Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 133 đến tiết 137

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 133 đến tiết 137

TIẾT 133: KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong ch¬ương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.

2. Kĩ năng

 Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.

3. Giáo dục

 Ý thức nghiêm túc trong quá trình học tập và đánh giá kết quả của bản thân.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 133 đến tiết 137", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/ 3/ 13
Ngày dạy : 7/ 3/ 13
TIẾT 133: KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.
2. Kĩ năng 
 Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
3. Giáo dục 
 Ý thức nghiêm túc trong quá trình học tập và đánh giá kết quả của bản thân. 
II. Nội dung kiểm tra
 1. Đề bài
 a. Sơ đồ ma trận
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhận diện đặc điểm văn bản
Đoàn thuyền đánh cá
Bếp lửa
Con cò
Viếng lăng Bác
Mựa xuân nho nhỏ
Sang thu
Mây và sóng
C1, 2
C3
C4, 8
C5
C6, 8
C7
C8
C1
C2
2
1
2
1
2
1
1
Tổng số câu
8
1
1
10
Tổng số điểm
4,0
2,0
4,0
10
b. Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (4điểm)
 Hãy trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đáp án đúng nhất?
1. Cảm hứng chủ đạo của bài Đoàn thuyền đánh cá?
	A. Cảm hứng về lao động 	C. Cảm hứng về tình cảm gia đình
	B. Cảm hứng về thiên nhiên	D. Cả A và B
2. Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào?
	Mặt trời xuống biển như hòn lửa
	Sóng đã cài then đêm sập cửa.
	A. So sánh và nhân hoá	C. Ẩn dụ và nhân hoá
	B. Nói quá và liệt kê	D. Chơi chữ và điệp ngữ
3. Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh nào?
	A. Người cháu	C. Tiếng chim tu hú
	B. Bếp lửa	D. Cuộc chiến tranh
4. Hình ảnh con trong bài thơ Con cò có ý nghĩa biểu tượng gì?
	A. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
	B. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
	C. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
	D. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời ru.
5. Hình ảnh cây tre và mặt trời trong bài thơ Viếng lăng Bác là hình ảnh gì?
	A. Tả thực	B. So sánh
	C. Ẩn dụ tượng trưng	D. Hoán dụ
6. Hình ảnh “Giọt long lanh”trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu như thế nào ?
	A. Mưa xuân	C. Sương sớm
	B. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện	D. Cả 3 ý trên
7. Trong câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về”
Từ nào trong các từ sau là tình thái từ ?
	A. Chùng chình	C. Hình như
	B. Qua ngõ	D . Đã về
8. Hãy sắp xếp lại sao cho nội dung phù hợp với tên tác phẩm 
Tên bài thơ
Nội dung tơng ứng
1. Mùa xuân nho nhỏ
A. Lời ru của người mẹ sáng tạo từ hình ảnh con cò trong ca dao truyền thống.
2. Con cò
B. Lời kể của em bé với mẹ. Bé yêu mẹ nhất trên đời. Trên đời này không có ai, không có gì sánh được với mẹ.
3. Mây và sóng
C. Ước nguyện hiến dâng cho đời.
1..... 2.... 3.....
Phần II. Tự luận (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
 Sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang đại từ “ta” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có phải là sự ngẫu nhiên vô tình của tác giả hay không? Vì sao?
Câu 2 (4.0 điểm)
 Phân tích khổ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh(Ngữ văn 9 Tập II).
 2. Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1. D 	2. A	3. B	4. D	5. C 	6. D	7. C	
8. 1- C 2- A 3- B
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
+ Về hình thức: Học sinh viết được đoạn văn nghị luận về một vấn đề trong một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Về nội dung phải đảm bảo được các ý sau:
- Sự chuyển đổi đại từ : “Tôi” sang đại từ “Ta” trong baìi thơ không phải là ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc.(0.5đ)
- Đó là sự chuyển đổi cái tôi cá nhân nhỏ bé hoà với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân , đất nước. (0.5đ)
- Trong cái ta chung có cái riêng. Hạnh phúc là cống hiến. (0.5đ)
- Sự chuyển đổi rất tự nhiên, hợp lí theo mạch thơ.(0. 5đ).
