Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến 50

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến 50

Tiết 1,2 –Văn bản :

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 Lê Anh Trà

I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1 . Kiến thức : HS cần nắm được :

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống , đó chính là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, thanh cao và giản dị.

- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .

2 . Kĩ năng :

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá , đời sống .

3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu quý trân trọng, kính yêu Bác. Từ đó có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

 

doc 175 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 20 / 8/2011 
 Ngày day :
Tiết 1,2 –Văn bản :
	Phong cách Hồ Chí Minh
 Lê Anh Trà
I . Mục tiêu cần đạt 
 1 . Kiến thức : HS cần nắm được : 
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống , đó chính là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, thanh cao và giản dị.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể .
2 . Kĩ năng : 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc .
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá , đời sống .
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu quý trân trọng, kính yêu Bác. Từ đó có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị
 Thầy: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời, con người HCM.
 Trò: Đọc bài, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
III . tiến trình lên lớp 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK , vở ghi và việc chuẩn bị bài ở nhà của h/s
3.Bài mới
GV giới thiệu nội dung bài học ( ) – ghi đầu bài lên bảng .
Hs đọc chú thích * ( SGK) 
GV giới thiệu một vài nét chính về tác giả 
? Hãy nêu xuất sứ của tác phẩm?
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu
Gọi H/s luyện đọc 
HS quan sát các chú thích ở SGK 
? Em hiểu nghĩa của từ “phong cách” như thế nào ? 
? áo có đặc điểm như thế nào được gọi là áo trấn thủ ? 
? Văn bản có thể chia bố cục như thế nào?
GV tổng hợp, bổ sung
HS theo dõi phần 1 ở SGK .
? Nhắc tới HCM, ta nhắc tới một nhà văn hoá, một con người có vốn tri thức sâu rộng. Nhờ đâu ở Người có vốn tri thức ấy?
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng: Pháp , Anh, Hoa, Nga
- Làm nhiều nghề để kiếm sống
?Người tiếp thu vốn văn hoá bằng cách nào?
GV củng cố, mở rộng: HCM biết nhiều ngoại ngữ: 6 thứ tiếng Người nói và viết như tíêng mẹ đẻ. Người cũng không từ một công việc chính đáng nào để kiếm ssống:
“ Có nhớ chăng.. đêm khuya”- CLV
? Tuy nhiên điều quan trọng là không phải cứ đi nhiều là biết, mà cái sự biết ấy còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận của cá nhân. Vậy Người tiếp nhận vốn văn hoá nhân loại ntn?
H/s theo dõi đoạn: “ Người cũng chịu hiện đại”
? Theo em trong tất cả những yếu tố trên, điểm nào là yếu tố quan trọng nhất?
GV cho h/s thảo luận và tổng kết:
- Gốc văn hoá dân tộc là yếu tố có vai trò và ảnh hưởng quyết định tới việc hình thành phong cách HCM
? Những yếu tố chủ quan và khách quan trên đã hình thành ở HCM một phong cách nổi bật. Câu đánh giá nào khẳng định điều đó?
Gv cho học sinh thảo luận
Gv bổ sung tổng kết- h/s theo dõi
 Phong cách HCM- một nhân cách rất Việt Nam: lối sống rất bình dị, gần gũi, rất phương đông nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại.
GV bình: Viết về Bác, nhà thơ Tố Hữu từng có những vần thơ gây xúc động lòng người:
Một nhà sàn nước non
Dù suốt 30 năm bôn ba khắp trời Tây, Người vẫn không quên cái nôi đất Việt với một phong cách khoẻ khoắn nhanh nhẹn, một tư thế, một lối sống bình dị, ung dung thanh thản là những nét dấu ấn đặc trưng của Người.
