Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 129 đến tiết 145

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 129 đến tiết 145

Tiết 129: Kiểm tra văn ( Phần thơ)

A. Mục tiêu cần đạt .

Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về phần thơ đã học. Nhớ được tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đã học. Qua đó đánh giá trình độ nhận thức của HS về phần thơ để có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS.

Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích và cảm thụ thơ.

Giáo dục HS tình cảm đối với bộ môn, ý thức tự giác khi làm bài.

B. Mục đích yêu cầu:

- Nhận biết: hoàn cảnh, thời gian sáng tác của bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, mùa xuân nho nhỏ, sang thu. Tác giả của bài thơ: khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Phương thức biểu đạt trong bài thơ “Viếng lăng Bác”.

- Thông hiểu: Nội dung và nghệ thuật trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, sang thu, nói với con, mùa xuân nho nhỏ.

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 129 đến tiết 145", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn 01/03/2013
Tiết 129: Kiểm tra văn ( Phần thơ)
A. Mục tiêu cần đạt .
Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về phần thơ đã học. Nhớ được tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các bài thơ đã học. Qua đó đánh giá trình độ nhận thức của HS về phần thơ để có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS.
Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích và cảm thụ thơ.
Giáo dục HS tình cảm đối với bộ môn, ý thức tự giác khi làm bài.
B. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết: hoàn cảnh, thời gian sáng tác của bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, mùa xuân nho nhỏ, sang thu. Tác giả của bài thơ: khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Phương thức biểu đạt trong bài thơ “Viếng lăng Bác”.
- Thông hiểu: Nội dung và nghệ thuật trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, sang thu, nói với con, mùa xuân nho nhỏ.
- Vận dụng: chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống, phân tích một đoạn thơ trong bài thơ 
“ mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
C. Thiết kế ma trận:
Mức độ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Đoàn thuyền đánh cá
1
 0,25
1
 0,25
2
 0,5
Bếp lửa
2
 0,5
2
 0,5
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1
 0,25
1
 0,25
Mùa xuân nho nhỏ
1
 0,25
2
 O,5
1
 6
4
 6,75
Viếng lăng Bác
1
 0,25
1
 1
2
 1,25
Sang thu
1
 O,25
1
 O,25
2
 0,5
Nói với con
1
 O,25
1
 0,25
Tổng
5
1,25
7
 1,75
1
 1	
1
 6
14
 10
D. Thiết kê câu hỏi theo ma trận:
E. Đáp án và biểu điểm:
Phần I: trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm) .Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
A
B
D
B
D
A
C
D
C
Phần I: Trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm)
Câu 1( 1điểm)
Trật tự điền trong câu văn là: thành kính- tự hào - đau xót- trầm lắng.
Câu 2: (6 điểm)
Yêu cầu HS phân tích và làm rõ:
- Khát vọng hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Thể hiện tâm nguyện một cách chân thành , tha thiết trong những hình ảnh đẹp mà giản dị.
- Dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước vọng của mình
*. Củng cố: 
GV nhận xét giờ làm bài của HS và thu bài.
*. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
 - Ôn tập về phần thơ đã học.
 - Xem lại cách làm bài nghị luận về một tác phẩm ( hoặc đoạn trích)
Ngày Soạn 01/03/2013
 Tiết 130: Trả bài tập làm văn số 6
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Giúp HS nhận ra những ưu điểm , nhược điểm về nội dung và hình thức trong bài viết của mình. Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. Ôn tập lại lý thuyết và kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) 
 - Rèn kỹ năng nhận biết lỗi và sửa chữa. Kỹ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích.
 - Giáo dục HS tình cảm đối với bộ môn.
B. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh.
GV: Chấm bài và nhận xét bài làm của HS.
HS: Ôn tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
C. Tiến trình lên lớp.
*. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nhắc lại dàn ý chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)?
 Đáp án: 
* Mở bài: 
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích và nêu đánh giá sơ bộ của mình về tác phẩm hoặc đoạn trích đó.
* Thân bài: 
- Nêu luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
* Kết bài: 
