Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 126 đến tiết 135

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 126 đến tiết 135

TIẾT 126 MÂY VÀ SÓNG

 - R. TaGor -

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên.

 2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, đọc, phân tích thơ tự do, phân tích h/ả tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại, độc thoại của bài thơ.

3.Thái độ.

- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng tình mẫu tử.

B. Tích hợp giáo dục môi trường:

Liên hệ: Mẹ và thiên nhiên

C. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu , chân dung Ta-go.

- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 126 đến tiết 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/ 3/ 2013
Ngày dạy: / 3/ 2013
TIẾT 126 MÂY VÀ SÓNG
 - R. TaGor -
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được nét đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, đọc, phân tích thơ tự do, phân tích h/ả tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại, độc thoại của bài thơ.
3.Thái độ.
- Bồi đắp thêm tình cảm yêu thương, trân trọng tình mẫu tử.
B. Tích hợp giáo dục môi trường:
Liên hệ: Mẹ và thiên nhiên
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu , chân dung Ta-go.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
I. Tổ chức lớp: 9B: /33
 II. Kiểm tra:
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương? Người cha qua việc tâm tình trò chuyện với con đã gửi gắm mong ước gì?
III. Các hoạt động dạy học:
Tình mẫu tử luôn là cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Chế Lan Viên phát triển cảm hứng đó từ h/ả con cò trong ca dao, Nguyễn Khoa Điềm lại sáng tác Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thì đại thi hào ấn Độ trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình đã viết tập thơ Si- su ( trẻ thơ) in trong tập Trăng non là tiếng hát đau buòn sâu thẳm nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ vào thế hệ tương lai. Tình cảm đó được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
- Hướng dẫn HS cách đọc: giọng thủ thỉ, tâm tình lời của con nói với mẹ.
- Đọc mẫu từ đầu -> và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm.
- Yêu cầu HS đọc tiếp theo -> hết.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc cho các em.
? Hãy nêu vài nét về nhà thơ Ta-Go.
- Nhận xét và khái quát lại.
? Thơ Ta-Go có những nét gì đặc sắc.
-> Thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn và chất trữ tình triết lý.
- Bình: Mây và sóng là là tặng vật vô giá của Ta-Go dành cho tuổi thơ được viết từ lòng yêu trẻ và cả nỗi đau buồn vì mất hai đứa con thân yêu.
? Hãy nêu xuất xứ bài thơ Mây và sóng.
-> Viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập “Trẻ thơ” năm 1909. Dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” viết năm 1915.
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
- Nhận xét và kết luận có thể chia làm hai phần:
? Cách tổ chức bài thơ có gì đặc biệt.
-> Giống nhau: cả hai phần đều thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và lý do từ chối và cuối cùng là nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo.
=> Cách kết cấu trên biểu hiện đây là thơ văn xuôi, không vần nhưng vẫn có nhạc điệu.
? Gỉa thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có trọn vẹn và đầy đủ không.
-> Ở phần thứ hai tuy không có từ “Mẹ ơi” mở đầu nhưng có thêm những thách thức mới, tình yêu thương mẹ của em bé mới thể hiện rõ, trọn vẹn hơn.
Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết bài thơ.
- Gọi HS đọc lại những câu thơ nói về lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng.
