Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121 văn bản: Sang thu

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121 văn bản: Sang thu

Tiết 121 Văn bản: SANG THU

 ( Hữu Thỉnh)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

- Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ

3. Giáo dục: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên

II. Đồ dùng - phương tiện

* Thày: soạn bài, tranh ảnh, tư liệu về Hữu Thỉnh

* Trò: soạn bài

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS

 2. KTBC : ? Đọc thuộc (hát) bài thơ “Viếng lăng Bác ”. Và phân tích khổ thơ cuối cùng

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 121 văn bản: Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/2/2013 lớp 9C, 9D
Tiết 121 Văn bản: sang thu
 ( Hữu Thỉnh) 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
- Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại 
- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ
3. Giáo dục: Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên
II. Đồ dùng - phương tiện
* Thày: soạn bài, tranh ảnh, tư liệu về Hữu Thỉnh
* Trò: soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS
 2. KTBC : ? Đọc thuộc (hát) bài thơ “Viếng lăng Bác ”. Và phân tích khổ thơ cuối cùng
3. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài: Đề tài mùa thu đã từng làm nức danh tên tuổi Nguyễn Khuyến với 
thu đồng nội, thu của làng quê Việt Nam. Và đề tài thu cũng khiến Nguyễn Đình Thi đưa thu vào phố, đưa thơ thu dân tộc từ bờ ao thôn dã bay về với đô thành hiện đại. Và hôm nay, trong bài học này, Hữu Thỉnh một lần nữa đưa ta về với thu của trung du đồng bằng Bắc Bộ, đánh thức ta bằng tất cả khứu giác, thị giác, thính giác và xúc giác  để dắt thu vào tận lòng người.
Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh
Một số tác phẩm tiêu biểu
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
* HĐ2: GV hdhs tìm hiểu chung về văn bản
? Dựa vào chú thích, hãy nêu một vài nét chính về tác giả?
GV giới thiệu chân dung nhà thơ
? Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh nào?
? Bài thơ thuộc thể thơ gì ?
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Có xuất hiện trực tiếp không? 
- Nhân vật trữ tình: tác giả, không xuất hiện trực tiếp
? Đây là một bài thơ tự sự hay bài thơ trữ tình? Vì sao?
- Là bài thơ tự sự. Vì miêu tả những rung động của lòng người trước thời điểm giao mùa từ hạ sang thu
? Từ đó, em hãy xác định PTBĐ của văn bản?
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc (tiết tấu chậm rãi giọng điệu nhẹ nhàng và có những câu thơ vắt dòng )-> đọc mẫu, gọi hs đọc bài, nhận xét, uốn nắn.
Gọi HS giải nghĩa một số từ khó trong VB
? Nhà thơ cảm nhận thu sang từ những phạm vi không gian nào ? Từ đó, em hãy xác định bố cục của bài thơ?
* HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ 1
? ở khổ này, nhà thơ cảm nhận tín hiệu thu sang từ những dấu hiệu nào của làng quê?
GV: Không phải là lá ngô đồng, không phải hương cốm mới, không phải hoa cau rụng mà mùa thu bất chợt hiện diện với hương ổi chín lựng – thứ quả đặc trưng của miền Bắc
? Nhà thơ cảm nhận mùa thu từ hương ổi. Điều đó có ý nghĩa gì ?
- Mùa thu được cảm nhận từ những sự vật gần gũi, gắn bó nơi làng quê – hoa trái trong vườn
? Em hiểu như thế nào về nội dung lời thơ Hương ổi phả vào trong gió se ?( Chú ý từ phả)
- Từ phả khiến câu thơ thật có hồn. Không phải là gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín phả hương thơm vào trong gió, làm cho ngọn gió cũng trở nên thơm tho
? Lời thơ Sương chùng chình qua ngõ sử dụng nghệ thuật quen thuộc nào? Gợi cho em hình dung được điều gì ? (Chú ý từ chùng chình)
- Chùng chình: cố ý chậm chạp để kéo dài thời gian. -> Với chữ chùng chình, mùa thu bỗng hiện ra như một con người đang bước những bước chân chậm chạp đến giữa đất trời 
? Các em đã học thành phần biệt lập. Từ hình như thuộc thành phần biệt lập gì? Hình như diễn tả cảm giác ntn của con người ?
- TP biệt lập tình thái; diễn tả cảm giác bâng khuâng, ngỡ ngàng, bối rối, có gì đó chưa thật rõ ràng trong cảm nhận 
GV: Đó là những cảm nhận đầu tiên của tác giả khi mùa thu chợt tới trong tâm trạng bâng khuâng
? Giọng thơ cũng rất phù hợp với cảm giác của con người. Đó là giọng thơ gì ?