 - Nêu nhận định, đánh gái chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích.)
* Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
? Em hãy nhắc lại đề bài tập làm văn số 6?
? Xác định thể loại, yêu cầu của đề bài?
HS thảo luận xây dựng dàn ý cho đề bài.
HS trình bày - Nhận xét.
GV kết luận bằng bảng phụ ( theo đáp án đã xây dung ở tiết 120)
GV trả bài cho HS xem lại bài viết của mình.
HS tự nhận xét bài viết của mình trên cơ sở dàn ý đã xây dựng.
GV nhận xét bài làm của HS và kết hợp cho HS đọc một số bài có cách diễn đạt tốt cho HS khác tham khảo.
* ưu điểm:
Đa số các em biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích, hiểu yêu cầu của đề bài, có những nhận xét, đánh giá xác đáng về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, diễn đạt mạch lạc, lô gích, chữ viết của nhiều em sạch sẽ, rõ ràng: Lâm, Thắm, Linh, Hà (9C); Trần Vân, Ly, V. Xuân, V.Yến(9D)
* Nhược điểm: Một số bài viết sơ sài, chưa xác định được luận điểm và sử dụng luận cứ chưa phù hợp, có những bài chưa đánh giá được nghệ thuật của đoạn trích, diễn đạt còn thiếu mạch lạc, còn sai chính tả, không viết hoa các danh từ riêng: Kim Thành, Cấn Phương, Tiến (9C); Quyết Tiến, Văn, Xuyến, Xuân (9D)
GV nêu một số lỗi trong bài viết của HS và yêu cầu sửa chữa- Nhận xét- Rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.
I. Đề bài:
Cảm nhận của em về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
II. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Nghị luận về một đoạn trích.
- Nội dung: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ Chiếc lược ngà”.
III. Lập dàn bài:
IV. Trả bài:
IV. Nhận xét:
 1. HS tự nhận xét:
 2. Giáo viên nhận xét:
VI. Chữa lỗi:
 D. Củng cố- Hướng dẫn về nhà
 * Củng cố
 - GV gọi điểm vào sổ.
 - HS rút ra bài học khi làm kiểu bài này.
 *. Hướng dẫn về nhà:
 - Xem lại cách làm bài nghị luận về một tác phẩm ( hoặc đoạn trích)
 - Viết lại bài theo dàn ý đã lập và soạn bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng.
 + Hệ thống các tác phẩm nhật dụng từ lớp 6-9 theo 3 cột (Lớp- Tên VB- ND)
 + Trả lời hệ thống câu hỏi theo Sgk 
Ngày Soạn 01/03/2013
Bài 26
Tiết 131: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hê thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
- Nhận biết văn bản nhật dụng và nắm được nội dung, tính cập nhật của vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Giáo dục HS có thức đúng đắn đối với các vấn đề bức thiết trong xã hội.
B. Chuẩn bị 
GV: SGK- SGV ngữ văn 9.
HS: Ôn tập các văn bản nhật dụng và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình lên lớp
 *. Kiểm tra bài cũ:
 *. Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
? Khái niệm văn bản nhât dụng phải được hiểu như thế nào?
( Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài, tính cập nhật của nội dung văn bản)
 ? Tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng là gì ?
? Cập nhật có nghĩa là gì ?
(Kịp thời, đáp ứng yêu cầu,đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày)
? Tính cập nhật được thể hiện như thế nào ?
? Khi học văn bản nhật dụng cần chú ý điều gì ?
(Phải liên hệ thực tế cuộc sống)
? Tại sao giá trị văn chương khong phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng nhưng vẫn là một yêu cầu quan trọng ?
(Văn có hay->Tính chất thời sự nóng hổi,bồi dưỡng kiến thức,kĩ năng)
? Nội dung của các văn bản nhật dụng đã học là gì ? 
GV: Đề tài, chủ đề của văn bản nhật dụng đã đảm bảo được yêu cầu ấy.
? Em hãy chứng minh điều ấy qua các bài viết đã học từ lớp 6 đến lớp 9?
HS bổ sung các văn bản mà bài tổng kết chưa nhắc tới
( Trường học của ét môn- đô- đơ A- mi xi, bản thống kê về động cơ hút thuốc lá của thanh niên Hà Nội, bản tin về cái chết do nghiện ma tuý của con một nhà tỷ phú Mỹ ( N.V 8)
I. Khái niệm văn bản nhật dụng:
- Văn bản nhật dụng đề cập tới chức năng, đề tài.
- Tính cập nhật về nội dung.
- Giá trị văn chương.
II.NDung các VB nhật dụng đã học
- Văn bản nhật dụng phải gắn chặt với thực tiễn.
- Viết về những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có tính chất nhất thời.
Ghi nhớ 1 Sgk
D. Củng cố - Hướng dẫn về nhà
* Củng cố:
? Tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng là gì? Yêu cầu khi học văn bản nhật dụng?
*. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại nội dung của các văn bản nhật dụng đã học.
- Soạn tiếp phần III, IV của bài.
( Hình thức văn bản nhật dụng và phương pháp học văn bản nhật dụng)
Ngày Soạn 01/03/2013