 ? Những người sống trên mây, trong sóng đã nói với em bé những gì? Cách nói ấy gợi cho em bé điều gì.
- Chú ý những chi tiết mà những người trên mây, trong sóng gợi ra cho em bé: 
-> Vẽ ra một thế giới hấp dẫn dễ lôi cuốn người khác.
? Trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của mây và sóng, thái độ của em bé ra sao.
- Chú ý câu: Con hỏi : “Nhưng làm thế nào được? và “Nhưng làm thế nào. được?”
-> Rõ ràng đây là thái độ của em: lúc đầu lưỡng lự, muốn đi, sau đó là từ chối.
? Lý do nào khiến em bé từ chối lời mời gọi, qua đó nói lên điều gì.
- Phân tích câu: Mẹ mình đang đợi ở nhà...
 Buổi chiều mẹ.. mà đi được?
-> Lời từ chối của em bé thật dễ thương và chân tình làm cho họ cảm thấy rất dễ chịu và mỉm cười bay đi, nhảy múa lướt qua.
- Lời từ chối của em cho thấy sức níu giữ của tình mẫu tử rất mạnh, nó chiến thắng mọi ham muốn tầm thường. Qủa thật, tinh thần nhân văn đến đây đã bộc lộ một cách rõ ràng nhất.
=> Giáo dục HS trong cuộc sống phải biết quý trọng tình mẫu tử và biết từ chối những cám dỗ, ham muốn tầm thường.
? Khi những người trên mây, trong sóng đã mỉm cười bay đi thì em bé đã nghĩ ra điều gì.
? Em có nhận xét gì về trò chơi của em bé (so sánh với trò chơi của mây và sóng).
-> Nó thú vị hơn nhiều vì có sự hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con. Nơi chơi là mái nhà thân yêu của họ, “bến bờ kì lạ” hiện thân của sự bao dung, tấm lòng rộng mở của người mẹ.
? Qua trò chơi trên giúp em cảm nhận điều gì ở em bé (yêu thương mẹ tha thiết, không muốn rời xa mẹ).
- Qủa là những câu thơ ngập tràn hạnh phúc mà không phải ai cũng dễ dàng có được. Phải là những người yêu thương kính trọng mẹ, không muốn rời xa mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào thì mới có được tình mẫu tử thiêng liêng ấy.
? Câu thơ cuối: “Và không ai.... biết mẹ con ta ở chốn nào” gợi cho em điều gì.
-> Tình mẫu tử có ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.
? Để thể hiện những nội dung trên, tác giả đã vận dụng những nghệ thuật nào (nhận xét hình thức đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thơ).
? Qua bài thơ trên, nhà thơ Ta-Go muốn thể hiện điều gì.
? Bài thơ trên có ý nghĩa gì.
- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc: (86)
2. Chú thích:
a. Tác giả: 
Ra-bin-đra-nat Ta-go (1861-1941)
- Là nhà thơ lớn của Ấn Độ.
- Là nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng Nô Ben (1913).
b. Tác phẩm: 
Rút từ tập “Trẻ thơ” xuất bản năm 1909.
c. Thể loại: thơ tự do .
d. Từ khó: Ngao du: đi dạo chơi đây, đó.
3. Bố cục: gồm 2 phần.
+ Phần I (từ đầu -> và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm) : Thuật lại lời của em bé với mây.
+ Phần II (còn lại) : Thuật lại lời của em bé với sóng.
II. Phân tích văn bản:
1. Lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng.
 Bọn tớ chơi từ.... chơi với bình minh vàng, với vầng trăng bạc.
 Bọn tớ ca hát.... ngao du nơi này nơi nọ...
-> Là tiếng gọi của thế giới kỳ diệu, đầy hấp dẫn và quyến rũ.
2. Lời chối từ của em bé:
 Mẹ mình đang đợi ở nhà....
 Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...
-> Chân thành, dễ thương.
=> Sức níu giữ của tình mẫu tử.
3. Trò chơi của em bé:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ...
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi...
-> Hấp dẫn thú vị, là sự hòa hợp giữa thiên nhiên và tình mẹ con.
 Và không ai.... biết mẹ con ta ở chốn nào.
-> Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những tưởng tượng bay bổng kì diệu, phóng khoáng...bố cục cân phân đối xứng nhưng không trùng lặp...
2. Nội dung:
Bài thơ ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng , kì diệu, bất tử...
* Ý nghĩa:
