Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Ôn tập

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Ôn tập

I. Mục tiêu:

- Nắm được khái niệm thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác.

-Hiểu đ¬ược tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.

-Và các biện pháp tu từ để áp dụng vào làm bài tập.

 - Rèn luyện kỹ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết và rèn luyện kĩ năng dùng từ và các biện pháp tu từ thích hợp .

- Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng từ và các biện pháp tu từ.

 II. Chuẩn bị :

 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.

 - HS: Xem bài trước ở nhà

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn:12/12/2010	Ngày soạn: 05/12/2010
Tiết: 6	 Ngày dạy: 14/12/2010
Tiếng việt ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng khác. 
-Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. 
-Và các biện pháp tu từ để áp dụng vào làm bài tập.
 - Rèn luyện kỹ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết và rèn luyện kĩ năng dùng từ và các biện pháp tu từ thích hợp .
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi dùng từ và các biện pháp tu từ.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài trước ở nhà 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi,kĩ thuật động não.
- H:Nhắc lại khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ?cho ví dụ minh họa?
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
-Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS suy nghĩ và độc lập trả lời.
-GV nhận xét ,bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 .
-Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.-GV bổ sung
HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi,kĩ thuật động não.
-H:Có mấy hình thức trau dồi vốn từ?nêu dặc điểm của mỗi hình thức?
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
-Học sinh thảo luận theo nhóm (5 phút)
+nhóm 1+3 câu a
+nhóm 2+4 câu b
-Đại diện các nhóm trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS suy nghĩ và làm bài độc lập trả lời.
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung
HĐ 3.Phương pháp vấn đáp,trao đổi ,kĩ thuật động não.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
-Học sinh thảo luận theo nhóm (5 phút)
+nhóm 1câu b
+nhóm 2câu c
+nhóm 3câu d
+nhóm 4câu e
-Đại diện các nhóm trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV bổ sung
I.Thuật ngữ
1.Nhắc lại khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ.
2.Bài tập 
Bài tập 2:
- Điểm tựa (Thuật ngữ vật lý) điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
- Điểm tựa (trong khổ thơ của Tố Hữu) : Nơi gởi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ (thời kỳ chúng ta đang chống Mỹ cứu nước rất gian khổ, ác liệt)
Bài tập 3 
a.Hỗn hợp: thuật ngữ
b.Hỗn hợp: nghĩa thường.
Bài tập 4
Định nghĩa cá của sinh học:động vật có xương sống ,ở dưới nước ,bơi bằng vây nhưng không nhất thiết phải bằng mang.
II.Trau dồi vốn từ
1.Nhắc lại kiến thưc về trau dồi vốn từ
2.Bài tập 	
Bài tập 2: Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
	a.Tuyệt
	-Dứt,không còn gì:tuyệt chủng(bị mất hẳn nòi giống), tuyệt giao(cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói không chịu ăn để phản đối - một hình thức đấu tranh)
	b.Đồng
-Cùng nhau ,giống nhau :
	Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ
	a.Dùng sai từ “im lặng”→ thay bằng từ “yên tĩnh,vắng lặng ...”
	b.Dùng sai từ “thành lập”→ thay bằng từ “thiết lập ...”
	c.Dùng sai từ “cảm xúc”→ thay bằng từ “xúc động, cảm phục”
 d.Dùng sai từ “dự đoán” → thay bằng từ “phỏng đoán, ước đoán, ước tính”
III.Tổng kết từ vựng 
Bài tập 3 (trang 146)
-Phân tích nét độc đáo trong các câu thơ:
+câu b.Tác giả dùng phép nói quá để nói lên sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
+câu c.Dùng phép so sánh để miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
+câu d.Phép nhân hóa ,nhà thơ đã nhân hóa ánh trăng ,biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ →làm thiên nhiên sống động có hồn và gắn bó với con người.
+câu e.Phép ẩn dụ tu từ :từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 là em bé trên lưng mẹ →sự gắn bó của đứa con đối với người mẹ ,là nguồn sống ,là niềm tin của mẹ.
