Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 116 + 117: Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 116 + 117: Mùa xuân nho nhỏ

MÙA XUÂN NHO NHỎ.

 (Thanh Hải)

I Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức.

-Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

-Lẽ sống cao đẹp của một người chân chính.

2. Kĩ năng.

a, Kĩ năng bài học.

-Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

-Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

b, Kĩ năng sống.

-Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thứcvà hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.

 3. Thái độ

-Giáo dục lòng kính yêu những người tạo ra mùa xuân,giữ mãi mùa xuân tươi đẹp cho đất nước,lòng yêu thiên hiên,thái độ khiêm tốn cống hiến cho đời “mùa xuân nho nhỏ”của mỗi người

II. Chuẩn bị :

 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài

 - HS: Đọc kĩ bài học và trả lời câu hỏi trong bài

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 116 + 117: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24.	 Soạn: 29/01/2013
Tiết 116+117.	 Dạy: 01/01/2013
MÙA XUÂN NHO NHỎ.
	(Thanh Hải)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức.
-Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
-Lẽ sống cao đẹp của một người chân chính.
2. Kĩ năng.
a, Kĩ năng bài học.
-Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.
-Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.
b, Kĩ năng sống.
-Suy nghĩ sáng tạo: Bày tỏ nhận thứcvà hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.
 3. Thái độ
-Giáo dục lòng kính yêu những người tạo ra mùa xuân,giữ mãi mùa xuân tươi đẹp cho đất nước,lòng yêu thiên hiên,thái độ khiêm tốn cống hiến cho đời “mùa xuân nho nhỏ”của mỗi người 
II. Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài
 - HS: Đọc kĩ bài học và trả lời câu hỏi trong bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:- Đọc thuộc bài thơ "Con cò". Nêu ý nghĩa của hình tượng con cò trong tác phẩm?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,thuyết trình.
- - HS quan sát chú thích sgk.
- H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm ?
- HS trả lời
- GV nhận xét, khái quát lại những nét chính về tác giả, tác phẩm
- GV hướng dẫn cách đọc-GV đọc mẫu một đoạn , gọi HS đọc tiếp
- HS đọc một số chú thích trong SGK.
- GV khái quát lại những từ khó.
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,phương pháp thuyết trình .
- H: Mùa xuân của thiên nhiên hiện lên qua những chi tiết nào?
- H: Em có nhận xét gì về bức tranh mùa xuân đó? (Không gian, màu sắc, âm thanh?).
- H: Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân được diễn tả qua hình ảnh nào? Cảm xúc đó được miêu tả trực tiếp hay gián tiếp?
- H: Hình ảnh "Giọt long lanh" gợi cho em liên tưởng gì? Em hiểu như thế nào về hình ảnh đó?
- H: Từ mùa xuân của đất nước nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh nào thể hiện điều đó? Ý nghĩa của hình ảnh đó là gì?
- H: Hình ảnh "lộc non" gắn liền với những con người lao động và chiến đấu có ý nghĩa như thế nào?
- HS trao đổi và trả lời.
- GV liên hệ, bình giảng 
- H: Em có nhận xét gì về đoạn thơ này?
- GV giảng, bình.
- GV chuyển ý.
- HS đọc đoạn còn lại.
- H: Nhà thơ ước muốn điều gì? Điều đó thể hiện khát vọng gì của nhà thơ?
- HS thảo luận theo cặp trong 2’
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
- H: Hình ảnh "Mùa xuân nho nhỏ" gợi cho em suy nghĩ gì?Bày tỏ nhận thứcvà hành động của mỗi cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.(GDKNS:PP /vấn đáp)
HĐ 4 Phương pháp vấn đáp,khái quát 
- H: Em hãy khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
-H:ý nghĩa của văn bản?
HS trả lời
- GV nhận xét, khái quát lại những nét chính 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm:
 .
2.Đọc, tìm hiểu chú thích:
-Đọc
-Tìm hiểu chú thích:
II. Phân tích:
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
a. Mùa xuân của thiên nhiên.
- Dòng sông xanh.
- Bông hoa tím.
- Tiếng chim hót.
→ Không gian rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng, vui tươi.
- Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
→ Cảm xúc được miêu tả trực tiếp.
- Giọt long lanh→ Niềm say sưa ngất ngây của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân.
