Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh

1.Mục tiêu :

 1.1/ Kiến thức :

- HS biết: Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

- HS hiểu: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

1.2/ Kỹ năng :

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 1.3/ Thái độ :

- Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác và có ý thức tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- GDHS kĩ năng sống: biết xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1, 2: Phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 
Tiết 1,2	
Tuần 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1.Mục tiêu :
	1.1/ Kiến thức : 
- HS biết: Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. Yù nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
- HS hiểu: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
1.2/ Kỹ năng : 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
	1.3/ Thái độ : 
- Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác và có ý thức tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- GDHS kĩ năng sống: biết xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.Trọng tâm : Phong cách sống của Bác
3.Chuẩn bị : 
	3.1/ Giáo viên : Ảnh về Bác, máy, đĩa nhạc (ca ngợi Bác)
	3.2/ Học sinh : Đọc kĩ văn bản, chú thích, trả lời câu hỏi, đọc lại văn bản “Đức tính giản dị của Bác” (L7)
4.Tiến trình dạy học :
	4.1/ Ổn định lớp : 
Lớp 9A1:	
Lớp 9A2:	
	4.2/ Kiểm tra bài cũ :
Câu 1/ Em hiểu như thế nào về kiểu VB nhật dụng? (5đ)
Câu 2/ Kể tên các kiểu VB nhật dụng đã học? (5đ)
Câu 1: Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống con người.
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Bài toán dân số
- Thông tin trái đất năm 2000
 4.3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: 
- Cho HS nghe bài hát
- GV dẫn vào bài từ nội dung bài hát
Hoạt động2:Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
* Gọi HS nêu ngắn gọn xuất xứ của VB
? Tác phẩm này thuộc kiểu VB nào? Trích từ đâu?
 - GV khái quát và chốt ý
- GV hướng dẫn HS đọc: chậm rãi, rõ ràng, ngắt ý và nhấn giọng ở từng luận điểm, chú ý các câu nói về sự giản dị của Bác.
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi 2 HS lần lượt đọc hết VB
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích
- Chú ý các chú thích: 1,3,5,6
- Từ việc giải nghĩa, GV yêu cầu HS giải thích nhan đề “Phong cách HCM”
Hoạt động 3 :Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Qua nội dung VB, em thấy vẻ đẹp phong cách HCM được thể hiện qua các khía cạnh nào?
 + Vốn tri thức yên thâm
 + Lối sống của Bác
? Em hãy phân đoạn VB theo 2 luận điểm trên?
? Nhắc lại nội dung chính của 2 đoạn? (HS dựa vào 2 luận điểm trên)
- Gọi HS đọc lại đoạn 1
? Tìm những chi tiết thể hiện vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Bác ?
 + Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa phương Đông tới phương Tây
? Người đã làm thế nào để có được vốn tri thức ấy?
 + Nói và viết nhiều thứ tiếng.
 + Làm nhiều nghề
 + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc
* HS thảo luận bàn 3 phút GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
* GV treo bảng phụ: câu hỏi thảo luận
? Dãy A: Điều quan trọng của Bác trong sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là gì?
? Dãy B: Sự tiếp thu đó đã hình thành ở Bác một nhân cách, một lối sống như thế nào?
- Gọi đại diện bàn trả lời
- Gọi đại diện các bàn khác trả lời, bổ sung từng câu
- GV chốt ý
a/ Bác không ảnh hưởng một cách thụ động tiếp thu mọi cái đạp, phê phán những hạn chế, tiêu cực
b/ Một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông, có sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và nhân loại.
