Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng

Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)

I.Mục tiêu: Giúp HS:

1.Kiến thức:

-Các cách phát triển từ vựng Tiếng Việt .

-Các khái niệm từ mượn ,từ Hán Việt ,thuật ngữ,biệt ngữ xã hội .

2.Kĩ năng:

+Kĩ năng bài học

-Nhận diện được từ mượn ,từ Hán Việt ,thuật ngữ,biệt ngữ xã hội .

-Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp,đọc –hiểu và tạo lập văn bản.

+Giáo dục kĩ năng sống:Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt

3.Thái độ:

- HS yêu thích sự giàu đẹp của tiếng Việt.

II.Chuẩn bị:

 - GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, Sgk từ lớp 6 ->9 + Sgv, soạn bài, bảng phụ ghi phần giải thích nghĩa các từ ngữ phần 2 mục V,phần 3 mục V.

 - HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập

II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiếng Việt: Tổng kết từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 23/10/2011
Tiết 48 Ngày dạy: 25/10/2011
Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức:
-Các cách phát triển từ vựng Tiếng Việt .
-Các khái niệm từ mượn ,từ Hán Việt ,thuật ngữ,biệt ngữ xã hội .
2.Kĩ năng:
+Kĩ năng bài học 
-Nhận diện được từ mượn ,từ Hán Việt ,thuật ngữ,biệt ngữ xã hội .
-Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp,đọc –hiểu và tạo lập văn bản.
+Giáo dục kĩ năng sống:Tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt 
3.Thái độ:
- HS yêu thích sự giàu đẹp của tiếng Việt.
II.Chuẩn bị:
	- GV: Nghiên cứu sách chuẩn kiến thức, Sgk từ lớp 6 ->9 + Sgv, soạn bài, bảng phụ ghi phần giải thích nghĩa các từ ngữ phần 2 mục V,phần 3 mục V.
	- HS: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học để làm bài tập
II.Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Từ đồng âm khác từ đồng nghĩa như thế nào ? Cho ví dụ để minh hoạ 
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*HĐ 1:Khởi động: Phương pháp thuyết trình 
*HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,kỹ thuật động não,thảo luận theo cặp 
?Có mấy cách phát triển từ vựng ?
?Hãy tìm ví dụ để minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.
-Giáo viên đưa ra một số ví dụ.
-Học sinh thảo luận theo cặp (2 phút) ? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách tăng số lượng các từ ngữ hay không? Vì sao ?
- Đại diện các cặp trả lời
- Lớp nhận xét. GV thống nhất ý và chốt lại 
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp
? Từ mượn là gì ?
(Từ mượn là từ được vay mượn từ ngôn ngữ khác để làm phong phú thêm vốn từ vựng. )
-HS đọc mục 2.
? Xác định đáp án nào đúng ?
HĐ 4: Phương pháp vấn đáp
? Từ Hán Việt là gì ?
(Từ Hán Việt là bộ phận từ mượn tiếng Hán nhưng đọc theo kiểu Tiếng Việt)
- GV Cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập 2 để làm.
HĐ 5: Phương pháp vấn đáp,thuyết trình thảo luận theo cặp 
?Thuật ngữ là gì?
(Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học ,công nghệ được dùng trong các văn bản khoa học ,công nghệ)
?Biệt ngữ xã hội là gì? 
(Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp nhất định) 
- Thảo luận theo cặp(1phút): Thuật ngữ có vai trò như thế nào trong đời sống hiện nay ?
?Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội?
- GV gợi ý cho HS tìm một số biệt ngữ được sử dụng trong HS, SV và trong đời sống.
HĐ 6 :Phương pháp vấn đáp
?Có mấy hình thức trau dồi vốn từ ?
 GV Cho HS giải nghĩa những từ ở bài tập 2.
	-GV viên ghi ra bảng phụ cho học sinh tham khảo
-Học sinh đọc bài tập 3
-Học sinh làm ra bảng phụ (6 nhóm)
+Nhóm:1+2 câu a
+Nhóm:3+4câu b
+Nhóm:5+6 câu c
- HS trình bày,lớp nhận xét 
- GV nhận xét và đưa ra bảng phụ 
?Qua năm mục đã phân tích em hãy suy nghĩ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng từ vựng trong thực tiễn giao tiếp?
(Gíao dục kĩ năng sống:KT :Động não)
GV nói lên tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt 
I.Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
- Có hai hình thức :
 	+ Phát triển về nghĩa của từ
	+ Phát triển về số lượng từ ngữ
	• Cấu tạo thêm từ ngữ mới
	• Mượn từ ngữ nước ngoài	
-Ví dụ:
-Phát triển từ vựng bằng cách phát triển nghĩa của từ : (dưa) chuột, (con) chuột (một bộ phận của máy vi tính)
-Cấu tạo thêm từ mới :quản trị mạng ,ngân hàng đề
-Mượn từ nước ngoài:com-pu-tơ,in-tơ-nét,phô-tô-cop-pi
- Sự phát triển của từ vựng đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong trong xã hội và phải theo sự phát triển của từ vựng
II.Từ mượn
 1. Khái niệm:
	-Từ mượn 
 2.Bài tập:
 - Chọn nhận định đúng : Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
III.Từ Hán Việt
 1.Khái niệm:
-	Từ Hán Việt 
 2. Bài tập:
Quan điểm đúng là : b – Từ Hán – Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
 IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội	
 1.Khái niệm:
	-Thuật ngữ 
 -Biệt ngữ xã hội 
 2.Vai trò của thuật ngữ: 
-Thuật ngữ phản ánh khái niệm khoa học,công nghệ,nếu không có thuật ngữ không thể nghiên cứu, học tập khoa học và công nghệ
	 3.Một số biệt ngữ : 
	- Trứng (điểm 0), phao (tài liệu dùng để quay cóp khi đi thi ), viêm màng túi (hết tiền ) → Biệt ngữ của HS, SV	- Ô-sin (người giúp việc trong nhà) → Biệt ngữ của một số người ở thành thị hiện nay
V.Trau dồi vốn từ
 1.Các hình thức trau dồi:
-Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ.
-Rèn luyện để làm tăng vốn từ
	2.Giải thích nghĩa của các từ ngữ sau:
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức các ngành
-Hậu duệ:con cháu của người đã chết
- Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói
-Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật
 3: Sửa lỗi dùng từ sai:
 a.Béo bổ (chỉ dùng cho cơ thể) 
→ béo bở (mang lại nhiều lợi nhuận)
 b.Đạm bạc (ít thức ăn,toàn thứ rẻ tiền,chỉ đủ ở mức tối thiểu)→ Tệ bạc (không nhớ gì đến ơn nghĩa,không giữ trọn tình nghĩa trước sau)
c.Tấp nập (gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt)→Tới tấp (liên tiếp dồn dập ,cái này chưa qua caí khác đã đến)
4. Củng cố :
 - GV hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò: 
-Chỉ ra các từ mượn ,từ Hán Việt ,thuật ngữ,biệt ngữ xã hội trong một văn bản cụ thể .Gỉai thích vì sao những từ ngữ đó lại được sử dụng trong văn bản đó.
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết Trả bài làm văn số 2
IV.Rút kinh nghiệm .......

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 49.doc