b. Mùa xuân của đất nước.
- Mùa xuân người cầm súng.
- Mùa xuân người ra đồng
→ Hai lực lượng chính của đất nước.
- Lộc non→ mùa xuân→ con người đem mùa xuân đến cho đất nước.
- Tất cả như hối hả...
 Cứ đi lên phía trước.
=> Đất nước đang tiến vào một mùa xuân rộn ràng, một tương lai rực sáng.
2. Tâm niệm của nhà thơ.
- Ta làm....... xao xuyến.
→ Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được sống và cống hiến cho đời.
- Mùa xuân nho nhỏ.
→ Tâm niệm chân thành, tha thiết mà bình dị, khiêm nhường của nhà thơ.
III. Tổng kết.
-ý nghĩa của văn bản:Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên ,đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước cho cuôc đời.
- Ghi nhớ: SGK.
4 .Củng cố: 
-Giáo viên củng cố lại bài
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài .
-Chuẩn bị bài :cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
IV.Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tuần 25	Soạn:15/02/2013
Tiết 118+119	Dạy: 18/02/2013
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG - ĐẠO LÍ.
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:- Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lí.
 2. Kĩ năng: 
-Vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,đạo lí.
 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác cho HS trình bày dàn ý của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
 II. Chuẩn bị :
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài,bảng phụ trình bày dàn bài cho đề văn Suy nghĩ về đạo lí: "uống nước nhớ nguồn,"bảng phụ trình bày dàn bài cho đề văn Nghị luận về vấn đề giữ gìn môi trường sống sạch đẹp
 - HS: Đọc kĩ bài học và trả lời câu hỏi trong bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Em chuẩn bị hành trang gì cho mình khi bước vào thế kỉ mới? 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung.
HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề 
- HS đọc các đề văn ở SGK.
- H: Các đề văn trên có điểm gì giống nhau?
-HS trả lời ,lớp nhận xét
-GV nhận xét,bổ sung 
- H: Ra một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?-HS trả lời ,lớp nhận xét
-GV nhận xét
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề ,thảo luận nhóm 
- H: Để làm một bài văn nghị luận chúng ta cần trải qua những bước nào?
- HS trả lời, GV nhận xét
 - GV đưa ra một đề văn khác, hướng dẫn HS làm bài.
- H:Vấn đề bàn luận được đề văn nêu ra là gì?
- H: Vấn đề đó thuộc phạm vi nào của cuộc sống?
- GV cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm) trong 10’để lập ra dàn ý.
- Đại diện nhóm trình bày dàn ý của nhóm mình.
Chuyển tiết 119) 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- GV đưa ra dàn ý chung trên bảng phụ.
- GV ghi điểm cho những nhóm làm tốt.
HS thảo luận nhóm, (4 nhóm) trong 10’tìm và sắp xếp các ý thành đoạn.
- Các nhóm lần lược trình bày kết quả của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và sửa chữa các lỗi trong bài của HS.
I. Đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Bàn về những vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
* Suy nghĩ về đạo lí: "uống nước nhớ nguồn"
 (Sgk)
* Nghị luận về vấn đề giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Nội dung: giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
- Phạm vi: lối sống.
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài.
- Tầm quan trọng của môi trường sống với con người.
- Con người phải làm gì để giữ gìn môi trường sống.
b. Thân bài.
- Môi trường bao gồm những nơi nào?
+ Nơi ở.
+ Nơi vui chơi.
+ Nơi làm việc, học tập.
- Môi trường sạch đẹp là môi trường như thế nào? Tác dụng?
+ Thoáng mát.
+ Trong lành.
- Giữ gìn môi trường sạch đẹp ở những phương diện nào?
+ Vệ sinh nơi ở.
+ Bảo vệ tầng khí quyển.
+ Bảo vệ và trồng rừng.
- Cách thực hiện:
+ Ý thức.
+ Hành động.
+ Phê phán những hành động phá hủy môi trường.
c. Kết bài.
- Khẳng định lại vấn đề.
* Ghi nhớ: SGK.
3. Viết bài. 
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
4. Đọc và sữa chửa.
4 .Củng cố: -Giáo viên củng cố lại bài
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài .
-Chuẩn bị cho tiết :Trả bài tập làm văn số 5
IV.Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 114,115.doc