- Muốn khước từ những cám dỗ, quyến rũ cần có một điểm tựa vững chắc mà tình mẹ con là một trong những điểm tựa ấy.
IV. Củng cố:
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập, yêu cầu học sinh đọc và lên khoanh tròn vào câu đúng.
1. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung cảm xúc của bài thơ?
A. Tình yêu thiết tha sâu nặng của đứa con đối với mẹ.
B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
C. Tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả đối với trẻ thơ.
D. Câu đúng.
2. Ý kiến nào sau đây đúng và đầy đủ nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Là văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển.
B. Dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên ý nghĩ tượng trưng.
C. Là văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển xây dựng những hình ảnh thiên nhiên ý nghĩa tượng trưng
V. HDVN: 
- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ. Liên hệ với những bài thơ đã học viết về tình mẫu tử
- Soạn bài Ôn tập về thơ:
+ Xem lại các tác phẩm đã học (cả kỳ I và kỳ II).
+ Trả lời các câu hỏi trong sách, chú ý lập bảng thống kê.
Ngày soạn: 2/ 3/ 2013
Ngày dạy: / 3/ 2013
TIẾT 127 ÔN TẬP VỀ THƠ
A. Mục tiêu cần đạt: 	
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
2. Kĩ năng: 
- Tổng hợp, hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
- Nắm chắc tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật của các bài, lập bảng thống kê lại.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc học ôn tập, thống kê các văn bản thơ một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình lên lớp
I. Tổ chức lớp: 9B: /33
II. Kiểm tra: Hãy đọc thuộc lòng từ đầu đến “.... và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ?
III. Các hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài.
I. Giúp HS khái quát lại các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 (kỳ I + II) và sắp xếp các bài thơ Việt Nam từ sau cách mạng theo từng giai đoạn .
? Hãy kể tên các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 (kỳ I và II).
- Lưu ý: ở mỗi tác phẩm, nêu tên tác giả, năm sáng tác, thể thơ, tóm tắt nội dung và đặc sắc nghệ thuật?
- Mỗi em chuẩn bị câu hỏi và trả lời theo mẫu bảng thống kê trong sách.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại bằng bảng thống kê (đã kẻ sẵn).
? Từ bảng thống kê trên, hãy ghi lại tên bài thơ theo từng giai đoạn sau:
1, Kháng chiến chống Pháp (1945-1954) : Đồng chí
2, Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954-1964) : Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.
3, Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1964-1975) : Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
4, Giai đoạn từ sau 1975 : Ánh trăng, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu.
- Gọi HS trình bày cá nhân, HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, yêu cầu học sinh quan sát lên bảng phụ.
TT
Tên bài
Tác giả
Năm s/ tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1.
Đồng chí
Chính Hữu
1948
Tự do
Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc, cảm động
Chi tiết, hình ảnh tự nhiên, giản dị, cô đọng, gợi cảm.
2.
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận
1958
7 chữ
Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động mới
Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa
3.
Con cò
Chế Lan Viên
1982
Tự do
Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc sống con người.
Vận dụng sáng tạo ca dao. Biện pháp ẩn dụ, triết lý sâu sắc
4.
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
7 chữ, 8 chữ
Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự, bình luận.