Câu 2 (4,0 điểm)
+ Về hình thức:
- Viết được đoạn văn đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bố cục đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, kết đoạn.
+ Nội dung: đảm bảo được các ý sau
- HS giới thiệu bài thơ, vị trí của đoạn thơ trong bài Sang thu (0.5đ)
- Thấy được sự cảm nhận tinh tế của tác giả qua những hình ảnh của tín hiệu mùa thu(1.0đ)
3. Củng cố: GV thu bài và nhận xét quá trình làm bài của học sinh.
4. Hướng dẫn học bài: - HS đọc và lập đề cương cho bài tập làm văn số 6.
==============================================================
Ngày soạn: 10/ 3/ 13
Ngày dạy: 11/ 3/ 13
 TIẾT 134: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN BÀI SỐ 6
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 HS củng cố nhận thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận về các mặt trình bầy, hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng tự nhạn xét bài viết của mình sau khi được giáo viên hướng dẫn.
3. Giáo dục 
 Ý thức học tập, tự nhận ra được ưu khuyết điểm của bản thân thông qua bài viết, rút kinh nghiệm cho bài sau.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 Giao tiếp: trình bày trao đổi với bạn về kết quả đạt được thông qua bài viết. 
 Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1.Gv: Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
 Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Hs: Đọc lại đề bài và lập dàn ý chi tiết
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định :
2. Kiểm tra: Đọc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề?
3. Bài mới : GV dựa vào nội dung, yêu cầu của bài để giới thiệu.
G/v: Đọc lại đề bài, bài viết số 6
H/s: Ghi đề vào vở.
Kiểu đề thuộc thể loại nào?
? Nội dung của đề Y/C?
? Hình thức của bài viết?
? Yêu cầu của việc mở bài ntn?
? Tìm luận điểm để giải quyết cho đề bài?
? Việc sắp xếp các luận điểm ntn?
Phần kết bài cần nêu những gì?
Gv: nêu tiểu điểm của bài viết.
G/v: Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của bài viết.
+ Về nội dung?
+ Về hình thức?
G/v: Nhận xét rõ những nhược điểm của bài viết
+ Nhược điểm chủ yếu trong bài chưa thực hiện tốt và chưa đầy đủ?
G/v: Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.
G/v: Tổng hợp điểm của bài viết.
G/v: Đọc 1 số đoạn văn viết tốt có nêu tên H/S.
Đọc 1 số đoạn viết yếu (Không nêu tên học sinh)
G/v: y/c H/S sửa lỗi bài viết
H/s: Sửa những lỗi đã mắc cụ thể trong bài viết của mình.
H/s: Có những thắc mắc gì cần giải đáp.
G/v: Nêu y/c củng cố.
H/s: Thực hiện những yêu cầu chưa hoàn thành.
G/v: Nêu yêu cầu về nhà cho H/S
I. Đề bài
Đề bài: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
II. Phân tích yêu cầu của đề, lập dàn ý
1.Phân tích đề
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 
- Nội dung: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
- Hình thức: Bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng, nghị luận mạch lạc và có sức thuyết phục.
2. Dàn ý
a.Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, diễn biến cốt truyện gắn liền với nhân vật ông Hai.
b. Thân bài
1. Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Chi tiết đi tản cư nhớ làng.
- Theo dõi tin tức kháng chiến.
- Tâm trạng khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
- Niềm vui khi nghe tin làng được cải chính.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tình huống truyện, các chi tiết miêu tả, các hình thức trần thuật.
c. Kết bài
- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân vật ông Hai.
- Thành công của truyện khi viết về đề tài người nông dân trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cũng như thành công về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
III. Biểu điểm
1. Mở bài: 1 điểm
2. Thân bài: 8 điểm
3. Kết bài: 1 điểm
IV. Nhận xét ưu, khuyết điểm
1. Ưu điểm
- H/S đã nghị luận được đúng thể loại, nội dung mà đề bài yêu cầu.