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Nắm lại kiến thức về thuật ngữ ,trau dồi vốn từ ,các biện pháp tu từ đã học.
-Chuẩn bị thi học kì I.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 31 Ngày soạn:19/13/2011	Ngày soạn: 05/12/2010
Tiết: 19	 Ngày dạy: 21/03/2011
Tiếng việt ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức thành phần gọi đáp ,thành phần phụ chú .Nghĩa tường minh và hàm ý để áp dụng vào làm bài tập.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi sử dụng thành phần gọi đáp ,thành phần phụ chú .Nghĩa tường minh và hàm ý phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ các bài trên ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Xem bài thành phần biệt lập (tt).Nghĩa tường minh và hàm ý,Nghĩa tường minh và hàm ý(tt)
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:Kiểm tra sĩ số học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: không 
 3. Bài mới :
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp,trao đổi theo cặp theo nhóm ,vấn đáp tái hiện ?Nhắc lại khái niệm và đặc điểm của thành phần gọi đáp ?cho ví dụ minh họa?
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.
?Nhắc lại khái niệm và đặc điểm của thành phần phụ chú ?cho ví dụ minh họa?
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
?Tìm thành phần phụ chú 
-Học sinh thảo luận theo nhóm (4 nhóm ) (5 phút)
-Đại diện các nhóm trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 4
?Hãy cho biết các thành phần phụ chú ở mỗi câu liên quan đến những từ ngữ nào trước đó?
- HS suy nghĩ và độc lập trả lời.
-GV nhận xét ,bổ sung
-HS viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới ,trong đó có câu chứa thành phần phụ chú (trong 8’)
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung 
?Nhắc lại khái niệm và đặc điểm của niệm nghĩa tường minh và hàm ý?cho ví dụ minh họa?
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung và cho thêm ví dụ
?Nêu điều kiện sử dụng hàm ý ?
-HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét ,bổ sung 
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 .
-Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV nhận xét bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 
- HS suy nghĩ và độc lập trả lời.
-GV nhận xét ,bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- HS suy nghĩ và làm bài độc lập trả lời.
-Lớp nhận xét,bổ sung.
-GV nhận xét ,bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 .
-Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút)
-Đại diện các cặp trả lời 
- HS nhận xét, sửa chữa.
-GV bổ sung
*ÔN TẬP 
1.Nhắc lại khái niệm và đặc điểm thành phần biệt lập 
-Thành phần gọi đáp 
-Thành phần phụ chú 
*.Bài tập 
Bài tập 3/33:
a, Thành phần phụ chú “kể cả anh”giải thích “mọi người”
b, Thành phần phụ chú “Các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” giải thích “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này” .
c, Thành phần phụ chú “những người chủ thực sự của đất nước trong TK mới”giải thích “lớp trẻ”.
d, Thành phần phụ chú (1)Có cái ngờ (2) thương thương quá đi thôi
-> Thái độ người nói trước sự việc trong câu.
Bài tập 4/33
-Thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hoặc cung cấp thông tin phụ về thái độ ,suy nghĩ ,tình cảm của các nhân vật 
Bài tập 5/33
-Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới ,trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
2.Nghĩa tường minh và hàm ý 
*Nhắc lại khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý 
-Điều kiện để sử dụng hàm ý 
*.Bài tập 
Bài tập 3/75:
Câu có chứa hàm ý :cơm chín rồi có hàm ý là :ông vô ăn cơm 
Bài tập 4/75:
-Nắng gớm ,về nào không có hàm ý mà chỉ là câu đánh trống lảng 
-Tôi thấy người ta đồn ,không có hàm ý ,mà chỉ là câu bỏ lửng 
Bài tập 3/92
-Điền lượt lời của B vào chỗ trống:
B:Mình phải đến bệnh viện thăm bà .
 (Mình phải giải hết các bài tập để nộp cho thầy vào ngày mai
 Mình bận ôn thi )
Bài tập 4/75:
Thông qua sự so sánh hi vọng với con đường của Lỗ Tấn ,ta có thể hiểu hàm ý của tác giả là:tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư ,nhưng nếu cố gắng và kiên kì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Nắm lại kiến thức về bài đã học .
-Chuẩn bị ôn tập văn bản đã học.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13 tuan 3.doc