 Tiết 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS nắm được các hình thức văn bản và kiểu văn bản mà các tác phẩm văn học nhật dụng đã dùng. Những điểm cần lưu ý khi học các văn bản nhật dụng.
- Nhận biết kiểu văn bản, phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Giáo dục HS có ý thức khi học văn bản nhật dụng.
B. Chuẩn bị 
GV: SGK- SGV
HS: Ôn tập các văn bản nhật dụng đã học.
C. Tiến trình lên lớp.
*. Kiểm tra bài cũ:
 GV kết hợp trong bài.
* Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
? Em hãy hệ thống các hình thức văn bản và kiểu văn bản mà các tác phẩm văn học đã dùng? Cho ví dụ minh hoạ?
? Hãy tìm những yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong văn bản “ Ôn dịch thuốc lá”?
? Tìm và chứng minh một số văn bản có cách đặt đề mục giống nhau nhưng lại dùng hai phương thức biểu đạt chủ yếu khác nhau?
(Ví dụ: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử- biểu cảm
- Ôn dịch thuốc lá- thuyết minh)
? Tại sao ta có thể xem một số văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học?
( Qua văn bản, ta có thể vận dụng và củng cố những kiến thức và kỹ năng đã học và luyện tập trong môn tiéng Việt , tập làm văn)
HS thảo luận: Những đặc điểm cần lưu ý trong việc học văn bản nhật dụng?
Đại diện trình bày và nhận xét.
? Nội dung mà văn bản nhật dụng đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác và ngược lại. Em hãy chứng minh điều đó?
( - Vấn đề môi trường: Được đề cập ở môn địa lý lớp 6,7 và sinh học 9.
- Quyền trẻ em: đề cập ở môn GĐC lớp 6,7
- Ma tuý , thuốc lá: GDCD 8)
? HS nhắc lại nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng:
GV gọi hai HS đọc ghi nhớ
III. Hình thức văn bản nhật dụng
- Hình thức của văn bản nhật dụng đa dạng: Thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố
- Sử dụng các phương thức biểu đạt khác nhau.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
- Lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện có liên quan đến vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Tạo thói quen liên hệ
- Cần có kiến giải riêng, quan điểm riêng hoặc ý kiến và giải pháp.
- Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấnn đề đặt ra
- Cần phải căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bảnvà phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung.
Ghi nhớ: Sgk
D. Củng cố- Hướng dẫn về nhà
* Củng cố:
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
HS liên hệ tính cập nhật về nội dung trong các văn bản nhật dụng đã học với tình hình thực tế ở địa phương.
*. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2’
- Học thuộc phần ghi nhớ. - Xem lại các văn bản nhật dụng đã học.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm sáng tỏ vấn đề của các môn học khác và ngược lại.
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt)
Ngày Soạn 01/03/2013
Tiết 133: Chương trình địa phơng
( Phần tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Giúp HS không chỉ là nhận biết một số từ ngữ địa phương mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối vớ ... .Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bài tập 1( 109)
- Xây cái lăng ấy: khởi ngữ
- Dường như: tình thái
- Những người con gáinhư vậy: cảm thán
- Thưa ông: gọi- đáp
- vất vả quá: phụ chú
Bài tập 2( 110)
D. Củng cố - Hướng dẫn về nhà
* Củng cố: 
 GV hệ thống bài
 GV lưu ý Hs cách sử dụng các phép liên kết khi tạo lập văn bản.
*. Hướng dẫn về nhà:
 - Xem lại các bài tập đã làm. Làm bài tập 2 (110)
 - Soạn tiếp phần còn lại của bài( liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa tường minh và hàm ý)
Ngày Soạn 03/03/2013
Tiết 139: Ôn tập tiếng Việt ( tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đat.
- Gúp HS hệ thống háo phần tiếng Việt đã học trong học kỳ II: Liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, làm các bài tập.
- Giáo dục HS ý thức học bộ môn.
II. Chuẩn bị.
GV: SGK- SGV ngữ văn 9.
HS: Ôn tập phần tiếng Việt đã học.
III. Tiến trình lên lớp.
 * Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp trong bài:
 * Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
HS đọc bài tập 1- nêu yêu cầu
? Xác định phép liên kết ở mỗi từ ngữ in đậm?
HS hoạt động theo nhóm- đại diện trình bày và nhận xét. GV kết luận bằng bảng phụ.
HS đọc bài tập 3- Nêu yêu cầu
? Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết ở bài tập 2(T. 110)
GV gọi một số HS trình bày đoạn văn của mình và tự nhận xét.
HS khác nhận xét- GV nhận xét và kết luận.
? Em hãy phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
HS đọc truyện cười: Chiếm hết chỗ