 - Bố cục đầy đủ ba phần, chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.
2. Nhược điểm
- Việc sắp xếp các luận điểm ở một số bài chưa hợp lý, còn thiếu.
- Việc phân tích còn chưa có tính khái quát ở một số bài.
- Lí lẽ sau mỗi dẫn chứng và lí lẽ để khẳng định vấn đề chưa sâu.
3. Trả bài 
- Trả bài; tổng hợp các điểm của bài viết.
- Nêu tên một số bài khá, giỏi, đọc một số đoạn văn viết tốt.
- Một số đoạn mắc lỗi đọc trước lớp tránh nêu tên học sinh.
IV. Sửa lỗi và giải đáp thắc mắc
- Y/c học sinh sửa lỗi về nội dung, về hình thức trong bài viết của mình.
- Lỗi về dùng từ, viết câu, viết đoạn
- Lỗi về chữ viết
- Tự viết lại những đoạn văn đã mắc lỗi.
*Giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
4. Củng cố: Rút kinh nghiện cho bài sau
5. Hướng dẫn học bài: học và soạn bài tiếp theo
=============================================================
Ngày soạn: 10/ 3/ 13
Ngày dạy: 14/ 3/ 13
 TIẾT 135: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: 
Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản nhật dụng và một số điểm lưu ý khi tiếp cận văn bản nhật dụng.Tích hợp các văn bản trong SGK, tư liệu trên báo chí, truyền hình.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa,so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
3. Giáo dục : Khả năng học tập và ôn tập văn bản nhật dụng.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Giao tiếp: trình bày trao đổi với bạn về nội dung bài ôn tập. 
Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
1.Gv: Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
 Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Hs: ôn tập theo chương trình
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định :
2. Kiểm tra: ? Thế nào là văn bản nhật dụng ?
3. Bài mới : GV dựa vào nội dung, yêu cầu của bài để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Hs: đọc khái niệm văn bản nhật dụng
Hs: trao đổi, thảo luận.
? Từ KN này ta cần lưu ý những điểm nổi bật nào?
? Cho biết các văn bản nhật dụng đã được học thuộc những đề tài nào.
? Văn bản nhật dụng trong chương trình có chức năng gì.
? Trong khái niệm văn bản nhật dụng có đề cập tới tính cập nhật, em hiểu tính cập nhật ở đây như thế nào.
? VB nhật dụng có tính cập nhật như trên , vậy việc học VB nhật dụng có ý nghĩa gì.
? Hãy cho biết việc học các văn bản nhật dụng có nên tách khỏi các tác phẩm văn học khác trong môn Ngữ văn hay không. Vì sao 
Hs: nêu tên các văn bản tương ứng.
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh
-Quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- Giáo dục, gia đình, nhà trường và trẻ em.
- Người mẹ và nhà trường
- Quyền trẻ em.
- Văn hoá dân gian
- Bảo vệ môi trường
- Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá
- Dân số và tương lai loài người
- Quyền sống con người (Quyền trẻ em).
- Chống chiến tranh , bảo vệ hoà bình thế giới
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
I. Khái niệm văn bản nhật dụng
1. Khái niệm
 - Không phải là khái niệm thể loại.
 - Không chỉ kiểu văn bản
 - Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của ND văn bản.
2. Đề tài
 -Đề tài rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội ...
3. Chức năng
 -Đề cập, bàn luận, thuyết minh , tường thuật, miêu tả, đánh giá... những vấn đề, những hiện tượng.... gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.
4. Tính cập nhật
 -Là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.
Như vậy : việc học VB nhật dụng sẽ tạo điều kiện tích cực để thể hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, thâm nhập thực tế cuộc sống.
5. Lưu ý
 -Yêu cầu văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng vẫn là yêu cầu quan trọng. Bởi nó sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu loại văn bản.