5.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
1969
Tự do
Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn
Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu và hình ảnh thơ độc đáo.
6.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
1971
 ... n bản Ôn dịch thuốc lá và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm đó.
- Đọc lại VB và xác định các câu cảm và cách dùng dấu câu như: Ôn dịch, thuốc lá, Nghĩ đến mà kinh... hoặc ở cách dùng dấu câu tu từ ở đề mục VB. Tất cả những yếu tố đó làm cho người đọc cảm thấy ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do thuốc lá gây ra.
 - Bên cạnh việc sử dụng yếu tố biểu cảm, VB Ôn dịch thuốc lá còn dùng những phép lập luận như: lập luận phản bác “Có người bảo..... mặc tôi! Xin đáp lại...”
- Dẫn chứng thêm một số VB sử dụng phương thức thuyết minh khá nhuần nhuyễn như Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương.
- Tuy VB nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không phải chỉ kiểu văn bản nhưng vẫn có thể xem một số VB nội dung có giá trị như một tác phẩm văn học. Vì sao?
- Gợi ý HS lấy Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê phân tích về mặt nội dung, về phương thức biểu đạt... và kết luận.
- Nhận xét và chốt lại: vì có thể vận dụng và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần khác trong phân môn Tiếng việt và Tập làm văn.
Hướng dẫn HS nắm được phương pháp học văn bản nhật dụng
- Gọi HS đọc nội dung mục IV Tr 95
? Muốn học tốt kiểu văn bản nhật dụng, đầu tiên phải làm gì.
? Vì sao cần phải đọc kĩ các chú thích (để hiểu nghĩa của từ và các sự kiện liên quan đến văn bản).
- Ví dụ khi học VB Ca Huế trên sông Hương phải đọc kỹ các chú thích để hiểu các điệu hò ở xứ Huế hay thế nào là ca Huế.... Hoặc chú thích về sự kiện lịch sử trong bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ...
? Bước tiếp theo cần phải làm gì (Cần phải tạo thói quen liên hệ...).
? Vì sao lại phải cần tạo thói quen liên hệ như vậy.
- Gợi ý HS cần liên hệ việc học tác phẩm về vấn đề thuốc lá, dân số... để giải thích.
? Có phải chỉ liên hệ bản thân gia đình cộng đồng ta có liên quan và chỉ để ta hiểu hay so sánh không.
? Đối với vấn đề thuốc lá hiện nay thì em có thể đưa ra những kiến nghị hoặc giải pháp nào.
? Kiến thức trong VB nhật dụng đặt ra rất đa dạng nên để hiểu sáng tỏ vấn đề đặt ra cần chú ý điều gì.
? Để hiểu vấn đề Quyền trẻ em được đề cập trong chương trình lớp 7 và lớp 9, em sẽ vận dụng kiến thức bộ môn nào.
- Gợi ý HS có thể liên hệ bộ môn Giáo dục công dân.
? Để phân tích nội dung của một VB nhật dụng nào đó cần phải căn cứ vào đâu? Vì sao.
? Hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính.
? Để học tốt văn bản nhật dụng cần lưu ý những điểm nào.
- Nhận xét, khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
III. Hình thức của văn bản nhật dụng.
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
-> Tăng sức thuyết phục cho người nghe, người đọc.
- Một số văn bản nhật dụng được xem có giá trị như một tác phẩm văn học vì có thể vận dụng và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần khác trong phân môn Tiếng việt và Tập làm văn.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
1. Đọc kĩ các chú thích.
2. Liên hệ những vấn đề trong văn bản với đời sống xã hội.
3. Có ý kiến, quan điểm và đề xuất những kiến nghị, giải pháp.
4. Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
5. Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung văn bản.
* Ghi nhớ: SGK/96
IV. Củng cố:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi đối đáp nhanh.
- GV nêu nội dung hoặc phương thức biểu đạt của một vài VB đã học. Yêu cầu HS nêu tên VB ứng với nội dung và phương thức biểu đạt ấy.
