người gắn bó keo sơn thì giờ đây trăng và người trở thành xa lạ. Chỉ đến lúc con người gặp khó khăn, trắc trở, lúc bấy giờ mới nhớ tới người bạn tri kỉ xưa kia là vầng trăng. Người vội vã tìm trăng, tưởng rằng trăng cũng sẽ quên lãng mình nhưng thật bất ngờ, trăng vẫn đến với người, vẫn nguyên vẹn nghĩa tình như xưa.
Đến hai khổ thơ cuối, chính là những suy tư, day dứt và xúc động của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Trăng nhìn người, người lại nhìn trăng. Chính cái nhìn chăm chú của trăng khiến cho người phải hổ thẹn, day dứt vì những lỗi lầm đã qua của mình với trăng.
Tác dụng:
Sự kết hợp rất hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình trong bài thơ làm cho mạch cảm xúc của nhà thơ được tự nhiên, phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 Câu 10:
Giải thích tiêu đề bài thơ “ánh trăng”
Tiêu đề bài thơ “ánh trăng”:
Từ một hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã gợi cho người đọc bao liên tưởng. Đó là một thứ ánh sáng dịu hiền, len lỏi vào những nơi tối tăm của con người và vạn vật nhằm thức tỉnh con người, giúp họ nhận ra những điều mà mình vô tình lãng quên để hướng tới những gì tốt đẹp nhất.
 Câu 11:
Nhận xét về từ ngữ, chữ viết và dấu câu trong bài thơ? Tác dụng của hình thức nghệ thuật này?
Nhận xét về từ ngữ, chữ viết và dấu câu trong bài thơ:
Từ ngữ: bình dị, mộc mạc như một lời tâm tình.
Chữ viết: có hai từ phiên âm tiếng Anh phù hợp với việc diễn tả lối sống hiện đại của nhân vật trữ tình.
Cả bài thơ có duy nhất một dấu chấm câu kết thúc.
c Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đều phù hợp với phương thức tự sự và biểu cảm của bài thơ. Làm cho mạch cảm xúc của tác giả được bộc lộ một cách chân thành và sâu sắc.
 Câu 12:
Chỉ ra những câu thơ độc thoại nội tâm và nêu tác dụng của những câu thơ này.
Những câu thơ độc thoại nội tâm có trong bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
và
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
FLời độc thoại nội tâm ấy chính là những suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Đó là sự xúc động, ân hận, day dứt, suy tư của con người khi đã một thời lãng quên quá khứ.
 Câu 13:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ tượng trưng cho điều gì? Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ.
Hình ảnh vầng trăng là biểu tượng của quá khứ, của nghĩa tình, của sự bao dung, độ lượng, của những năm tháng gian khổ chiến tranh, của tình đồng chí, đồng đội người lính.
Nêu ý nghĩa khái quát của bài thơ (chủ đề bài thơ)
Qua hình tượng ánh trăng, nhà thơ đã tâm sự với người đọc những gì sâu kín nhất nơi lòng mình, tự nhắc nhở mình về những năm tháng gian lao đã qua gắn liền với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩa gợi nhắc người đọc không nên sống vô tình, mà phải có thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, phải giữ trọn nghĩa tình son sắt với bạn bè, đồng chí, nhân dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_vao_lop_10_mon_van.doc