II. Nội dung văn bản nhật dụng
 1- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
 2- Động Phong Nha 
 3- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
 4- Cổng trường mở ra
 5- Mẹ tôi
 6- Cuộc chia tay của những con búp bê
 7- Ca Huế trên Sông Hương
 8- Thông tin về Ngày Trái Đất.....
 9- Ôn dịch, thuốc lá
 10- Bài toán dân số
 11- Tuyên bố thế giới ... 
 12- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
 13- Phong cách Hồ Chí Minh
4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài: - HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- HS làm đề cương ôn tập về văn bản nhật dụng, Soạn tiếp tiết 2.
Ngày soạn: 10/ 3/ 13
Ngày dạy: 14/ 3/ 13
 TIẾT 136: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG (TIẾP)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: 
 Giúp HS củng cố kiến thức về văn bản nhật dụng và một số điểm lưu ý khi tiếpcận văn bản nhật dụng.
 Tích hợp các văn bản trong SGK, t liệu trên báo chí, truyền hình.
2. Kĩ năng 
 Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa,so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
3. Giáo dục 
 Khả năng học tập và ôn tập văn bản nhật dụng.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 Giao tiếp: trình bày trao đổi với bạn về nội dung bài ôn tập. 
 Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung của bài học.
III. Chuẩn bị 
 1.Gv: Phương tiện, kĩ thuật : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
 Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
 2. Hs: ôn tập theo chương trình
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Thế nào là tính cập nhật trong văn bản nhật dụng ?
3. Bài mới : GV dựa vào nội dung, yêu cầu của bài để giới thiệu.
III. HÌNH THỨC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
Tên văn bản
Th/loại VB
P/thức b/đạt
1- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. 
2- Động Phong Nha.
3- Bức th của thủ lĩnh da đỏ
4- Cổng trờng mở ra
5- Mẹ tôi
6- Cuộc chia tay của những con búp bê
7- Ca Huế trên Sông Hơng
8- Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
9- Ôn dịch, thuốc lá
10- Bài toán dân số
11- Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền đợc bảo vệ và phát triển của trẻ em
12- Đấu tranh cho 1 thế giới hoà bình
13- Phong cách Hồ Chí Minh
Bút ký
T. minh

B.cảm
B.Cảm
T. ngắn
T.minh
T. minh
T. minh
N.luận
N. luận
N. luận
N.luận
N.luận
Tự sự + miêu tả+ biểu cảm
TM + M.tả
NL + B. cảm
B. cảm + T.sự
TS + BC + MT
Tự sự +miêu tả
T. minh + MT
N luận + TM
TM + NL+BC
T.sự + N luận
Nghị luận
NL + B cảm
T.sự + N luận
? Qua bảng hệ thống trên đây, em rút ra kết luận gì về hình thức của văn bản nhật dụng.
? Hãy tìm và phân tích tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong 1 văn bản cụ thể.
? Qua các văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn bản nghị luận em còn biết thêm phép lập luận nào nữa.
 Qua văn bản Ôn dịch, thuốc lá ta còn được biết tới phép lập luận phản bác: “Có ngời bảo: Tôi hút, tôi bị bênh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhng anh không có quyền...”
? Từ các kiến thức về văn bản nhật dụng trên đây, em hãy trình bày phương pháp học văn bản nhật dụng sao cho có kết qủa tốt nhất.Cho ví dụ minh hoạ? 
? Qua nội dung vừa tổng kết trên đây, hãy cho biết: văn bản nhật dụng phải đảm bảo yêu cầu gì về mặt nội dung.
?Từ đó rút ra KL gì về việc học văn bản ND
? Nhận xét về hình thức của văn bản nhật dụng , khi đọc – hiểu cần lu ý điểm gì?
-HS đọc tổng kết –ghi nhớ(SGK/96)
*Kết luận: 
- Cũng giống như các văn bản tác phẩm văn học, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục.
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
IV.Phương pháp học văn bản nhật dụng
- Một số đặc điểm cần lưu ý: 
1.Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề.
2.Phải tạo được thói quen liên hệ: 
-Với thực tế bản thân.