? HS thảo luận: Người ăn mày muốn nói gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện?
HS trình bày và nhận xét.
HS đọc bài tập 2- Xác định yêu cầu
HS thảo luận theo hai nhóm
Nhóm1: ý a
Nhóm 2: ý b
Đại diện trình bày- nhận xét- GV kết luận.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
1. Bài tập1( 110)
- Phép nối: nhưng, nhưng rồi, và.
- Phép lặp từ ngữ: cô bé
- Phép thế: cô bé, nó, thế
Bài tập 3(110)
III. Nghĩa tường minh và hàm ý:
1. Bài tập1(111)
“ ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi”--> Địa ngụclà chỗ của các ông( người nhà giàu)
2. Bài tập 2(111)
a. “ Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp”--> đội bóng chuyền chơi không hay hoặc tớ không muốn bình luận về việc này => Vi phạm phương châm quan hệ.
b. “ Tớ báo cho Chi rồi”
-> tớ chưa báo cho Nam và Tuấn => Vi phạm phương châm về lượng.
D. Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
* Củng cố: 
 GV hệ thống lại kiến thức của toàn bài.
*. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập phần tếng Việt đã học ở lớp 9.
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài luyện nói ( phần chuẩn bị ở nhà)
Ngày Soạn 03/03/2013
Tiết 140: Luyện nói: 
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. Mục tiêu cần đạt.
 - Giúp HS có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. Biết cách lập dàn ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận
- Rèn kỹ năng nói trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị.
 GV: SGK- SGV ngữ văn9
 HS: Chuẩn bị phần chuẩn bị ở nhà trong bài luyện nói.
III. Tiến trình lên lớp.
*. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS
*. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
HS đọc đề bài SGK-112
HS nhắc lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
? HS trình bày dàn ý đã chuẩn bị
GV + HS nhận xét - GV đưa ra đáp án.
HS chuẩn bị bài nói theo nhóm
GV nêu yêu cầu khi trình bày bài nói ( SGK)
GV cho đại diện các nhóm trình bày bài nói và nhận xét ưu nhược điểm trong bài nói của HS về nội dung và hình thức.
Đề bài: 
 Bếp lửa sưởi ấm một đời- Bàn về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
I. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu bài thơ, tình bà cháu nồng đượm, đằm thắm
* Thân bài:
- Hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu.
- Kỷ niệm về thời thơ ấu
- Những kỷ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước; trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa.
- Bài học đạo lý về tình cảm gia đình: Bà cháu.
* Kết bài: ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ.
II. Luyện nói:
D. Củng cố – Hướng dẫn về nhà: 
 * Củng cố:
 - GV nhận xét giờ luyện nói của HS
 - GV nhắc lại yêu cầu chung của bài luyện nói.
 *. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tập nói lại toàn bài với đề bài đã làm trên lớp.
- Soạn bài “ Những ngôi sao xa xôi”
Yêu cầu: Tìm hiểu về tác giả Lê Minh Khuê, đọc kỹ chuyện ngắn, tóm tắt truyện thành thạo và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.
Ngày Soạn 03/03/2013
 Tiết 141: Những ngôi sao xa xôi
 ( Trích) Lê Minh Khuê 
 I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê và truyện “ Những ngôi sao xa xôi”. kể tóm tắt nội dung truyện., tìm hiểu chung về truyện, các nhân vật trong truyện.
- Rèn kỹ năng đọc, kể tóm tắt truyện.
- Giáo dục HS ý thức học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK- SGV ngữ văn 9- tài liệu tham khảo
- Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình lên lớp.
*. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nội dung của truyện ngắn “ Bến quê”?
(Đáp án: truyện ngắn chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.)
* Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
HS đọc chú thích SGK- 120
? Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê và truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”?
GV giới thiệu thêm ( SGV- 123, 124)
GV hướng dẫn đọc - GV đọc- HS đọc và nhận xét.
GV lưu ý hS một số chú thích SGK.
? Em hãy kể tóm tắt nội dung câu chuyện?
GV + HS nhận xét.
? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Ngôi kể? Tìm bố cục của phần trích và ý chính của từng phần?
? Truyện có mấy nhân vật? Em cảm nhận được điều gì ở họ qua phần đọc?
? Ba cô gái thanh niên xung phong có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất?
HS thảo luận nhóm- đại diện trình bày và đối chiếu kết quả.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá, là cây bút chuyên viết truyện ngắn