? Từ đó, em thấy nhà thơ cảm nhận không gian làng quê sang thu bằng tâm hồn ntn?
GV chuyển: Phút giao mùa không chỉ được nhà thơ cảm nhận từ làng quê mà còn được cảm nhận qua không gian đất trời sang thu
HS đọc 2 khổ cuối
? Nhà thơ nhận ra đất trời giao mùa từ hạ sang thu qua những tín hiệu nào của thiên nhiên?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ trên?
- Từ láy (dềnh dàng, vội vã), phép nhân hóa: sông dềnh dàng, mây  vắt nửa mình 
? Em cảm nhận được điều gì về dòng sông qua từ dềnh dàng ?
- Dòng sông trôi một cách nhẹ nhàng, thanh thản; nước sông dâng đầy nhưng không cuộn chảy mà phẳng lặng trong xanh
? Cánh chim được cảm nhận như thế nào qua từ vội vã?
- Những cánh chim vội vàng, gấp gáp trong buổi hoàng hôn
? Em hãy chỉ ra cái hay của câu thơ Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu.
- Đám mây được nhân hóa như con người đã đặt một bước chân vào mùa thu và chân kia như còn lưu luyến chưa muốn chia tay với mùa hạ. Câu thơ gợi h/a làn mây mỏng nhẹ, kéo dài mang theo vẻ đẹp của bầu trời đầy nắng hạ đang bắt đầu sang thu.
? Từ đó, em có nhận xét gì về những hình ảnh được sử dụng trong khổ thơ này?
? Từ những hình ảnh được cảm nhận tinh tế ấy, em thấy bức tranh thu thời điểm giao mùa biến chuyển ra sao?
HS đọc thầm đoạn cuối
? Nhà thơ còn cảm nhận thấy những biểu hiện nào khác trong thời tiết giao mùa?
? Theo em, những chi tiết được miêu tả ở đây mang mấy nét nghĩa? Đó là những nét nghĩa nào? Hãy chỉ rõ.
- Nghĩa tả thực: cảnh vật thời tiết thay đổi: vẫn còn vương những dấu hiệu của mùa hạ nhưng giảm dần cường độ, mức độ -> đất trời đang lặng lẽ vào thu
- Nghiã biểu tượng: nắng, mưa, sấm, hàng cây: ẩn dụ cho những thay đổi, biến động của cuộc đời, xã hội. Hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải
? Bài thơ đã cho thấy tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước và con người ntn?
- GV cho HS xem lời tâm sự của nhà thơ về khổ thơ cuối cùng của bài: Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 
 ( Lời tâm sự của nhà thơ Hữu Thỉnh)
* HĐ4: GV hdhs tổng kết
? Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
? Phát biểu ngắn gọn chủ đề tư tưởng của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: 
- Hữu Thỉnh sinh 1942, quê ở Vĩnh Phúc
- Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu
- Phong cách thơ: Nhẹ nhàng, sâu lắng
b. Tác phẩm:
- H/ c sáng tác: Bài thơ sáng tác 1977, thể hiện những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và c/s khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ Sang thu lắng sâu cảm xúc 
- Thể thơ 5 chữ
- PTBĐ: miêu tả kết hợp với biểu cảm
2. Đọc, hiểu chú thích, bố cục
- Bố cục: 2 phần
+ Khổ 1: Cảm nhận không gian làng quê sang thu
+ Khổ 2 + 3: Cảm nhận không gian đất trời sang thu
II. Tìm hiểu văn bản
1) Cảm nhận không gian làng quê sang thu:
- hương ổi phả vào trong gió se
- sương chùng chình qua ngõ
à sự vật gần gũi, quen thuộc của hoa trái trong vườn
- NT nhân hóa
- giọng thơ êm nhẹ
à Cảm nhận không gian làng quê sang thu bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, cuộc sống nơi làng quê
2) Cảm nhận không gian đất trời sang thu:
* Khổ 2:
- sông dềnh dàng
- chim bắt đầu vội vã
- đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu
- nắng vẫn còn nồng
- những cơn mưa đã vơi dần
- những tiếng sấm bớt bất ngờ
NT: từ láy + biện pháp nhân hóa 
- hình ảnh giàu sức biểu cảm được tạo bằng cảm nhận tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng
à Không gian đất trời vào thu thật nhẹ nhàng, sống động mà rõ rệt 
* Khổ cuối
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa”
NT ẩn dụ à suy ngẫm của nhà thơ: con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời 
ố Tình yêu tha thiết c/s, thiên nhiên, đất nước, con người
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ
2. Nội dung:
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa
* Ghi nhớ ( SGK/ )
4. Củng cố: ? Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ này?
5. HDVN: 
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài 
- Sưu tầm thêm một vài đoạn thơ, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận để they được nét đặc sắc của mỗi bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tiet 121(1).doc