GV cho h/s đọc phần 2 SGK/6
? Nói đến phong cách HCM, tác giả đề cập đến mấy khía cạnh?
2 khía cạnh :
Phong cách sống
Phong cách sinh hoạt và làm việc
H/s chia nhóm thảo luận. Nhóm trưởng đại diện báo cáo
? Cuộc sống của Hồ Chủ tịch được phác hoạ qua những chi tiết nào?
H/s trình bày ý kiến của mình
GV tổng hợp
? Những nét phác họa trên cho em thấy được điều gì về phong cách sống của HCM?
GV chốt lại- h/s ghi
? Trong chương trình NV 8, bài thơ nào em được học cũng giơí thiệu với chúng ta điều này?
 Bài “ Tức cảnh Pác Bó”
GV bình nâng cao : Như vậy phong cách sống của HCM là hoàn toàn thống nhất. Không phải chỉ trong kháng chiến thiếu thốn Người mới sống như vậy mà ngay cả khi sống giữa thủ đô, Người vẫn giữ nguyên lối sống của mình.
? Bày tỏ ấn tượng, cảm xúc của mình, Lê Anh Trà đã đưa ra một nhận xét ngắn gọn mà xác đáng. Hãy tìm câu đánh giá ấy?
H/s phát hiện chi tiết câu:
Tôi dám chắc như vậy
? Để người đọc hình dung cụ thể và rõ hơn về phong cách sống của Bác, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
 Nghệ thuật so sánh .
? T/g bài viết so sánh hình ảnh Bác với ai?
- So sánh với các vị hiền triết xưa: N.B. Khiêm, N. Trãi
? Lối sống của những con người này gặp nhau ở điểm nào?
H/s theo dõi SGK
+ Không phải là lối sống khắc khổ của con người tự vui trong cảnh nghèo
+ Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời
? Từ sự phân tích đó, Lê Anh Trà đã khẳng định ntn về lối sống, phong cách sống của Bác?
Gv cho học sinh phát biểu và tổng kết 
 h/s ghi:
* Phong cách sống, phong cách sinh hoạt có văn hoá, thanh cao, đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: giản dị, tự nhiên
Bình: Tuy nhiên lối sống của Bác không hoàn toàn giống các danh nho xưa. Người sống giản dị, đạm bạc nhưng không phải là lối sống ở ẩn, xa lánh thế sự. Người vẫn luôn luôn quan tâm, lo lắng từng phut, từng giờ cho việc dân, việc nước cho dù Người từng khao khát cuộc sống:
Việc dân. tưới rau
? Theo em, những nét nghệ thuật nào trong văn bản đã khắc hoạ rõ vẻ đẹp phong cách HCM?
? Từ hiện thực đời sống và qua tìm hiểu văn bản, em hiêủ đựơc gì về con người HCM?
Trên cơ sở nhận thức của h/s gv chú ý hưỡng dẫn các em nhận xét đúng hướng văn bản
Gv: - Đưa bảng phụ phần tổng kết
- Mở rộng: Văn bản thuộc kiểu văn bản nhật dụng nhưng lại có sự sáng tạo độc đáo trong cách viết, sử dụng nhiều giọng điệu cho nên linh hoạt uyển chuyển gần gũi, dễ hiểu
? Chủ đề của VB nhật dụng này là gì ? 
- chủ đề hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá DT -> VĐ đặt ra : tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời phải giữ gìn , phát huy bản sắc văn hoá DT .
 I . Giới thiệu văn bản 
Trích trong “ Phong cách HCM – cái vĩ đại gắn với cái giản dị” 
II .Đọc và tìm hiểu chung 
1. Đọc văn bản .
2 .Tìm hiểu chú thích
3 .Bố cục 
 chia làm hai phần:
+ Trong cuộc đời hiện đại : Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM .
+ Còn lại : Nét đẹp trong lối sống của HCM 
4 .Kiểu văn bản : Nghị luận xã hội ( VB nhật dụng )
III . Phân tích văn bản .
1 . Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của HCM .
- Người đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới
- Học hỏi đến mức uyên thâm
- Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài :Tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp phê phán cái hạn chế, tiêu cực
- Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động , giữ vững gốc văn hoá dân tộc
=> Sự hiểu biết sâu , rộng về các dân tộc và văn hoá thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hoá dân tộc HCM
2. Phong cách HCM- nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao
+ Nơi ở: đơn sơ (nhà sàn nhỏ bằng gỗ) 
