Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Tiếng việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo).

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm được nội dung, phương châm quan hệ, phương châm, cách thức và phương châm lịch sự.

- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.

 II. Chuẩn bị :

 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.

 - HS: Đọc kĩ phần phương châm về quan hệ, phương châm về cách thức và phương châm lịch sự.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 1.Ôn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

- H: Thế nào là phương châm về lượng? Phương châm về chất?

- H: Cho một ví dụ phương châm về lượng và một ví dụ phương châm về chất?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt : Các phương châm hội thoại (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn: 13/11/2010
Tiết 2	Ngày dạy: 15/11/2010
Tiếng việt : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được nội dung, phương châm quan hệ, phương châm, cách thức và phương châm lịch sự.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
 II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Đọc kĩ phần phương châm về quan hệ, phương châm về cách thức và phương châm lịch sự.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ôn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- H: Thế nào là phương châm về lượng? Phương châm về chất?
- H: Cho một ví dụ phương châm về lượng và một ví dụ phương châm về chất?
 3. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 1: Khởi động :Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2.Phương pháp vấn đáp
- H: Nhắc lại phương châm quan hệ là phương châm như thế nào?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ vi phạm phương châm quan hệ 
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung 
-Giáo viên nhắc lại và đưa thêm ví dụ minh họa và liên hệ giáo dục học sinh.
 +A: Nằm lùi vào!
 +B: Làm gì có hào nào.
 +A: Đồ điếc!
 +B: Tôi có tiếc gì đâu.
- H: Thành ngữ dùng để chỉ tình huống vi phạm phương châm quan hệ ?
- H: Nhắc lại thế nào là phương châm cách thức ?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ vi phạm phương châm quan hệ 
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung 
-Giáo viên nhắc lại và đưa thêm ví dụ minh họa và liên hệ giáo dục học sinh.
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu ý nghĩa 2 câu thành ngữ và trả lời các câu hỏi.
- H: Thành ngữ : Dây cà ra dây muống và lúng búng như ngậm hạt thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào?
-H: Nhắc lại phương châm quan hệ là phương châm như thế nào?
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ vi phạm phương châm lịch sự .
-Học sinh trả lời 
-Lớp nhận xét,bổ sung 
-Giáo viên nhắc lại và đưa thêm ví dụ minh họa và liên hệ giáo dục học sinh.
HĐ3 :Phương pháp vấn đáp
- GV gọi học sinh đọc bài tập 2.
- H: Tìm các phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự? Lấy ví dụ minh hoạ?
-HS trao đổi thảo luận theo cặp .(7 phút)
-Đại diện các cặp trả lời .
-Lớp nhận xét ,bổ sung.
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
-GV gọi học sinh đọc bài tập 3
-H:Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
-Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
-Lớp nhận xét ,bổ sung.
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
-GV gọi học sinh đọc bài tập 4
-Học sinh thảo luận theo nhóm (6 nhóm)(5 phút)
Nhóm 1+2 câu a
Nhóm 3+4 câu b
Nhóm 5+6 câu c
-Đại diện các nhóm trả lời 
-Lớp nhận xét ,bổ sung.
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
I.Nhắc lại kiến thức :
1. Phương châm quan hệ.
- Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại, tránh nói lạc đề 
-Thành ngữ: “Ông nói gà bà nói vịt”
2. Phương châm cách thức.
- Nói năng phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
- Trong khi giao tiếp, phải chú ý tạo được mối quan hệ tốt đẹp với người đối thoại
- Thành ngữ: Dây cà ra dây muống : nói năng dài dòng, rườm rà.
- Thành ngữ: Lúng búng như ngậm hạt thị : Nói năng ấp úng không rành mạch, không thoát ý.
3. Phương châm lịch sự:
=> Khi giao tiếp cần tôn trọng và tế nhị người khác. 
II. Luyện tập :
Bài tập 2:
- Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự là nói giảm, nói tránh.
Ví dụ : Chị cũng có duyên (thực ra là chị xấu).
- Em không đến nỗi đen lắm (thực ra là rất đen).
- Ông không được khoẻ lắm (thực ra là ông đang ốm).
- Cháu học cũng tạm được đấy chứ? (Nghĩa là chưa đạt yêu cầu)
- Bạn hát cũng không đến nỗi nào? (Nghĩa là chưa hay).
- Anh ấy đang phong độ thế mà đã đi rồi ư? (Sao lại chết sớm thế)?
Bài tập 3:
-Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
a.nói mát
b.nói hớt
c.nói móc
d.nói leo
e.nói ra đầu ra đũa.
Bài tập 4:
a.Tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ .
b.Giảm nhẹ sự đụng chạm tới người nghe.
=>tuân thủ phương châm lịch sự 
c.Báo hiệu cho người nghe =>tuân thủ phương châm lịch sự 
 4.Củng cố:
-GV củng cố lại bài
5.Dặn dò:	
-Nắm vững các phương châm hội thoại .	
Chuẩn bị:các phương châm hội thoại (tt)
IV.Rút kinh nghiệm:
.
Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8 tuan 2.doc