- GV khuyến khích HS trả lời nhanh, đúng ðGiúp HS nắm lại khái niệm văn bản nhật dụng.
V. HDVN:
- Học bài, xem lại nội dung ôn tập.
- Soạn bài Ngữ văn địa phương: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp:
- Xem lại kiến thức về câu đơn, câu ghép.
Ngày soạn: 2/ 3/ 2013
Ngày dạy: / 3/ 2013
TIẾT 133 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Khái quát lại kiến thức về câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp. 
- Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia câu thành hai loại : câu đơn và câu ghép.
- Đặc điểm cấu tạo của mỗi loại câu.
2. Kĩ năng: 
- Có năng lực lĩnh hội và phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng nói và viết tiếng Việt phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp của câu.
3. Thái độ:
- Học nghiêm túc và biết sử dụng các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp trong khi viết đoạn văn, văn bản.
B. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, tài liệu.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
C. Tiến trình lên lớp
I. Tổ chức lớp: 9B: /33
II. Kiểm tra:(Kiểm tra 15 phút)
- Câu 1( 3 điểm): Nêu ý nghĩa của nhan đề bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- Câu 2( 3 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Thoắt trông nàng đã chào thưa
“ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!”
Hoạn thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca
 ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
A. Em hãy xác định người nói, người nghe trong đoạn thơ.
B. Xác định hàm ý của mỗi câu ấy.
C. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
- Câu 3( 4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 4 dòng) với chủ đề tự chọn, có sử dụng phép liên kết ( gạch chân và chỉ ra phép liên kết đó)
- ĐÁP ÁN:
- Câu 1:
 - Sang thu hay chớm thu, một không gian giao mùa(1 điểm)
- Nhan đề sang thu thấm vào cảnh vật, thấm vào hồn người. Hương quả, ngọn gió, dòng sông, bầu trời.... và hồn người sang thu với bao lưu luyến bồi hồi( 1 điểm)
- Hữu thỉnh đem đến một mùa thu với hương sắc mới bằng một ngòi bút tinh tế và thiết tha.( 1 điểm)
- Câu 2: 
a. - Người nói là Thúy Kiều(0,5đ)
- Người nghe là Hoạn Thư(0,5đ)
b. Hàm ý của Câu “ Tiểu thư... đây” là cách nói chào mỉa mai, giễu cợt. (0,5đ)
- hàm ý của câu” Càng cay...... nhiều” Hãy chuẩn bị sự báo oán thích đáng(0,5đ)
c. Hoạn Thư hiểu hàm ý trong hai câu của Kiều nên hồn lạc phách xiêu.(0,5đ) 
- Khấu đầu kêu xin tha tội(0,5đ)
- Câu 3: 
- Viết đoạn văn lưu loát, trôi chảy, diễn đạt rõ ý(3đ)
- Sử dụng phép liên kết và chỉ rõ phép kliên kết đó(1đ)
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài.
Trong các cộng đồng ngôn ngữ lớn và phân bố rộng về mặt địa lí thường có những lớp từ ngữ đặc thù cho từng vùng địa lí, đó là lớp từ địa phương. Vậy đặc điểm của chúng như thế nào, các sử dụng chúng ra sao tiết học hôm nay co cùng các em tìm hiểu.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
? Tìm những từ ngữ địa phương trong các đoạn văn và chuyển thành từ ngữ toàn dân trong đoạn văn sau?
? Đối chiếu các câu sau, cho biết từ "kêu" ở câu nào là từ địa phương, từ "kêu" ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó?
GV gọi học sinh nêu yêu cầu.
- GV gọi học sinh thực hiện.
? Đọc đoạn trích bài tập 1? Có nên để cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không?
? Tại sao người lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
1. Bài 1 (97)
 Tìm những từ ngữ địa phương trong các đoạn văn và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân.
a. Từ địa phương: Thẹo, lặp bặp, ba.
- Từ toàn dân: Sẹo, lắp bắp, bố, cha.