+ Trang phục: giản dị(áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp)
+ Tư trang : ít ỏi ( một chiếc va li ..)
+ Ăn uống: đạm bạc .
-> Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống , sinh hoạt hàng ngày .
- Đó là cách di dưỡng tinh thần , thể hện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp .
IV. Tổng kết .
1. Nghệ thuật 
+ Nghệ thuật đối lập
+ Nghệ thuật so sánh, liệt kê
+ Kết hợp đan xen kể chuyện và lời bình luận của t/g
2. Nội dung .
+ HCM có lối sống giản dị gần gũi mà thanh cao
+ HCM là một nhà văn hoá lớn. ở Người có vốn văn hoá, vốn tri thức sâu rộng
+ Phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại: rất Việt Nam cũng rất hiện đại
V. Luyện tập 
Bài tập: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách HCM .
4 . Củng cố : GV khái quát ND bài học , hướng dẫn HS luyện tập .
5 . Hướng dẫn học bài : Nắm vững ND và NT 
 Hoàn thành phần luyện tập .Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của HCM .
 Ngày soạn :20 / 8/ 2011
 Ngày dạy : 
Tiết 3 
 Các phương châm hội thoại
I . Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức : Qua bài học , HS cần nắm được nội dung các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp 
2.Kĩ năng : - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng các phương châm về lượng và về chất trong một tình huông giao tiếp cụ thể .
- Vận dụng pc về lượng , về chất trong giao tiếp .
II.Chuẩn bị
Thầy: Soạn bài, bảng phụ .
Trò: Đọc trước bài
III.Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
3.Bài mới
 GV giới thiệu: Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp vẫn cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, hoạt đông giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại .
GV treo bảng phụ có ghi đoạn hội thoại ở SGK 
HS quan sát
An: Cậu có biết bơi không?
Ba: Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An: Cậu học bơi ở đâu vậy?
Ba: Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
? Trong cuộc hội thoaị này có mấy lượt lời? lượt lời 1 câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
H/s : 2 lượt lời. lượt lời 1 câu trả lời của Ba đáp ứng điều mà An muốn biết.
Trong lượt lời 2 khi An hỏi học bơi ở đâu mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An muốn biết không?
GV cho h/s phân tích câu hỏi học bơi ở đâu cần đáp ứng yêu cầu là gì?
( gợi ý: địa điểm học bơi: sông hò, ao, bể bơi)
? Vậy câu trả lời đã đáp ứng đúng yêu cầu chưa, cả về thái độ, tình cảm khi giao tiếp?
H/s: Chưa đáp ứng đúng nội dung giao tiếp. Ba có vẻ tỏ ra coi thừơng bạn.
? Em có thể sửa lại câu trả lời này như thế nào ? 
? Cần phải rút ra bài học gì khi giao tiếp?
H/s phát biểu
GVtóm tắt
GV cho h/s đọc lại truyện cười “Lợn cưới áo mới”
 Truyện có những nhân vật nào ? Vì sao truyện lại gây cười?
 HS thảo luận bàn . GV gọi 1 số HS trả lời 
Các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói
Lẽ ra chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
Và chỉ cần trả lời:Tôi không thấy. 
? Cần phải rút ra bài học gì khi giao tiếp?
Qua tìm hiểu 2 VD em hãy cho biết cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
H/s trả lời
H/s đọc ghi nhớ sgk/9
GV treo bảng phụ ghi câu truyện cười: “Quả bí khổng lồ”
H/s đọc
Câu chuyện phê phán điều gì? 
H/s:Phê phán sự khoác lác
?Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không?
H/s: Không
?Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nhỉ học vì ôms không?
H/s: Không 
?Khi giao tiếp cần tránh điều gì nữa ?
H/s nêu cụ thể
H/s đọc ghi nhớ sgk –GV phân tích 
? Phân biệt 2 PCHT vừa học .
?Yêu cầu bài tập 1
H/s : phân tích từng câu1
Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà .
? Hiểu gia súc là thế nào ?
Là thú nuôi .
 Lôĩ sai là gì ? 
Thừa cụm từ nuôi ở nhà .
