Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại

1. Mục tiêu:

 1.1.Kiến thức:Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp vì nhiều lí do khác nhau nên các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ

 1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo các phương châm hội thoại.

 1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thưc vận dụng các phương châm hội phù hợp với tình huống giao tiếp.

 - GD kĩ năng ra quyết định , giao tiếo trình by suy nghĩ để đảm bảo trong giao tiếp .

2. Trọng tm :

 2.1.Kiến thức Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp ; những trưịng hợp khơng tun thủ phương châm hội thoại .

 2.2. Kĩ năng :lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp ;hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :3
Bài:3
Tiết:13
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( TT )
1. Mục tiêu:
 1.1.Kiến thức:Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp vì nhiều lí do khác nhau nên các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ
 1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thành thạo các phương châm hội thoại.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thưcù vận dụng các phương châm hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
 - GD kĩ năng ra quyết định , giao tiếo trình bày suy nghĩ để đảm bảo trong giao tiếp .
2. Trọng tâm :
 2.1.Kiến thức Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp ; những trưịng hợp khơng tuân thủ phương châm hội thoại .
 2.2. Kĩ năng :lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp ;hiểu đúng nguyên nhân của việc khơng tuân thủ phương châm hội thoại .
3.Chuẩn bị:
 3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ mục II.
 3.2.Học sinh: Đọc trước bài. Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
4. Tiến trình dạy học:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 9A1: / ; 9A2: / 
 4.2.Kiểm tra miệng:
êCác câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào khi giao tiếp?(3 đ).
Nói có sách, mách có chứng.
Biết thì thưa thì thốt
Không biết dựa cột mà nghe.
Phương châm cách thức. 	B. Phương châm về lượng.
Phương châm quan hệ. 	D. Phương châm về chất.
êThế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự?(7đ)
- Phương châm quan hệ: nói đúng đề tài tránh lạc đề.	
- Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: tế nhị, tôn trọng người khác.
Nhận xét, chấm điểm.
 4. 3. Bài mới:
 a)Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
Hoạt động 1:Vào bài
 Hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
_Gọi HS đọc câu chuyện cười: “Chào hỏi”
_Trong câu chuyện, chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?
_Co.ù Vì thể hiện sự quan tâm đến người khác.
_Câu hỏi ấy có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không?
_Không vì người được hỏi đang làm việc rất vất vả trên một cành cây cao mà phải lật đật trèo xuống để xem anh ta hỏi gì.
 _Vậy xét trong tình huống này anh ta có vi phạm phương châm lịch sự không? Vì sao?
_Vi phạm vì hoàn cảnh giao tiếp không phù hợp.
_Vậy, em rút ra bài học gì qua câu chuyện này?
_Phương châm phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 36.
 - Liên hệ giáo dục HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
_GV treo bảng phụ có ghi ví dụ.
_Cho biết từng ví dụ trên thuộc những phương châm hội thoại nào đã học?
 _ A) P.C lượng B) P.C về chất
 C) P.C quan hệ D) P.C cách thức
 E) P.C lịch sự
_Những tình huống nào không tuân thủ phương châm hội thoại?
_Tình huống a, b, c, d.
_Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự vị phạm phương châm hội thoại?
_Do người nói vụng về, vô ý, thiếu văn hoá giao tiếp.
* Giáo dục HS ý thức tránh những cách giao tiếp trên.
 - Gọi HS đọc ví dụ 2 SGK trang 37.
_Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao?
_Phương châm về lượng không được tuân thủ ( nói không đủ là năm nào) nhưng Ba đã tuân thủ phương châm về chất ( không nói điều mà mình không biết chính xác).
_Trong trường hợp khi khám bệnh xong, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo( không chữa được). Khi đó bác sĩ có nên nói thật cho bệnh nhân biết hay không? Vì sao?
_Không, vì sẽ làm bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.
_Như vậy bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
_Phương châm về chất.
_Việc nói dối của bác sĩ có chấp nhận được không? Tại sao?
_Được. Vì như vậy sẽ giúp bệnh nhân còn niềm tin, có thể kéo dài sự sống.
_Qua hai ví dụ trên, em thấy người giao tiếp không tuân thủ phương châm giao tiếp vì lí do gì? 
_Ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc yêu cầu khác quan trọng hơn.
_Tìm một vài tình huống giao tiếp mà người nói không tuân thủ phương châm một cách máy móc?
_Đánh giá về lực học và năng khiếu của bạn bè.
_Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” xét theo nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, em có nhận xét gì?
_Xét về nghĩa tường minh: nó không cung cấp cho người nghe một thông tin nào (không tuân thủ phương châm về lượng) nhưng xét theo nghĩa hàm ẩn, ý nói tiền bạc chỉ là phương tiện sống, không phải là mục đích sống, không thể thay thế cho giá trị tình cảm thiêng liêng.
Không nên vì tiền mà quên đi tình cảm.
_Vậy theo em lí do người nói không tuân thủ phương châm hội thoại trong trường hợp này là gì?
_Gây sự chú ý để người khác hiểu theo một hàm ý.
_Qua những ví dụ trên, em hãy cho biết người giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại vì những lí do gì?
_Ghi nhớ SGK trang 37.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
I/ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huốngiao tiếp.
 VD: Truyẹân cười: Chào hỏi.
- Bác làm việc vất vả lắm phải khơng?
à Khơng tuân thủ phương châm lịch sự
- Khơng nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
* Ghi nhớ SGK trang 36.
II/ Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
VD: 
VD 2:
- Cậu cĩ biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào khơng?
- Đâu khoảng thế kỷ 20
à Khơng tuân thủ phương châm về lượng.
ð Vụng về thiếu văn hố giao tiếp vơ ý 
*Ghi nhớ SGK trang 37.
 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
_Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - Cho HS thảo luận trong 5 phút.
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét.
- Nhắc HS làm vào vở bài tập.
 ÅCâu trả lời của ông bố khôngtuân thủ phương châm cách thức (sự mơ hồ về nghĩa). Vì một câu be ùkhông thể nhận ra “Tuyển tập  Nam Cao”
Người nói đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp.
_Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
_Thái độ và lời nói củaChân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp?
_Việc không tuân thủ phương châm hội thoại ở đây có chính đáng không? Vì sao?
_Cho HS làm bài vào vở bài tập.
 Vi phạm phương châm lịch sự đến không chào hỏi, nói thẳng những lời lẽ nặng nề.
Không chính đáng.
 _Trong những câu hỏi sau, câu hỏi nào không liên quan đến đặc điểm tình huống giao tiếp?
Nói với ai?	C. Có nên nói quá đáng không?
B. Nói khi nào?	D. Nói ở đâu?
 _Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại  hơn.
Người nói không muốn gây sự chú ý.
Người nói nắm được các đặc điểm giao tiếp.
 4.5/ Hướng dẫn tự học 
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 36, 37.
- Làm các bài tập cho hoàn chỉnh vào vở và các bài tập còn lại.
* Viết đoạn văn đề cập đến tình huống khơng tuân thủ phương châm hội thoại ?
- Tìm một số truyện cười không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Viết bài tập làm văn số một”.
 +Xem lại các cách thuyết minh có có kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để 
 +Lập dàn ý một số đề bài thuyết minh.
5. Rút kinh nghiệm 
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13.doc