* GV tích hợp: Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu đã viết:
 “Một con người gồm: kim, cổ, đông, tây
 Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”
- Gọi HS đọc đoạn 2
? Lối sống bình dị của Bác được thể hiện như thế nào?
 + Nơi ở, trang phục, ăn uống
? Lối sống bình dị của Bác được thể hiện rất VN, rất phương Đông như thế nào?
 + HS nhắc lại bài “Bài ca Côn Sơn” và GV bình thêm bài “Thuật hứng”
? Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
 + Đây không phải là lối sống khắc khổ, là cách tự thần thánh hóa, tự khác đời, hơn người, 
* GV tích hợp: đức tính giản dị của Bác, “Thăm cõi Bác xưa”
? Để làm nổi bật trong phong cách HCM tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
 + Đan xen giữa kể và bình, chi tiết chọn lọc, nghệ thuật đối lập: “Vĩ nhân mà rất giản dị”
* HS thảo luận theo tổ: 4 phút (GDKN sống)
? Từ vẻ đẹp phong cách HCM em đã rút ra những bài học thiết thực gì về lối sống cho bản thân từ tấm gương của Bác?
- HS thảo luận , GV gợi ý từ những nội dung cơ bản trong văn bản.
- Gọi đại diện nhóm trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý: bản thân các em phải biết tiếp thu những cái hay, cái tốt và có hướng phấn đấu cho bản thân để tự hoàn thiện mình
Hoạt động 4:
- HS đọc ghi nhớ
- GV phân tích một lần
Hoạt động 5:Hướng dẫn HS luyện tập
- Gọi đại diện tổ lên kể chuyện về lối sống giản dị của Bác.
* GV treo tranh, ảnh về Bác: HS cảm nhận
- GV lưu ý thêm cho HS: các nhà thơ được công nhận danh nhân văn hóa thế giới.
 + Nguyễn Du: 1965; 
 + Nguyễn Trãi: 1980
 + HCM: 1990
I. Đọc – hiểu văn bản :
 1. Tác giả : Lê Anh Trà- viện trưởng viện văn hóa VN
 2. Tác phẩm: 
Kiểu văn bản nhật dụng, trích trong HCM và văn hóa VN
 3. Đọc:
 4. Giải nghĩa từ:
 5. Bố cục:
 - Từ đầu à hiện đại
 - Còn lại
II. Phân tích văn bản:
 1. Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Bác:
 - Tiếp xúc với văn hóa nhiều nước trên thế giới.
 - Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng
 - Làm nhiều nghề
 - Đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu đến mức khá uyên thâm
 - Tiếp thu cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những tiêu cực
 - Một nhân cách rất bình dị là sự thống nhất hài hòa giữa dân tộc và nhân loại.
 2. Lối sống của Bác:
 - Nơi ở, làm việc: nhà sàn nhỏ, vỏn vẹn vài đồ đạc đơn sơ
 - Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, đôi dép thô sơ
 - Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối
 - Bác không tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời.
 - Một cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
 3. Giá trị nghệ thuật:
 - Kết hợp kể và bình
 - Dùng từ VH rất gần gũi
 - Đối: Bác vĩ nhân mà hết sức giản dị
* Ghi nhớ (SGK/8)
III. Luyện tập:
	4.4/ Câu hỏi và bài tập củng cố:
	Câu 1: Em cần học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác như thế nào?
	* Đáp án: Học tập về lối sống giản dị, quan niệm về cái đẹp, ý thức tu dưỡng bản thân
	Câu 2: Suy nghĩ của em về phong cách sống của bác?
	* Đáp án: HS nêu suy nghĩ chân thật, sâu sắc, thực tế.
	4.5/ Hướng dẫn HS tự học:
	* Đối với bài học ở tiết học này : 	
- Đọc lại văn bản và các chú thích 
	- Tìm thêm các ảnh về Bác
	- Đọc và ghi lại các bài thơ, văn nói về phong cách sống của Bác
	- Xem lại bài học, đọc bài đọc thêm
	* Đối với bài học ở tiết học sau :	
- Đọc kĩ văn bản “Đấu tranh cho một ”
	- Chú ý các chú thích: 1,3,4 
	- Vẽ tranh về chủ đề hòa bình
	- Nắm chắc các ý cơ bản của bài
5.Rút kinh nghiệm:
* Nội dung: 	
* Phương pháp: 	
* Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 12.doc