én là loài chim có hai cánh .
Tất cả các loài chim đều có ? cánh. Lỗi sai là gì?
Thừa cụm từ : có hai cánh.
HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 2 .
Yêu cầu: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
Gv treo bảng phụ có ghi các câu ở BT 
Gọi Hs lên bảng điền .
 ... ngữ
? Thế nào là biệt ngữ xã hội
? Vai trò của TN trong đời sông hiện nay
? Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội
HS tìm. GV nhận xét
? Các hình thức trau dồi vốn từ
Yêu cầu: Giải thích nghĩa HS làm GV chữa
? Sửa lỗi sai
HS làm GV chữa
Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
Bài tập 1
 Các cách phát triển TV TV
PT nghĩa của từ PT số lượng từ ngữ
 Tạo từ mới Mượn tiếng 
 Nước ngoài 
Bài tập 2:
+ Phát triển nghĩa của từ
Chuột: con chuột có màu xám đâù nhọn đuôi dài hay gặm nhấm
Dưa chuột: quả dưa mình giống chuột
Con chuột: một bộ phận của máy tính
+Tăng số lượng tù ngữ
-Tạo từ mới: giáo dục; giáo dưỡng; giáo điều
-Mượn từ ngữ nước ngoài: Intơnet; SARS : Bệnh dịch
Bài tập 3
Nếu không có sự phát triển nghĩa thì nói chung mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa và để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng các từ ngữ sẽ tăng gấp nhiều lần. Đó chỉ là một giả định không xảy ra đối với bất kì ngôn ngữ nảo trên thế giới. Nói cách khác mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả cách thức đã nêu qua sơ đồ bài tập 1
Từ mượn
-Là những từ mà nhân dân mượn của ngôn ngữ nước ngoài như Trung Quốc, Phap, Anh ,Nga. Từ Hán Việt chiếm một vị trí quan trọng
Bài tập 2
Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ
- Không được vì vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ ngữ của mình là qui luật chung đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới hay nói cách khác là không có ngôn ngữ nào trên thế gới không có từ ngữ vay mượn
TV vay mượn những từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài
Không chon vì việc vay mượn từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ dưói sự tac động của sự phát triển về kinh tế chính trị xã hội của cộng đồng người bản ngữ cũng như sự giao lưu về nhiều mặt của cộng đồng đó với các cộng đồng nói những ngôn ngữ khác
Ngày nay vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú vì vậy không cần vay mượn từ ngữ nước ngoài nữa
Không chọn vì nhu cầu giao tiếp của ngươi Việt cũng như tất cả các dân tộc khác trên thế giới đều phát triển không ngừng. Từ vựng TV phải liên tục được bổ sung để đáp ứng nhu cầu đó
Chọn C
Tiếng Việt ngày nay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt
Bài tập 3
- Những từ: Săm, lốp, bếp, xăng, phanh là từ vay mượn nhưng nay đã dược Việt hoá. Về âm nghĩa và cách dùng những từ này không khác gì những từ đựoc coi là thuần Việt như bàn, ghế ,trâu, bò
- Những từ: rađiô; vitamin là những từ vay mượn còn giữ những nét ngoại lai, nói cách khác là chưa được việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết trong từ chỉ có chức năng cấu tạo chứ không có ý nghĩa gì
II.Từ Hán Việt
- Là những từ gốc Hán nhưng cách đọc của ta. Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn từ Hán Việt. Hiểu nghĩa từ Hán Việt và biết sử dụng từ Hán Việt lúc nói và viết là cực kì quan trọng: 
VD: Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta
Bài tập
Từ Hán Việt chiếm tỷ kệ không đáng kể trong vốn từ TV
- Không chọn vì trên thực tế từ HV chiếm một tỉ lệ lớn
Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của từ TV
- Không chọn vì tuy có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác nhưng khi được TV vay mượn thì từ HV trở thanh một bộ phận quan trọng của TV
Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán
-Không chọn vì dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết nhưng không được lạm dụng để sử dụng trong nhiều trường hợp không cần thiết
VD: Đi Hà Nội bằng máy bay chứ không nói bằng phi cơ
Chọn B: Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán
IV.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
-Là từ ngữ biểu thị khái niệm KHKT CN và thường được dùng trong các văn bản KHKT CN
- Là những từ dùng trong những ngành nghề riêng là tiếng lóng của một tầng lớp nào đó trong xã hội
-TN có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay vì chúng ta đang sống trong thời đại KH,CN phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Trình độ dân trí của con người Việt không ngừng nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề KH CN tăng lên nhanh
VD: lái trâu bò; lưu manh; cai đầu dài; bỉ vỏ
V.Trau dồi vốn từ
Hai hình thức trau dồi vốn từ
Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghiã của từ và cách dùng từ
Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc làm thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ
Bài tập
- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ nhận thức của con người
- Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình
VD: Đánh thuế cao hàng nhập khẩu
- Dự thảo: Thảo ra để đưa thông qua, bản thảo để đưa thông qua
- Đại sứ quán: Cơ quan đại diịen chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh đưng đầu
- Hậu duệ: Con cháu người đã chết
- Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật
Bài tập
a. Sai từ “béo bổ” Sửa: béo bở
b. Sai từ “đạm bạc” Sửa; Tệ bạc
c. Sai từ “ tấp nập” Sửa: Tới tấp
4. Củng cố : GV khái quát ND bài ôn tập 
5 . Hướng dẫn học bài : Ôn tập tiếp. Chỉ ra các từ mượn , từ Hán Việt , thuật ngữ , biệt ngữ xã hội trong một văn bản cụ thể .Giải thích vì sao những từ đó lại được sử dụng .
Tiết 50 Ngày soạn: 
 Ngày daỵ: 
 Nghị luận trong văn bản Tự Sự
I . Mục tiêu: 
1 . Kiến thức : Học sinh hiểu thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự .
Mục đích ,vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
2 . Kĩ năng :- Luyện tập nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận . Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự .
II . Chuẩn bị :
Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài- Bảng phụ
Học sinh: Ôn tập
III . Tiến trình lên lớp
1 . ổn định tổ chức
2 . Kiểm tra bài cũ: Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
3 . Bài mới
HS đọc đoạn trích sgk
? Đoạn văn a trích trong văn bản nào ,của ai? Nội dung đoạn văn là gì
-Suy nghĩ đánh giá của Nam Cao về mọi người xung quanh sau khi lão hạc xin Binh Tư bả chó
? suy nghĩ của ông giáo tập trung về ai. Tác giả đi đến kết luận là gì
- LL: Chỉ buồn không nỡ giận
? Để đi đến kết luận ấy ông giáo đưa ra các luận điểm và lập luận như thế nào
- Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm....độc ác với họ
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ tàn nhẫn vì thị đã quá khổ
Vì sao? DC:
-Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau ( qui luật của tự nhiên) 
-Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa
-Vì cái bản tính tốt bị những nỗi lo lắng buồn đau che lấp mất
Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
? Nhận xét cách dùng từ đặt câu của đoạn văn
? Tác dụng:
-Khắc hoạ nhân vật ông giáo trong “Lão Hạc” là một nhân vật có học thức, hiểu biết giàu lòng thương người, luôn luôn suy nghĩ trăn trở dằn vặt về cách sống cách nhìn người, nhìn đời
Học sinh đọc đoạn văn b
? Đoạn trích dựng lên hình ảnh một phiên toà mà kều là quan toà buộc tội còn Hoạn Thư là bị cáo. Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nào ?
Vì sao? 
-Trước toà án điều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ chứng cớ ( nhân chứng ,vật chứng )
