Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 30

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 30

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

- Biết cách đọc văn bản nhật dụng: Đọc rõ ràng, chính xác.

- Nắm được sơ bộ về phong cách Hồ Chí Minh -> tăng thêm lòng yêu quí Bác Hồ.

- Hiểu rõ chú thích ở SGK.

B. Tài liệu và thiết bị dạy học:

- SGK, SGV, Sách tham khảo Ngữ văn 9.

- Một số mẫu chuyện về Bác Hồ.

- Tranh chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài ( có nhiều cách khác nhau)

Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh

nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 52 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22 / 8 / 2008
 Tiết 1: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
 ( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Biết cách đọc văn bản nhật dụng: Đọc rõ ràng, chính xác.
Nắm được sơ bộ về phong cách Hồ Chí Minh -> tăng thêm lòng yêu quí Bác Hồ.
Hiểu rõ chú thích ở SGK.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
Một số mẫu chuyện về Bác Hồ.
Tranh chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới: GV giới thiệu vào bài ( có nhiều cách khác nhau)
Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh
nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?. Theo em, văn bản này cần đọc với giọng như thế nào?
GV đọc mẫu 1 đoạn.
HS đọc tiếp cho đến hết bài.
?. Em có nhận xét gì về cách đọc của bạn?
?. Em hiểu “phong cách”, “ thuần đức” có nghĩa là gì?
HS giải thích.
GV lí giải thêm những chú thích mà học sinh hỏi.
?. Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề nào trong các chủ đề sau?
Giữ gìn văn hoá dân tộc 
Hội nhập với thế giới
Văn hoá
Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
?. Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” chủ yếu nói về phong cách nào của Bác?
- GV kể thêm một số mẫu chuyện nói về nơi ở, nơi làm việc của Bác để HS hiểu hơn về phong cách của Người.
- GV tiểu kết để chuyển sang phần 2.
?. Em hãy cho biết vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
?. Người đã làm thế nào để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng đó?
- GV kể một số mẫu chuyện về việc làm của Bác ở một số nước trên 
thế giới.
- Gọi HS kể thêm một số mẫu chuyện nữa để giờ học phong phú hơn.
?. Vì sao có thể nói: “Người tiếp thu văn hoá nước ngoài một cách có chọn lọc”?
- GV tiểu kết -> hết tiết1.
I. Đọc, chú thích:
Đọc:
GV đọc mẫu một đoạn từ: “Trong cuộc đời
đầy truân chuyên  rất mới, rất hiện đại ”.
Đọc rõ ràng, chính xác.
Chú thích:
Phong cách.
Thuần đức.
II. Hiểu văn bản:
Tìm hiểu chung:
 - Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
 - Bài học này nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà nó còn có ý nghĩa lâu dài.
 - Bài “Phong cách Hồ Chí Minh” chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của Người.
Tìm hiểu cụ thể:
- Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá của các nước Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.
- Để có vốn tri thức sâu rộng ấy, Bác Hồ đã: 
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ nên Bác đã nói – viết thạo bốn thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nga.
+ Học hỏi ngôn ngữ qua công việc, qua lao động.
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Người tiếp thu văn hoá nước ngoài một cách có chọn lọc:
+ Không bị ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+ Tiếp thu văn hoá Quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại văn bản, nắm được nội dung học trong tiết 1.
Soạn tiếp các câu hỏi ở SGK để tiết sau học.
Ngày 22 / 8 / 2008
 Tiết2: Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh ( Tiếp theo)
 ( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là một sự kết hợp hài hoà giữa truyền
thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện
theo gương Bác.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học: Giống tiết 1 của bài.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ: - Bài “ Phong cách Hồ Chí Minh” viết về chủ đề gì?
 - Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác Hồ đã làm những gì?
3. Bài mới: GV khái quát bài cũ -> chuyển sang bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?. Em hãy cho biết: Bác Hồ có lối sống như thế nào?
?. Em hãy tìm những chi tiết để chứng minh Bác có lối sống giản dị?
?. Bác có lối sống giản dị mà thanh cao. Em hãy tìm những chi tiết chứng minh cho điều đó?
?. Vì sao Hồ Chí Minh có lối sống rất dân tộc Việt Nam?
- GV liên hệ một số câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“ Thu ăn măng trúc - Đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao”
?. Em hãy nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh?
GV chia lớp thành ba nhóm.
Nhóm trưởng phát phiếu học tập.
?. Em hãy cho cô biết ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh?
Thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV treo bảng phụ sau khi học sinh thảo luận, góp ý.
GV liên hệ, giáo dục tư 
tưởng cho HS bằng cách nêu một số câu hỏi, kể một số mẫu chuyện.
GV khái quát nên ghi nhớ SGK, HS đọc.
II. Hiểu văn bản:
Tìm hiểu chung:
Tìm hiểu cụ thể:
Bác có lối sống giản dị mà thanh cao.
Lối sống giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc: nhà sàn.
+ Trang phục: áo bà ba nâu, dép lốp thô sơ, 
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa, 
Cách sống đạm bạc của Hồ Chí Minh lại
vô cùng thanh cao, sang trọng.
+ Đây không phải là cuộc sống khắc khổ.
+ Không phải làm cho khác đời, hơn đời.
+ Là một nếp sống có văn hoá: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Nét đẹp của lối sống rất giản dị và thanh đạm, rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thanh cao trong cuộc sống trở về với tự nhiên hoà hợp với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp giữa kể và bình luận.
+ Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
Nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức gần gủi và giản dị. Am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
* ý nghĩa:
 Cần phải hoà nhập với khu vực và Quốc tế nhưng cũng cần bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc.
* Ghi nhớ: 
 Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại bài, nắm chắc nội dung bài học.
Tìm đọc những mẫu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh.
Soạn bài: “ Các phương châm hội thoại”
Ngày 23 / 8 / 2008
 Tiết 3: Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Nắm được nội dung phương chân về lượng và phương châm về chất.
Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách tham khảo, Sách bài tập Ngữ văn 9.
Bảng phụ, phiếu học tập.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng của Ngữ dụng học và nó hoàn toàn
mới đối với học sinh- vì thế khi giao tiếp các em phải chú ý: Nếu không giao tiếp sẽ không thành công.
3. Bài mới: GV giới thiệu 5 phương châm hội thoại.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc ví dụ ở SGK.
GV nêu câu hỏi.
?. Câu trả lời của Ba có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
?. Điều mà An cần biết ở đây là gì?
?. Nếu Ba nói như vậy, thì có thể coi đây là câu nói bình thường không?
?. Từ ví dụ trên, em rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
HS đọc truyện cười.
Một HS kể lại truyện đó.
?. Vì sao truyện này gây cười?
?. Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
?. Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp?
HS trả lời câu hỏi.
GV khái quát nên ghi nhớ SGK.
HS đọc ghi nhớ.
Gọi HS đọc ví dụ ở SGK.
GV nêu câu hỏi.
?. Truyện cười này nhằm phê phán điều gì?
?. Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- GV treo bảng phụ: nội dung là một mẫu chuyện không tuân thủ phương châm về chất.
HS đọc, nhận xét.
?. Em hãy chỉ ra phương châm về chất không được tuân thủ?
- GV khái quát nội dung tiết học để chuyển sang phần luyện tập.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
 Nhóm1: Bài tập1.
 Nhóm2: Bài tập3.
 Nhóm3: Bài tập5.
- Các nhóm thảo luận, thư kí ghi lại nội dung lên phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét tổng thể cả ba nhóm, cho HS ghi kết quả đúng vào vở.
- GV đưa ra thêm một số bài tập khác, HS làm, nhận xét.
- GV khái quát lại nội dung tiết học.
I. Phương châm về lượng:
Ví dụ1: (SGK)
An hỏi: “học bơi ở đâu”?
Ba trả lời: “ở dưới nước”
-> Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết.
- Điều mà An cần biết ở đây là một địa điểm cụ thể như: sông, hồ, ao, bể bơi, 
- Nói không có nội dung dĩ nhiên là một câu nói không bình thường -> vì câu nói bao giờ cũng chuyển tải một nội dung nào đó.
=> Bài học: Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Ví dụ2: (SGK)
 Truyện cười: Lợn cưới - áo mới
- Gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Cần trả lời: ( Nãy giờ) tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
-> Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
=> Bài học: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II. Phương châm về chất:
Ví dụ: (SGK)
 Truyện cười: Quả bí khổng lồ.
Truyện cười phê phán tính nói khoác.
Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà
mình tin là không đúng sự thật.
Ví dụ: Phương châm về chất.
=> Bài học: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
III. Luyện tập:
Kết quả các nhóm cần đạt là:
* Bài tập1: Nhóm1.
a) Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.
 -> Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.
b) én là một loại chim có hai cánh.
 -> Thừa cụm từ “có hai cánh”.
* Bài tập3: Nhóm2.
Với câu hỏi: “Rồi có nuôi được không?” 
 -> Người nói không tuân thủ phương châm về lượng.
* Bài tập5: Nhóm3.
 Giải thích các thành ngữ:
- Ăn đơm nói đặt -> Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò -> Nói không có căn cứ.
- 
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Học lại nội dung bài học, làm bài tập 2+4 SGK.
Soạn bài: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”.
GV hướng dẫn cho HS soạn.
Ngày 24 / 8 / 2008
Tiết 4: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho 
văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn.
Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
Phiếu học tập.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
 HS nhắc lại khái niệm văn thuyết minh.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
?. Nó được viết ra nhằm mục đích gì?
?. Em hãy cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng?
- HS thay nhau đọc văn bản ở SGK.
- GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
?. Bài văn thuyết minh vấn đề gì?
?. Vấn đ ...  “ Cảnh ngày xuân”.
Ngày 7 / 10 / 2008
Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân
 ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật.
Biết vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
Rèn luyện kĩ năng quan sát và tưởng tượng trong khi làm bài văn miêu tả, phân tích hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh thiên nhiên.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách bài tập, sách tham khảo Ngữ văn 9.
Truyện Kiều, tranh minh hoạ: Chị em Kiều du xuân.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”?
 So sánh vẻ đẹp của Thuý Vân với Thuý Kiều?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV đọc mẫu một lần.
HS đọc.
HS khác nhận xét.
?. Em hãy nêu vị trí đoạn trích?
?. Em hiểu từ “thiều quang” có nghĩa là gì?
?. Theo em, đoạn trích chia làm mấy phần?
?. Hãy nêu ý chính từng phần?
GV nhận xét bố cục.
HS ghi nội dung vào vở.
HS đọc 4 câu thơ đầu.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời.
?. Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân?
?. Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du?
?. Em hãy diễn xuôi bốn câu thơ thành một đoạn văn tả cảnh thiên nhiên mùa xuân?
HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
GV nêu câu hỏi. HS trả lời.
?. Hai hoạt động diễn ra đồng thời trong tiết Thanh Minh là hoạt động nào?
?. Theo em, những người đi lễ hội là những người như thế nào?
?. Em có cảm nhận gì về không khí lễ hội đó?
?. Thông qua không khí lễ hội, em thấy đó là một tục mê tín hay là một nét truyền thống văn hoá?
HS đọc 6 câu cuối.
GV nêu câu hỏi.
?. Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác so với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
?. Những từ láy chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
?. Nêu cảm nhận của em về sáu câu thơ cuối?
GV khái quát nên ghi nhớ.
HS đọc ở SGK.
I. Đọc, chú thích:
1. Đọc: Đọc diễn cảm -> nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
2. Chú thích:
a. Vị trí:
Nằm ở phần đầu Truyện Kiều (sau phần tài sắc chị em Thuý Kiều).
b. Bố cục: 3 phần.
- Bốn câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
- Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh.
- Sáu câu cuối: Chị em Kiều du xuân về.
* Nhận xét bố cục: tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt theo trật tự không gian và trình tự thời gian.
II. Hiểu văn bản:
1. Bốn câu thơ đầu: 
 Gợi tả khung cảnh ngày xuân.
- Hai câu đầu: gợi không gian, thời gian -> vẻ đẹp riêng.
- Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, trong trẻo, nhẹ nhàng.
-> Cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
- Một bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng. Nền của tranh là màu xanh bát ngát tới tận chân trời của đồng cỏ. Trên cái nền xanh dịu mát đó, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu trắng – xanh hài hoà gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
2. Tám câu thơ tiếp:
 Cảnh lễ hội ngày xuân.
- Lễ tảo mộ -> đi quét tước, sửa sang phần mộ.
- Hội đạp thanh -> đi chơi xuân ở chốn đồng quê.
- Người đi lễ hội: là những tài tử giai nhân, trai thanh, gái lịch, dáng điệu khoan thai, ung dung, thanh thản.
- Một loạt từ ghép là tính từ, danh từ, động từ:
+ Gần xa.
+ Nô nức. Không khí lễ hội thật rộn ràng.
+ Yến anh. Tác giả đã sử dụng cách nói ẩn
+ Tài tử. dụ.
-> Nét truyền thống văn hoá lễ hội xưa và nay.
3. Sáu câu thơ cuối: Cảnh ba chị em Kiều ra về.
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nhưng đã nhạt và lặng dần.
- Những từ láy: “ tà tà, thanh thanh, nao nao, ” -> không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người (tâm trạng hơi buồn).
* Ghi nhớ:
 Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc thuộc lòng đoạn trích, nắm nội dung, nghệ thuật.
Làm các bài tập phần luyện tập ở SGK.
Soạn bài: “ Thuật ngữ”.
GV hướng dẫn soạn.
Ngày 10 / 10 / 2008
Tiết 29: Thuật ngữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Nắm được khái niệm thuật ngữ. Phân biệt được thuật ngữ với các từ ngữ thông dụng.
Biết sử dụng chính xác thuật ngữ.
Rèn luyện kĩ năng giải thích nghĩa của thuật ngữ và vận dụng thuật ngữ trong nói, viết.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách tham khảo, Sách bài tập Ngữ văn 9.
Bảng phụ, phiếu học tập.
Giáo án.
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
HS đọc hai cách giải thích ở SGK.
GV nêu câu hỏi
?. Hãy cho biết cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn về hoá học không thể hiểu?
GV treo bảng phụ.
HS đọc và điền vào các bộ môn mà các em đã được học.
?. Em hãy đọc các định nghĩa đó ở các bộ môn nào?
?. Những từ ngữ in đậm thường được dùng trong loại văn bản nào?
?. Qua phân tích hai ví dụ trên, em hãy nêu định nghĩa thuật ngữ là gì?
HS trả lời các câu hỏi trên.
GV khái quát nên ghi nhớ.
HS đọc ở SGK.
?. Em thử xem các thuật ngữ mục 2 ở trên còn có nghĩa nào khác không?
GV đọc 2 ví dụ ở SGK, nêu câu hỏi cho HS trả lời.
?. Em hãy cho biết từ “muối” ở ví dụ nào có sắc thái biểu cảm?
?. Vậy, thuật ngữ có tính biểu cảm không? Vì sao?
?. Theo em, thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm hay nhiều khái niệm?
HS trả lời các câu hỏi trên.
GV khái quát nên ghi nhớ.
HS đọc ở SGK.
HS đọc bài tập1 SGK.
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Các nhóm thảo luận, thư kí ghi lại kết quả.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp theo dõi, bổ sung.
GV khái quát kết quả cần đạt.
HS đọc bài tập 2 SGK.
GV gợi ý cho HS làm.
?. Em hiểu “điểm tựa” là gì?
?. Trong đoạn trích này “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? ở đây, nó có ý nghĩa gì?
GV đọc bài tập3.
HS làm bài tập, rồi trình bày kết quả.
GV nhận xét cụ thể.
I. Thuật ngữ là gì:
1. So sánh hai cách giải thích muối và nước:
- Cách 1: giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
- Cách 2: giải thích theo khoa học -> Hoá học => Thuật ngữ.
- Nếu người không có kiến thức khoa học (hoá học) thì cách giải thích thứ hai là họ không hiểu.
2. Đọc các định nghĩa ở SGK theo bộ môn đã học:
- Thạch nhũ  -> Địa lí.
- Ba zơ  -> Hoá học.
- ẩn dụ  -> Văn học.
- Phân số thập phân  -> Toán học.
=> Những từ ngữ in đậm đó thường được sử dụng trong văn bản khoa học.
* Ghi nhớ:
 Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ:
Các thuật ngữ trong mục 2 ở trên không có nghĩa nào khác.
2. Đọc 2 ví dụ ở SGK:
a. Muối -> Thuật ngữ.
b. Muối ( gừng cay muối mặn) -> có sắc thái biểu cảm => từ có nghĩa thông thường.
=> Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại một khái niệm chỉ biểu thị một thuật ngữ.
* Ghi nhớ:
 - Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi tuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
 - Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. Luyện tập:
* Bài tập1: Kết quả các nhóm cần đạt là:
- Lực là tác dụng đẩy . -> Vật lí.
- Xâm thực là toàn bộ  -> Địa lí.
- Phản ứng hoá học  -> Hoá học.
- Trường từ vựng  -> Văn học.
- Thụ phấn là . -> Sinh học.
- Di chỉ là nơi có dấu vết  -> Lịch sử.
- Trọng lực là .. -> Vật lí.
- Đường trung trực .. ->Toán học.
- .
* Bài tập2: 
 - “ Điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
 - “ Điểm tựa” trong đoạn trích này nó không được dùng như một thuật ngữ. ở đây, “điểm tựa” chỉ nơi làm chỗ dựa chính.
* Bài tập3:
- Trường hợp (a) từ “hỗn hợp” được dùng như một thuật ngữ.
- Trường hợp (b) từ “hỗn hợp” được dùng với nghĩa thông thường.
- Ví dụ từ “hỗn hợp” được dùng với nghĩa thông thường:
+ Thức ăn hỗn hợp.
+ Đội quân hỗn hợp. 
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập còn lại ở SGK.
Soạn bài “ Trả bài tập làm văn số 1”
Yêu cầu: HS lập dàn ý chi tiết cho đề văn số 1.
Ngày 11 / 10 / 2008
 Tiết 30: Trả bài Tập làm văn số 1
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Ôn tập, củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
Đánh giá bài làm của mình, rút kinh nghiệm, sửa chữa sai sót về các mặt: ý, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
GV giúp HS đánh giá được các ưu điểm, nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt:
+ Kiểu bài: có đúng với văn bản thuyết minh không?
+ Nội dung: các tri thức cung cấp có đầy đủ, khách quan không?
+ Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không? 
B. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Đề ra: HS đọc đề – GV chép đề lên bảng.
 Đề ra: Cây tre ở quê em.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?. Đề thuộc thể loại gì?
?. Yêu cầu của đề như thế nào?
?. Theo em, đề này có những ý nào?
?. Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý vừa tìm được?
GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà.
Gọi HS khá trình bày.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV khái quát khung dàn ý cho bài viết.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý:
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh kết hợp với miêu tả.
- Yêu cầu: Thuyết minh cây tre ở quê em.
2. Tìm ý:
- Giới thiệu chung về cây tre.
- Giới thiệu cây tre ở quê em.
 Rễ
- Đặc điểm của cây tre Thân 
 Lá
 Cành
- Tre trong lịch sử.
- Tre trong đời sống.
- Tre trong thơ văn.
- Vai trò của tre ở quê em.
- ý thức bảo vệ, giữ gìn.
II. Xây dựng dàn ý:
A. Mở bài:
B. Thân bài:
C. Kết bài:
 III. Nhận xét:
Ưu điểm:
Đa số các em đã biết làm bài văn thuyết minh.
Một số bài khá: Quỳnh; Huyền; Giang; Lam,  Lớp 9B.
 Phương Anh; Tuyến; Hoàng,  Lớp 9A.
Nhược điểm:
Một số bạn chữ xấu, lỗi chính tả nhiều, hành văn lủng củng, nghèo ý, 
Một số bài yếu:
+ Lớp 9 A: Lĩnh; Vũ; Lộc; Đức Thắng; Chiến 
2+ Lớp 9B: Mai; Sơn; Hằng; Thương 
 IV. Sửa lỗi:
Lỗi chung:
 GV đọc một bài yếu: lỗi về lặp từ, câu, cách dùng từ,  cho cả lớp sửa lỗi.
Lỗi riêng:
GV phát bài cho cả lớp.
Yêu cầu HS xem lại bài làm của mình và sửa lỗi.
Gọi 1 HS lên bảng sửa lỗi.
Giáo viên đọc bài làm tốt nhất của lớp cho HS nghe.
+ Lớp 9A: Bài của em Đậu Thị Phương Anh
+ Lớp 9B: Bài của em Trần Thị Lam
Lấy điểm vào sổ.
+ GV khái quát lại giờ trả bài.
+ Yêu cầu HS về nhà học, xem thể loại văn tự sự để hôm sau làm bài văn số 2.
C. Hướng dẫn học ở nhà:
Học lại thể loại văn tự sự.
Soạn bài: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
GV hướng dẫn soạn:
+ Đọc kĩ đoạn trích: nắm được vị trí, nội dung, nghệ thuật.
+ Bài soạn phải làm rõ được tâm trạng nàng Kiều cô đơn, buồn tủi, nhục nhã, 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van9. Tiet 1 -30.doc