Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập

Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức:

-Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.

-Công dụng của các thành phần trên.

 2. Kĩ năng:

-Nhận diện thành phần tình thái và cảm thán trong câu .

-Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán.

 3. Thái độ:

- - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt và có ý thức dùng đúng tiếng Việt.

II. Chuẩn bị :

 - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài, bảng phụ ghi ví dụ phần thành phần tính thái câu a,b.

 - HS: Đọc kĩ trả lời câu hỏi trong bài

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1.Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

-Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Cho ví dụ và phân tích.

Khởi ngữ là thành phần câu dùng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

-Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22	Ngày soạn: 14/01/2013
Tiết 105	Ngày dạy: 16/01/2013
Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
-Công dụng của các thành phần trên.
 2. Kĩ năng: 
-Nhận diện thành phần tình thái và cảm thán trong câu .
-Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán. 
 3. Thái độ: 
- - Giáo dục HS yêu thích tiếng Việt và có ý thức dùng đúng tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài, bảng phụ ghi ví dụ phần thành phần tính thái câu a,b.
 - HS: Đọc kĩ trả lời câu hỏi trong bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
-Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Cho ví dụ và phân tích. 
Khởi ngữ là thành phần câu dùng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
-Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
.HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2 :Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
 GV yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình máy chiếu 
- HS đọc các ví dụ trên máy chiếu 
?H?Các từ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
?H:Gv gợi ý : Từ chắc, có lẽ thể hiện mức độ tin cậy đối với sự việc được nói đến như thế nào?
-HS trả lời ,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
H:Nếu không có những từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không ?vì sao?
 Nếu bỏ hai từ ấy đi thì nghĩa của câu có bị thay đổi không? Vì sao?
-Học sinh thảo luận theo cặp (3’)
- Đại diện các cặp trình bày.
- Lớp nhận xét , bổ sung và chốt ý.
* Giải thích: Nếu không có những từ ngữ in đậm ấy thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi vì các từ ngữ in đậm chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc ở trong câu, chứ không phải là thông tin sự việc của câu. 
Gv:chắc, có lẽ là thành phần tình thái.
- H: Như vậy, thế nào là thành phần tình thái?
-Gọi học sinh đọc dấu chấm đầu tiên của phần ghi nhớ.
- H: Thành phần tình thái bao gồm mấy dạng?
+Chắc hẳn ,chắc là ,chắc chắn..(chỉ độ tin cậy cao)
+Hình như ,dường như ,hầu như,có vẻ như(chỉ độ tin cậy thấp)
*GV gọi học sinh đọc phần lưu ý .
- H: Đặt câu có thành phần tình thái?
+Ví dụ ;GV đặt mẫu ,hd học sinh đặt câu có một trong các từ trên 
*Chắc là chị ấy buồn lắm
*Có lẽ trời không mưa nữa đâu
*Hình như Nam đang mong ai đó nên cứ đứng ngồi không yên.
-GV gọi một số học sinh đặt .
HĐ 3 :Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
- HS đọc các ví dụ trên máy chiếu 
H:-Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? 
Hs trả lời ,lớp nhận xét bổ sung.
GV: Các từ ngữ in đậm không chỉ các sự vật hay sự việc, nó giúp người nói giãi bày nỗi lòng của mình hay nói theo kiểu văn chương chúng chỉ là các “đường viền” cảm xúc của câu.
-HS trả lời ,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
- H: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”?
-GV:Đó là phần câu tiếp theo của các từ ngữ in đậm, phần câu này đã giải thích cho người nghe biết tại sao người cảm thán. 
 H: Các từ ngữ in đậm được dùng để làm gì? 
ồ ,trời ơi để làm gì?
* Các từ ngữ in đậm dùng để bộc lộ trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói. 
 GV:Ồ, trời ơi: Thành phần cảm thán.
-H: Em hiểu thế nào là thành phần cảm thán?
-HS đọc phần ghi nhớ dấu chấm thứ 2
Gv yêu cầu học sinh đặt câu có thành cảm thán ?
Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!
	(Tố Hữu – Trên đường thiên lí) 
Ơi hoa sen đẹp của bùn đen!
( Tố Hữu – Theo chân Bác)
-H: Lấy ví dụ minh họa?
- H: Em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
- HS đọc lại ghi nhớ trong sgk.
-GV cho học sinh xem tranh và đặt câu có thành phần tình thái hoặc cảm thán 
Trong cuộc sống chúng ta hay dùng 
HĐ 4 :Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyế vấn đề ,kĩ thuật động não.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1trên máy chiếu 
- GV gọi 4 HS trình bày,GV đặt câu hỏi ,mỗi em làm 1 câu.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2trên máy chiếu 
-GV gọi hs lên sắp xếp 
- Lớp nhận xét , bổ sung
-GV nhận xét,bổ sung và chiếu nội dung đáp án 
- HS đọc yêu cầu bài tập 3trên máy chiếu 
-Học sinh đứng tại chỗ trả lời 
- Lớp nhận xét , bổ sung
-GV nhận xét,bổ sung 
Tác giả dùng từ “chắc” trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh” vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra khác đi một chút: 
+ Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc phải diễn ra như vậy.
+ Thứ hai, do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. 
- HS đọc yêu cầu bài tập 4trên máy chiếu 
-GV đọc mẫu và yêu cầu hs về nhà làm 
I.Thành phần tình thái
1.Ví dụ : 
a.Chắc → thể hiện nhận định của người nói với độ tin cậy cao
b.Có lẽ → hiện nhận định của người nói với độ tin cậy chưa cao
-Không có những từ ngữ trên thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi 
→chắc, có lẽ là thành phần tình thái.
=>Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
*ý 1 /ghi nhớ /sgk/18
II. Thành phần cảm thán
1.Ví dụ : 
- Các từ : ồ, Trời ơi không chỉ sự vật hay sự việc.
a. ồ :sự ngạc nhiên,vui sướng 
 b. Trời ơi :Thái độ tiếc rẻ 
 →Ồ, trời ơi: Thành phần cảm thán.
 =>Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói(vui, buồn,...)có sử dụng những từ ngữ như:chao ôi,a,ơi ,trời ơiThành phần cảm thán có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt .
*ý 2 /ghi nhớ /sgk/18
 =>Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập 
*Ghi nhớ: sgk.
III. Luyện tập
Bài tập 1:
1a.Thành phần tình thái:
có lẽ
c.hình như
d. chả nhẽ
1b.Thành phần cảm thán
 b. Chao ôi
Bài tập 2:
 Xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy như sau: Dừng như / hình như / có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắc hẳn - chắc chắn
Bài tập 3:
-Chắc chắn” có độ tin cậy cao nhất.
 -“Hình như” có độ tin cậy thấp nhất. 
Tác giả chọn từ chắc (có độ tin cậy cao hơn hình như và thấp hơn chắc chắn ) cho thấy người kể chuyện (nhân vật tôi) cũng chỉ dự đoán theo lô gích, chưa biết chuyện gì sẽ thực sự xẩy ra .
4. Củng cố :
*Giáo viên củng cố lại bài
5. Dặn dò:
-Về nhà học bài , tập viết một đoạn văn có chứa thành phần tình thái ,thành phần cảm thán.
- Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng trong cuộc sống.
IV.Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 98.doc