- Truyện “ Những ngôi sao xa xôi”viết năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống mỹ đang diễn ra ác liệt.
2. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến “ ngôi sao trên mũ”: cuộc sống và công việc của 3 cô thanh niên xung phong.
- Tiếp đến “chị Thao bảo”: Một làn phá bom Nho bị thương chi Thao và Phương Định lo lắng săn sóc.
- Phần còn lại: Sau phút nguy hiểm niềm vui của 3 chị em trước trận mưa đá đột ngột. 
II. Tìm hiểu văn bản:
a. Những cô gái thanh niên xung phong:
* Những nét chung:
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở nơi tập trung nhiều bom đạn, sự nguy hiểm ác liệt, công việc đặc biệt nguy hiểm.
- Họ là những cô gái Hà Nội có tinh thần trách nhệm cao đối với nhiệm vụ, dũng cảm, không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó.
- Dễ cảm xúc, nhiều ước mơ, hay mơ mộng, dễ vui và dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình.
D. Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
 *. Củng cố:
 - Nêu cảm nghĩ của em về những cô gái thanh niên trong tác phẩm? Liên hệ với thanh niên thời nay?
 *. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Tóm tắt nội dung truyện.
- Tìm hiểu về ba nhân vật trong truyện đặc biệt là nhân vật Phương Định.
- Tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ.
Ngày Soạn 03/03/2013
Tiết 142: Những ngôi sao xa xôi ( tiếp theo) 
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Giúp HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm truyện.
- Giáo dục HS lòng biết ơn, tự hào về thế hệ cha anh và biết tiếp nối truyền thống đó.
B. Chuẩn bị.
GV: SGK- SGV ngữ văn 9- bảng phụ.
HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình lên lớp.
 *. Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy tóm tắt truyện “ Những ngôi sao xa xôi”?
 *. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung
HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết một.
? Nhắc lại tình huống truyện? Các nhân vật trong truyện?
?Theo em, những gì là nét riêng của mỗi nhân vật ?
? ở phần đầu truyện, Phương Định tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào?
( Thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên mẹ, những kỷ niệm ấy luôn sống dậy trong cô nơi chiến trường dữ dội)
? Các chi tiết ấy thể hiện điều gì?
? ở chiến trường, Phương Định là người như thế nào?
GV: Cũng như đồng đội, dù nguy hiểm, gian khổ không làm mất đivẻ hồn nhiên trong sáng vốn có ở Phương Định “ Tôi mê hát thích nhiều”
? Với đồng đội, tình cảm của Phương Định ra sao?
? Tác giả đặc biệt làm rõ tâm lý nhân vật ở đoạn nào?
( Miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ của nhân vật trong lần phá bom)
? Qua phân tích, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ở Lê Minh Khuê? Điều đó có tác dụng gì?
? HS khái quát lại những nét chính về nghệ thuật làm nên thành công cho câu chuyện?
? Qua tìm hiểu, em cảm nhận được điều gì từ tác phẩm?
HS đọc ghi nhớ.
? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định?
Viết đoạn văn, nêu cảm nhận về truyện ngắn.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu văn bản
a.Những cô gái thanh niên xung phong
* Những nét chung:
* Những nét riêng:
- Phương Định: Nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỷ niệm của tuổi thiếu nữ
- Chị Thao: không dễ hồn nhiên, mơ ước, dự tính về tương laicó vẻ thiết thực hơn, chị dũng cảm, bình tĩnh nhưng sợ nhìn thấy máu.
- Nho: thích thêu thùa
 b. Nhân vật Phương Định:
- Thời học sinh hồn nhiên, vô tư.
- ở chiến trường: Vượt qua thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết song vẫn giữ nét hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.
- Nhạy cảm hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát
- Yêu mến đồng đội
- Tỏ ra kín đáo trước đám đông.
=> Miêu tả sinh động, chân thực-> thế giới nội tâm phong phú nhưng trong sáng không phức tạp.
 3. Nghệ thuật:
- Chọn ngôi kể phù hợp.
- Ngôn ngữ phù hợp với nhân vật, giọng điệu tự nhiên, thoải mái, trẻ trung và giàu nữ tính.
- Lời kể: thường kể câu ngắn, nhịp nhanh phù hợp với hoàn cảnh truyện.
III. Tổng kết- luyên tập
1. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK- 122
2. Luyện tập:
D. Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
 * Củng cố:
 GV giáo dục HS tình cảm, lòng tự hào, biết ơn với các thế hệ cha anh
 *. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2’
- Tóm tắt truyện. Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương (phần tập làm văn)
 Yêu cầu : Nhận xét đánh giá bà viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 tiet 129 142 chuan.doc