? Kiều đã lập luận như thế nào
-Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến. Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ và từ xưa đến nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái
? Còn Hoạn thư biện bạch ra sao
-Bốn luận điểm
+ Thứ nhất tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình
+ Thứ 2 Ngoài ra tôi cũng đã đối xử tốt với cô khi ở chùa Âm các, cô trốn ra khỏi nhà
+ Thứ 3: tôi với cô sống trong cảnh chồng chung chắc gì ai đã nhường cho ai
+ Thứ 4: nhưng dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô bây giờ chỉ biết trông cậy vào lượng khoan dung rông lớn của cô ( Nhận tội và đề cao Kiều )
? Cách lập luận ấy có tac động tới Kiều như thế nào
-Kiều công nhận tài cảu Hoạn Thư và rơi vào tình huống khó xử
 Tha ra thì cũng may đời 
Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen
? Nghị luận trong văn bản tự sự thực chất là gì
-Nghị luận trong văn bản tự sự thực chất là những cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán
? Nghị luận nhằm thuyết phục người nghe người đọc như thế nào
Người nghe người đọc phải suy nghĩ về vấn đề nào đó
? Các câu trong đoạn trích tự sự thường là những loại câu gì ?
- Câu khẳng định có cặp quan hệ từ hô ứng
? Các từ được lập luận là những từ ngữ nào
-Từ ngữ: Tại sao ;thật vậy; trước hết....
Vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào ?
HS đọc ghi nhớ sgk
GV phân tích .
HS đọc đề bài
-Lập luận thường nêu lên một giả thiết và kết luận. hãy chỉ ra đâu là giả thiết và kết luận trong đoạn văn: Chao ôi!.....không nỡ giận
HS làm GV chữa
? Trong đoạn trích Kiều đã nói vơid Hoạn Thư những gì.
Hãy chuyển lời TK thành đoạn văn NL
HS làm GV chữa
Yêu cầu: Chuyển lập luận của Hoạn Thư trong các câu thơ thành đoạn văn xuôi trong đó sử dụng các kiểu câu giả thiết- kết luận; nguyên nhân, hệ quả
HS làm
GV gợi ý: 
-Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu nhưng cũng vội gỡ tội: do tôi là phận đàn bà nên dù có ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình
 I Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1 ) Tìm hiểu ví dụ 
a) Đoạn trích trong “ Lão Hạc” của Nam Cao 
-Đó là suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo ( tác giả )
-Ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác .
- Dùng lí lẽ , dẫn chứng -> lập luận : chỉ buồn chứ không nỡ giận 
- Hình thức : 
- Chứa nhiều từ nhiều câu mang tính chất nghị luận như : câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu......thì , vì thế....cho nên;
câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí
=> Khắc hoạ rõ suy nghĩ , trăn trở , dằn vặt về cách nhìn đời , nhìn người của ông giáo. 
b) Đoạn trích “Truyện Kiều” –ND
-Cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư diễn ra dưới hình thức nghị luận -> phù hợp 1 phiên toà 
+ Lập luận của Kiều để kết tội Hoạn Thư ( 6 dòng đầu ) 
+Lập luận của Hoạn Thư (8dòng cuối )
- 
2 .Kết luận : Ghi nhớ (SGK) 
II.Luyện tập
!. Bài tập 1/66 
- Giả thiết: Đối với những người ở quanh ta nếu ta không cố tìm mà hiểu họ
-KL: thì ta chỉ thấy họ gàn dở ,ngu ngốc, bần tiện xấu xa ,bỉ ổi....toàn là những cớ để cho người ta tàn nhẫn.... không bao giờ ta thương
.Bài tập 2/66 
– Nhìn thoáng bóng Hoạn Thư Kiều đã vội chào: “ Tiểu thư bây giờ cũng có ở đây sao? từ xưa đến nay có mấy người phụ nữ ghê gớm được như bà ? ỏ trên đời này nếu càng sống cay nghiệt thì càng gặp nhiều oan trái
3. Bài tập 3/66 
4 . Củng cố:
 Vai trò của yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự
5 . Hướng dẫn học bài : 
 - Nắm vững ND bài học .
 Xem lại các bài tập
 - Phân tích vai trò của yếu tố miêu tả và nghị luận trong một văn tự sự tự chọn .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_1_den_50.doc