Tập làm văn: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
-Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
-Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
2. Kĩ năng :
-Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự .
-Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc-hiểu văn bản tự sự .
3. Thái độ:
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài: đọc kĩ đề bài xác định đúng đề để dùng ngôi kể cho phù hợp
II. Chuẩn bị :
-GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
- HS: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở sgk và làm theo yêu cầu của giáo viên
Tuần 15 Ngày soạn : 21/11/2011 Tiết 70 Ngày dạy : 24/11/2011 Tập làm văn: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: -Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự . -Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự . -Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự . 2. Kĩ năng : -Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự . -Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc-hiểu văn bản tự sự . 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài: đọc kĩ đề bài xác định đúng đề để dùng ngôi kể cho phù hợp II. Chuẩn bị : -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài. - HS: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi ở sgk và làm theo yêu cầu của giáo viên. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - ?Trong văn bản tự sự, biết sử dụng tốt yếu tố đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm sẽ có tác dụng như thế nào ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình. HĐ 2 :Phương pháp vấn đáp, thuyết trình.Kĩ thuật động não. - HS đọc đoạn trích sgk. -? Chuyện kể về ai và về việc gì ? - ? Ai là người kể chuyện trên? Những dấu hiệu nào cho em biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? ? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? (biết tường tận mọi hoạt động của từng người, ba nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả: Anh thanh niên vừa vào, kêu lên; cô kĩ sư thì đỏ mặt ; người họa sĩ già quay lại) ?Vậy kể chuyện theo ngôi thứ ba là hình thúc kể chuyện như thế nào ? - ?Những câu : Giọng cười như đầy tiếc rẻ ; Những người con gáinhư vậy. là nhận xét của ai ? Về người nào ? -Học sinh trả lời ,lớp nhận xét bổ sung . - GV nhận xét và thuyết trình. - ? Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật? -Học sinh thảo luận theo cặp (3 phút). -Đại diện các cặp trả lời . - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và chốt lại. - ?Thế nào là người kể chuyện? Vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể như thế nào ? - Cho HS đọc ghi nhớ sgk. HĐ 3.Phương pháp vấn đáp - HS đọc đoạn văn trong bài 1 - HS đọc bài tập 2 và nêu yêu cầu của bài tập. ?Người kể chuyện ở đây là ai ? -Học sinh trả lời ,lớp nhận xét bổ sung . - GV nhận xét bổ sung . -H :Ngôi kể này có ưu điểm gì so với ngôi kể trong đoạn trích ở mục I ? -Học sinh trả lời ,lớp nhận xét bổ sung . - GV nhận xét bổ sung và chốt ý . ?Ngôi kể này có hạn chế gì so với ngôi kể trong đoạn trích ở mục I ? -Học sinh trả lời ,lớp nhận xét bổ sung . - GV nhận xét bổ sung và chốt ý. - GV yêu cầu học sinh kể lại đoạn trích theo lời cô kĩ sư? - HS trình bày, lớp nhận xét. -GVnhận xét và chốt lại I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự 1. Ví dụ: a. Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên b. Người kể: vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện. - Ngôi kể: ngôi thứ 3 c. - Những “ giọng cười..”; - “những người sắp xa ta” → Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. d. Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn =>Có thể nhận xét người kể thấy hết, biết hết mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. 2. Ghi nhớ sgk/193 II. Luyện tập 1.Đọc đoạn trích 2. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. a - Người kể chuyện là chú bé Hồng → xưng tôi - Ưu điểm: + Giúp người kể dể đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật tôi. - Hạn chế: Trong miêu tả không bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật b : Kể lại đoạn trích theo lời cô kĩ . 4 .Củng cố: -Giáo viên củng cố lại bài. 5.Dặn dò: -Về nhà học bài ,hoàn thành bài tập vào vở. - Chuẩn bị “Chiếc lược ngà ” IV. Rút kinh nghiệm. ...........................................................................................
Tài liệu đính kèm: