Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến tiết 120

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến tiết 120

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (luyện tập)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

1- Kiến thức Giúp học sinh hiểu biết và luyện tập kỹ năng sử dụng các phép liên kết đã học. Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.

2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét cách liên kết nội dung và hình thức.

3- Thái độ : Làm bài tập, thực hành, củng cố lý thuyết liên kết câu, liên kết đoạn văn.

B. Chuẩn Bi:

1- GV: SGK, SGV, STK. Soạn giáo án.

2- HS: Học bài cũ, xem bài mới

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Kiểm tra bài cũ. (5) Nêu rõ cách liên kết câu và liên kết đoạn văn ?

Đáp án:

- Nội dung: các câu phải phục vụ chủ đề chung của văn bản

 Các câu phải phục vụ chủ đề cho đoạn

- Hình thức:Các câu liên kết với nhau bằng một số biện pháp NT.

 

doc 26 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 111 đến tiết 120", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/02/2012
Tuần : 23. Tiết : 111	
Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
1- Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu biết và luyện tập kỹ năng sử dụng các phép liên kết đã học. Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét cách liên kết nội dung và hình thức.
3- Thái độ :
Làm bài tập, thực hành, củng cố lý thuyết liên kết câu, liên kết đoạn văn.
B. Chuẩn Bi: 	
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án.
2- HS: Học bài cũ, xem bài mới
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ. (5’) Nêu rõ cách liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
Đáp án:
- Nội dung: các câu phải phục vụ chủ đề chung của văn bản
 Các câu phải phục vụ chủ đề cho đoạn
- Hình thức:Các câu liên kết với nhau bằng một số biện pháp NT.
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 1 
- GV y/c HS đọc ND bài tập.
-Hãy chỉ ra các phép liên kết câu, liên kết đoạn được sử dụng ở các trường hợp sau ?
 + Câu 1 liên kết câu 2 – “trường học”
 + Câu 3 liên kết câu 2 – “như thế”
 + Câu 3 và câu 2 liên kết hai đoạn văn
 + Văn nghệ – văn nghệ
 + Sự sống – sự sống ; văn nghệ – văn nghệ 
 + Thời gian – thời gian
 + Con người – con người
 + đó (thế) ; bởi vì (nối)
 + Hiền >< mạnh
* Hoạt động 2. HS làm bài tập 2 
- Tìm các cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lý với đặc điểm của thời gian tâm lý ?
 * Hoạt động 3 Hướng dẫn làm bài tập 3 
- Chỉ ra những lỗi liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa ?
 + Các câu không phục vụ chủ đề chung
 + Cách chữa : lấy một câu làm chủ đề
(Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.)
 + Sự việc câu cuối nằm không đúng vị trí. Trật tự các sự việc trong câu không hợp lý.
 + Chữa : thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu (2) để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện (Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật ...).
* Hoạt động 4. Hướng dẫn làm bài tập 4 
- Chỉ và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích ?
 + “Với bộ răng khỏe .... giầy da. Tuy vậy nọc độc của nó rất quý. Hiện nay, người ta ... bị nó cắn. Nhưng mọi .... mặt đất”.
 + Tại văn phòng ... ý kiến. Trong lúc đó mỗi lúc bà con ... một đông”.
I- Bài tập 1 (49)
*a) 
-Liên kết câu:
- Phép lặp
- Phép thế
- Liên kết đoạn văn
- Phép thế
* b)
- Phép lặp – câu
- Phép lặp – liên kết đoạn 
* c) 
- Phép lặp
- Phép thế, phép nối.
* d) 
- Phép trái nghĩa.
Bài 2 (50)
- Hữu hình >< vô hình
- Giá lạnh >< nóng bỏng
- Thẳng tắp >< hình tròn
- Đều đặn >< lúc nhanh lúc chậm.
3- Bài 3 (51)
a) Lỗi liên kết nội dung “Cắm đi một mình trong đêm”.
b) Lỗi liên kết về nội dung
4- Bài 4 (51)
a) Chưa có từ nối các câu để tạo sự mạch lạc. 
b) Chưa có từ dùng thay thế để tạo mạch cho đoạn.
D. Củng cố dặn dò.
Chuẩn bị : Con cò 
	Tìm hiểu về nhà thơ Chế Lan Viên (đọc SGK lớp 9 cũ có bài Người đi tìm hình của nước)
****************************************
Ngày soạn : 16/02/2012
Tuần : 23. Tiết : 112	Đọc thêm: 	
văn bản: Con cò
 Chế Lan Viên
A. Mục tiêu cần đạt : 	Giúp HS :
1- Kiến thức 
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được Chế Lan Viên phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của những lời ru.
2- Kỹ năng :
Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu bài thơ.
3- Thái độ :
- Rèn luyện cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
- Giáo dục học sinh tình yêu cuốc sống, yêu con người
B. Chuẩn Bi: 	
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án.
2- HS: Học bài cũ, xem bài mới.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ. (5’) Hãy so sánh hình tượng Cừu trong cách nhìn của Buy - Phông với La Phông ten. Từ đó ta hiểu cách nhìn nhận của nhà văn có gì đặc biệt?
2. Bài mới: 
Tình mẫu tử thiêng liêng - đề tài cho nhiều tác phẩm thi ca nhạc hoạ. Nguyễn Khoa Điềm ‘Khúc hát ru ”- Chế Lan Viên “Con Cò”
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
1. Trình bày hiểu biết về tg’ bài thơ?
HS dựa vào chú thích * trả lời
GV chốt lại: Thơ ông là sự kết hợp giữa thực và ảo thường đc st bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất ngờ kì thú.
* Hoàn cảnh sáng tác: 1962- cách đây khá lâu nhưng bài thơ vẫn nhắc nhở một cách thấm thía về tình mẹ và vai trò của lời hát ru. 
GV đọc mẫu - HS đọc tiếp
Cách đọc: Giọng thủ thỉ tâm tinh như lời ru, chú ýđiệp từ, điệp ngữ, câu cảm, câu hỏi như đối thoại, những câu thơ dựa vào ý ca dao.
2. HS nhận xét về thể thơ, bố cục
GV nhận xét: Bố cục được dẫn dắt cho hình tượng trung tâm và xuyên suốt bài thơ hình tượng con Cò, trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ bé thơ đến trưởng thành và suốt cả đời người.
? Bài thơ có gì đặc biệt? (Chọn h/ả con Cò xuyên suốt bt) T/g nhằm nói tới điều gì?- Trong ca dao hình ảnh con cò rất phổ biến, có ý nghĩa ẩn dụ:
+ Hình ảnh người nông dân
+ Hình ảnh người phụ nữ rất vất vả nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
Mục đích: Diễn tả thấm thía tình cảm sâu nặng của mẹ con và vai trò của lời hát ru.
Hoạt động 2
HS đọc diễn cảm đoạn I
(1) Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu ntn? Tại sao tác giả lại viết: trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay
- Lời vào bài giới thiệu hình ảnh con cò một cách tự nhiên hợp lý qua những lời ru của mẹ thuở còn nằm nôi. Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần thấm vào tâm hồn con, tự nhiên âu yếm như là bắt đầu từ vô thức bản năng như dòng suối ngọt ngào như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu và chưa cần hiểu nhưng tuổi thơ con không thể thiếu lời ru và những cánh cò ấy.
Tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ :
“Con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc bay la” của cuộc sống xưa tù làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng thong thả bình yên của cuộc sống ít biến động thuở xưa =>gợi âm hưởng
* GV: Vậy là qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức.
- H/a’ con cò => là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người.
- Cò => tuổi thơ cần được vỗ về, che chở trong ngủ yên! ngủ yên => nhịp thơ, nhịp bàn tay mẹ vỗ về âu yếm theo lời ru à ơi vào lưng bé lời ru ngọt ngào và sự khó nhọc của người mẹ => con đón nhận tình yêu của mẹ từ lời ru trong cuộc sống thanh bình “ngủ yên ngủ yên”
Hoạt động 3
HS đọc lại đoạn II
(1) H/a’ con cò trong đoạn thơ này đã được phát triển ntn trong mối quan hệ với em bé, với tình mẹ?
. Trong đoạn 2 cánh cò từ trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đời.
H/a’ cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người.
- Lúc ấu thơ trong nôi: 
 Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
 Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
- Tuổi đến trường:
Mai khôn lớn con theo cò đi học
 Cánh trắng cò bay theo gót đuôi chân
- Lúc trưởng thành:
 Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
 Trước hiên nhà
 Và trong hơi mát câu văn 
HS đọc đoạn III
- GV đọc đoạn 3. Chuyển ý :
 Hình ảnh con cò không chỉ còn là người bạn đồng hành hay một cử chỉ cụ thể của người mẹ mà hình ảnh đó đã được khái quát, phát triển thành biểu tượng. Đó là biểu tượng gì trong đoạn 3 .
- Từ sự thấu hiểu lòng mẹ nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm. 
- Từ xúc cảm về tình mẹ con, bài thơ đã mở ra nhiều suy tưởng:
 + Bài thơ trở lại âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò có trong những lời ru ấy 
* Về con cò trong lời ru
* Về cuộc đời con người trong sự đùm bọc, âu yếm của người mẹ.
 * Về cuộc đời lớn lên trưởng thành từ chiếc nôi và lời ru.
Hoạt động 4
Những nét đặc sắc về nghệ thuật?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: (1920 - 1989)
- Nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam 
- P/cách thơ suy tưởng triết lý,đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
2. Tác phẩm
*Thể thơ tự do, âm hưởng hát ru, các câu dài ngắn k đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu lặp lại tạo nhịp gần hát ru
* Bố cục 
- Hình ảnh con cò qua nhửng lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ
- H/ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ và theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
- Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ 
* Điều đặc biệt của bài thơ
- Hình tượng bao trùm và đi suốt bài thơ là hình tượng con cò
II. Học sinh cần nắm được một số nội dung cơ bản. 
1. H/ ảnh con cò qua đoạn I
- Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên của cuộc sống xưa
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn lam lũ
=> Con được vỗ về, chở che trong lời ru ngọt ngào và tình yêu sâu lắng của mẹ => con đón nhận bằng trực giác và đón nhận vô thức tình yêu ấy.
2. Hình ảnh con cò qua đoạn II
- Hình ảnh cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ và trở thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.
- Hình ảnh cò gợi biểu tượng về tình mẹ, về sự nâng đỡ dịu dàng bền bỉ của người mẹ
3. Hình ảnh cò qua đoạn III
- H/a’ cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ suốt đời yêu con.
 III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Vận dụng sáng tạo ca dao
- Giọng điệu suy ngẫm triết lý
-Âm hưởng lời ru
- Thể thơ tự do
-Hình ảnh ẩn dụ, liên tưởng tưởng tượng
2. Nội dung
- Ngợi ca tình mẹ
- ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người
D. Củng cố dặn dò 
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức
- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận...
****************************************
Ngày soạn : 16/02/2012
Tuần : 23. Tiết : 113, 114
Tập làm văn: 	 Cách làm bài văn nghị luận 
về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ( Tiết1)
A. Mục tiêu cần đạt : 	Giúp HS : 
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại những KT cơ bản về văn NL nói chung và NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý nói riêng. Nắm được tiến trình các bước khi tìm làm bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý đặc biệt là dàn bài chung.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập và tạo lập văn bản.
 *. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài
 1. Kỹ năng giao tiếp: Học sinh có khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói và viết. Từ đó sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
 2. Kỹ năng thương lượng: Học sinh có khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích đồng thời có thảo luận để đạt được sự điều chỉnh và thống nhất về suy nghĩ và hành động trong cuộc sống.
B. Chuẩn Bi: 	
1- GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn gi ... HĐ 1 : 
Giáo viên ghi các đề bài ở SGK lên bảng .
Học sinh đọc đề .
? Các đề bài trên đã nêu những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ? 
? Các từ " suy nghĩ " và " phân tích " trong đề cho ta biết giữa các đề bài có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ? 
? Qua phân tích các đề trên em có nhận xét gì về dạng đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện .
Hoạt động 2 : 
Giáo viên chép đề lên bảng .
? Hãy tìm hiểu đề cho đề văn trên .
? Nét nổi bật ( phẩm chất điển hình ) của nhân vật ông Hai là gì ? 
? Tình yêu Làng , yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào . 
? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động , thú vị tình yêu Làng và lòng yêu nước ấy ? 
( Về tâm trạng , cử chỉ , lời nói ...... ) .
? ý nghĩa của tình cảm mới mẻ ấy ? 
Học sinh đọc kĩ từng phần mở bài , thân bài , kết bài .
? Qua đó em rút ra kết luận chung về dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm ? 
Học sinh đọc , quan sát các đoạn văn mở bài ở SGK .
Học sinh nhận xét .
Học sinh lập dàn ý chi tiết cho phần thân bài . Sau đó viết từng đoạn văn cho phần thân bài .
Phần kết bài cách tiến hành tương tự .
Học sinh đọc to ghi nhớ .
Giáo viên lưu ý cho học sinh .
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
* Ví dụ :
+ Đề 1, 3 : Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm : Chuyện người con gái Nam Xương , đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều .
+ Đề 2 : Nghị luận về cốt truyện của truyện ngắn " Làng " .
+ Đề 4 : Nghị luận về chủ đề của truyện ngắn " Chiếc lược ngà " .
- Giống nhau : Đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) .
- Khác nhau :
+ Suy nghĩ : là xuất phát từ sự cảm , hiểu của mình để rút ra nhận xét để đánh giá tác phẩm .
+ Phân tích : là xuất phát từ tác phẩm ( cốt truyện , nhân vật , sự việc , tình tiết ) để lập luận và sau đó nhận xét đánh giá tác phẩm .
* Nhận xét : 
- Có hai dạng đề nghị luận về một tác phẩm truyện .
+ Dạng đề có mệnh lệnh : Suy nghĩ ( về nhân vật , tác phẩm .... ) ; cảm nhận của em ( về nhân vật , tác phẩm ....) .
+ Dạng đề không kèm mệnh lệnh : 
VD : Vẻ đẹp , lối sống , tình người trong " Lặng lẽ Sa Pa " của Nguyễn Thành Long .
- Đối tượng nghị luận có thể là tác phẩm , nhân vật , tư tưởng , ( hay theo phạm vi vấn đề ở các bài đọc , hiểu tác phẩm truyện ở SGK ) .
II. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Đề bài : Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn " Làng " của Kim Lân .
1 . Tìm hiểu đề .
- Yêu cầu : Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm .
- Phương pháp : Xuất phát từ sự cảm , hiểu của bản thân .
2 . Tìm ý : 
- Nét nổi bật ở ông Hai : Tình yêu Làng quyện với lòng yêu nước - nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp .
- Các biểu hiện : 
+ Khoe làng .
+ Đau đớn , tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc .
+ Khi nghe tin làng được cải chính thì ông sung sướng , tự hào .
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
+ Miêu tả hành động nhân vật .
+ Ngôn ngữ đối thoại .
+ Ngôn ngữ độc thoại .
3 . Lập dàn ý : SGK .
-> Dàn ý : Như SGK .
4. Viết bài .
5 . Đọc và sửa bài viết .
III. Luyện tập. 
1. Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao.
2. Yêu cầu: Viết phần mở bài và một đoạn thân bài.
- G/v cho học sinh viết bài.
- Đoạn mở và 1 đoạn thân bài theo đúng yêu cầu đã học, gây được sự chú ý ở người đọc.
- Gọi học sinh đọc, nhận xét, bổ sung.
D. Củng cố – dặn dò (2’’) - Về nhà học kĩ bài, nắm chắc cách làm bài nhgị luận về tác phẩm truyện. Đọc kĩ truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
- Chuẩn bị để tiết 120 Luyện tập trên lớp, theo yêu cầu sgk .
Ngày soạn : 25/02/2012
Tuần : 24. Tiết : 120
Tập làm văn: Luyện tập làm bài Nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Viết bài Tập làm văn số 6 (viết ở nhà)
A. Mục tiêu cần đạt : 	Giúp HS :
1. Kiến thức : Ôn các KT đã học ở hai tiết 118 và 119 về kiểu bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng làm bài NL về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 -Ra đề về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6 , rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học bài.
B. Chuẩn Bi: 	
 - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. Kiểm tra: * Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) ? 
- Yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích ) .
* Luyện tập : 
- Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh .
- Giáo viên chép đề ở SGK lên bảng .
2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề .
? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì ? 
HĐ 2 : Hướng dẫn lập dàn ý .
Học sinh dựa vào hệ câu hỏi gợi ý ở SGK để xây dựng dàn ý chi tiết cho đề văn . ( có nhận xét , đánh giá , tổng kết ..... ) .
I . Tìm hiểu đề .
- Tính chất của đề : 
Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện .
- Nội dung : Cảm nhận về đoạn trích truyện ngắn " Chiếc Lược Ngà " của Nguyễn Quang Sáng .
- Phạm vi kiến thức : 
Truyện ngắn " Chiếc lược ngà " .
II . Lập dàn ý :
* Mở bài : 
Giới thiệu truyện ngắn " Chiếc lược ngà " với những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật .
* Thân bài : 
- Hoàn cảnh chiến tranh , ông Sáu đi chiến đấu xa nhà nên bé Thu hiếm khi gặp được cha .
- Tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu trải qua nhiều chịu đựng , thử thách , niềm tin , nghị lực .
+ Dù đã lâu không gặp nhau , nhưng khi cha trở về Thu nhất định không nhận cha -> ông Sáu rất buồn .
+ Sự mất mát tình cảm ấy là do chiến tranh . -> Ông lại phải lên đường để chiến đấu .
+ ở chiến khu niềm thương con , tình cha con là nguồn động viên tiếp thêm niềm tin cho ông Sáu .
+ Bé Thu với tình yêu cha -> tiếp nối con đường mà cha đã lựa chọn .
- Tình cảm cha con biểu hiện ở từng nhân vật 
- Một số nét tiêu biểu về nghệ thuật : 
+ Tình huống éo le , thử thách .
+ Chi tiết đặc sắc .
+ Người kể chuyện .
* Kết bài : 
- Tình cảm cha con sâu sắc , cảm động của ông Sáu và bé Thu là nét ấn tượng nổi bật nhất của truyện .
III . Viết bài :
Học sinh về nhà viết bài theo dàn ý .
IV . Đọc , sửa lỗi .
Hướng dẫn học ở nhà .
- Viết hoàn chỉnh bài văn theo dàn ý ở lớp . 
Viết bài tập làm văn số 6 ( ở nhà ) .
A . Mục tiêu cần đạt : 
- Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận .
- Kiểm tra kĩ năng viết văn bản nghị luận về tác phẩm truyện.
B . Chuẩn bị của thầy trò : 
- Giáo viên : Ra đề - biểu điểm - đáp án .
- Học sinh : Ôn tập kĩ , chuẩn bị giấy nháp .
C . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp .
Đề bài : Đề A
	Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
	Gợi ý: Đề a
	* Yêu cầu về nội dung:
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng nghị luận một tác phẩm tự sự để bày tỏ suy nghĩ, t/c, thái độ của mình đối với nhân vật anh thanh niên.
 - Cần làm rõ t/c, thái độ của bản thân trước những phẩm chất cao đẹp của người thanh niên trong câu truyện.
 1. Nêu h/cảnh sống của anh thanh niên:
 - Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt.
 - Làm công tác khí tượng thuỷ văn.
 - Sống một mình trên đỉnh Yên Sơn.
	=> Đây là h/cảnh sống không mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi thanh niên.
 2. Yêu công việc, say mê với công việc mình làm.
 - Suy nghĩ về công việc rất đẹp: thấy được công việc có ích làm cho cuộc đời đẹp hơn; công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc rất thơ mộng.
 - Hành động: hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ và nó đã ngấm vào cả công việc hàng ngày.
 3. Sống giản dị, khiêm tốn.
 - Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản dị.
 - Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông hoạ sĩ vẽ mình.
 - Kể về chiến công, đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường.
 4. Chủ động gắn mình với cuộc đời, hồn nhiên, cởi mở.
 - Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng biết rất rõ những người xung quanh(vợ bác lái xe, hai cán bộ ở Sa Pa, ông kĩ sư nông nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu sét)
 - Chủ động hào mình với cuộc đời: sắp xếp công việc ngăn nắp, đọc sách, nuôi gà, trồng hoa...
 5. Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm ta trân trọng, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ lại cách sống của bản thân.
 - Cách sốnh của người thanh niên có lí tưởng.
 - Biết hi sinh cho nhân dân, đất nước, giản dị, khiêm tốn.
 - Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70.
	Yêu cầu về hình thức:
Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng.
Lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chặt chẽ.
Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
Diễn đạt lưu loát.
Đề bài : Đề B
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1.Tìm hiểu đề:
a. Kiểu bài : Nghị luận về nhân vật văn học trong tác phẩm truyện.
b. Nội dung: Nêu nhận xét đánh giá của bản thân về nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
c. Tư liệu : Truyện ngắn Làng của Kim Lân.
2. Dàn bài:
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân, hoàn cảnh sáng tác.
- Nêu nhận xét chung về nhân vật ông Hai và nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Làng
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về câu chuyện.
- Nêu nhận xét về nhân vật ông Hai trong truyện :
- Tình yêu làng gắn bó, hoà quện với lòng yêu nước của ông Hai là tình cảm nổi bật, nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng theo giặc:
	+ Vui mừng, náo nức mỗi khi nhớ về làng của mình 
	+ Quan tâm đến kháng chiến: Nghe lỏm đọc báo, mong nắng cho tây chết, vui mừng khi ta thắng lợi.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin:“Làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian” mà ông nghe được từ miệng những người tản cư.
+ Tâm trạng: xúc động, sững sờ, đau đớn, tủi hổ, dằn vặt đau khổ
+ “ Cúi gằm mặt xuống mà đi, tưởng không thở được.nằm vật ra giường, nước mắt, Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
=> Thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, tin tưởng vào cách mạng vào Bác Hồ.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính.
- Nghệ thuật: Chọn tình huống có vấn đề để nhân vật thể hiện, miêu tả nhân vật, đối thoại, độc thoại.
c. Kết bài:
- Đánh giá chung về nhân vật ông Hai và nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn Làng.
- Bài học cho bản thân.
Biểu điểm
a. Điểm giỏi: 8-10:
Bìa viết theo bố cục 3 phần, đáp ứng yêu cầu, diễn đạt lưu loát
b. Điểm khá: 6-7:
- Bài viết đáp ứng yêu cầu, còn sai lỗi chính tả, dấu câu
a. Điểm trung bình: 4-5:
- Bài viết sai nhiều lỗi, trình bày bẩn
a. Điểm yếu: 3- 4:
- Bài sơ sài, thiếu ý, bố cục chưa rõ ràng
a. Điểm kém: 0-2:
- Các trường hợp còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9Tuan 2324(1).doc