b. Từ địa phương: Ba, má, kêu, đâm, đũa bếp, người nói, trông, vô.
- Từ toàn dân: Bố, cha, mẹ, gọi, chờ thành, đũa xả, nòi trống không vào.
c.Từ địa phương: Na, lui cui, nắp, nhắm, giùm, nói tròng.
- Từ toàn dân: Bố, cha, lúi húi, nung, cho lá, giúp, nói trống không.
2.Bài 2 (98)
a. Kêu: Từ toàn dân.
- Có thể thay thế bằng nói tỏ.
b. Kêu: Từ địa phương tương đương với từ toàn dân gọi.
3. Bài 3 (98)
Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương: Những từ đó tương đương với những ngôn ngữ nào trong từ toàn dân.
- Từ địa phương và từ toàn dân là: Trái - quả, chi - gì, kêu - gọi.
- Trống hỗng trống hoàng: Trống huyếch trống hoác.
4.Bài 4 (99)
Điền những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp.
Từ địa phương
Từ toàn dân
- Thẹo
- Lặp bặp
- Ba
- Má
- Kêu
- Đâm
- Đũa bếp
- Nói (trổng)
- lui cun
- Nắp
- Nhắm
- Giùm
- Vô
- Trái
- Chi
- Trống hỗng trống hoàng
- Sẹo
- Lắp bắp
- Cha (bố)
- Mẹ
- Gọi
- Chở thành
- Đũa cả
- Nói trống không
- Lúi húi
- Vung
- Cho kì
- Giúp
- Vào
- Quả
- Gì
- Trống huyếch trống hoác.
5.Bài tập 5(99)
- Không nên để cho bé Thu dùng từ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
- Vì tác giả muốn nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kì diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
IV. Củng cố:
GV khái quát lại nội dung tiết học (Lưu ý về việc sử dụng từ địa phương trong nói và viết )
V. HDVN:
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị tiết kiểm tra Viết bài Tập làm văn số 7:
+ Xem lại kiến thức phần Văn, tiếng Việt,
+ Phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Ngày soạn: 2/ 3/ 2013
Ngày dạy: / 3/ 2013
TIẾT 134,135 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Gíup học sinh nắm chắc kiến thức về thể loại nghị luận văn học trong chương trình ngữ văn THCS
2. Kĩ năng:
- Học sinh nắm chắc nội dung của các văn bản đã học, nêu tên nhân vật chính, sự việc chính, sắp xếp theo một trình tự nhất định khi làm bài.
- Nêu tính nghị luận trong bài, xen lẫn thực tế và liên hệ bản thân trong mọi trường hợp.
- Nắm chắc các bước làm bài nghị luận văn học để làm bài.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác trong khi làm bài, làm bài cẩn thận.
B. Chuẩn bị
- GV: Đề + Đáp án bài kiểm tra
- HS: Giấy, bút
I. Đề bài và điểm số ( đề số 4 – SGK Tr 79)
 Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
II. Đáp án và thang điểm chi tiết:
Nội dung 
Điểm
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, ý nghĩa của bài thơ trong thời kì chống Mỹ....
1,5đ
- Thân bài: Nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe với những điểm sau:
+ Tư thế ung dung, tự tin.
2đ 
+ Vui nhộn, lạc quan, yêu đời pha chút ngang tàng.
2đ
+ Bất chấp khó khăn gian khổ.
1đ
+ Thương yêu đùm bọc nhau.
1đ
+ Có lòng yêu nước nhiệt huyết và luôn hướng về miền Nam ruột thịt.
1đ
- Kết bài: Khái quát lại toàn bài thơ. Thông qau hình tượng các chiến sĩ lái xe Phạm Tiến Duật muốn ca ngợi thế hệ trẻ Việt nam trong thời kháng chiến chống Mỹ. Liên hệ thực tế xã hội ngày nay và trách nhiệm của bản thân
1,5đ
C.Tổ chức kiểm tra:
I. Ổn định tổ chức lớp:
- SÜ sè: 9B: /33 (Vắng:.....................................................................)
II. KiÓm tra:
- Gi¸o viªn ®äc, chÐp ®Ò lªn b¶ng.
- Häc sinh ®äc kü ®Ò bµi, lµm bµi theo yªu cÇu cña ®Ò.
- Thêi gian: 90 phót
D. Kết thúc giờ kiểm tra:
- Thu bài
- NhËn xÐt giê:
Gi¸o viªn nhËn xÐt th¸i ®é, ý thøc lµm bµi cña häc sinh.
E- H­íng dÉn vÒ nhµ:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học
- Làm lại bài viết vào vở bài tập và tự rút ra bài học
- Chuẩn bị bài: Bến Quê

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 9 Tuan 2627 Chuan chi viec in.doc