-Với thực tế cộng đồng 
3.Có ý kiến, quan niệm riêng với những vấn đề được nêu ra và có đủ bản lĩnh, kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm ý kiến ấy. Có thể đề xuất giải pháp.
4.Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc- Hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại 
5. Căn cứ vào những đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung 
6. Kết hợp xem tranh, ảnh theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng một cách thường xuyên.
* Tổng kết, ghi nhớ (SGK 96)
*Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản. Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản nhật dụng , nhất thức phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
* Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là những hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm
4. Củng cố: - Hình thức văn bản nhật dụng .
- Phương pháp học văn bản nhật dụng. 
- Ôn kỹ kiến thức về các văn bản nhật dụng đã học.
5. Hướng dẫn học tập: - Soạn bài: “ Chương trình địa phương”
.
Ngày soạn: 10/ 3/ 13
Ngày dạy: 15/ 3/ 13
 TIẾT 137 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 - Mở rộng vốn từ ngữ địa phương.
 - Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng 
 -Nhận biết được một số từ ngữ địa phương biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.
3. Giáo dục 
 -Giáo dục ý thức dùng từ ngữ chính xác, có ý thức sử dụng từ ngữ địa phương một cách chính xác.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Giao tiếp: hiểu và biết cách sử dụng từ ngữ địa phương trong giao tiếp.
 - Ra quyết định: biết phân tích các cách sử dụng từ ngữ địa phương thíh hợp trong giao tiếp của cá nhân.
III. Chuẩn bị 
 1.Gv: Phương tiện, kĩ thuật: phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
 Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
 2. Hs: Soạn bài
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định :
2. Kiểm tra: Vai trò của từ ngữ địa phương trong giao tiếp ?
3. Bài mới : GV dựa vào nội dung, yêu cầu của bài để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
HS: Đọc đoạn trích trong SGK.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm.
Hs: Hoạt động theo nhóm, trình bày trước lớp.
Gv: Nhận xét, bổ sung, lết luận.
Hs: Ghi vào vở bài tập.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm.
Hs: Hoạt động theo nhóm, trình bày trước lớp.
Gv: Nhận xét, bổ sung, lết luận.
Hs: Ghi vào vở bài tập.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo nhóm.
Hs: Hoạt động theo nhóm, trình bày trước lớp.
Gv: Nhận xét, bổ sung, lết luận.
Hs: Ghi vào vở bài tập.
I. Khái niệm từ địa phương
 - Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định.
II. Bài tập
1. Bài tập 1
Tìm từ ngữ địa phương, chuyển những từ ngữ điạ phương đó sang từ ngừ toàn dân tương ứng.
thẹo - sẹo vô - vào
lui cui - lúi húi nắp - vung
nhắm - cho là giùm - giúp
lặp bặp - lắp bắp ba - bố
má - mẹ đâm - quay ra
đũa bếp - đũa cái nói trổng - nói trống không
2. Bài tập 2
a- Kêu 
- Là từ toàn dân.
- Có thể thay bằng từ nói to.
b- Kêu
- Là từ địa phương.
- Tương đương với từ toàn dân: gọi.
3. Bài tập 3 
Câu đố 1: - Từ địa phương
 + Trái
 + Chi
- Từ toàn dân: 
 + Quả
 + Gì
Câu đố 2: -Từ địa phương:
 + Kêu
 + Trống hổng trống hảng
 -Từ toàn dân
 + Gọi
 + Trống huếch trống hoác
4. Bài tập 4 (xem lại bài tập1)
5. Bài tập 5 
a. Không nên để cho bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
b. Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi sự việc được diễn ra. Tuy nhiên, tác giả chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ điạ phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải ở địa phương đó.
* Kết luận
- Từ ngữ địa phương vừa có mặt tích cực, vừa có mặt hạn chế:
+ Mặt tích cực là bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân. 
Mặt hạn chế là gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong một nước. 
=> Vì vậy khi sử dụng cần chú ý làm thế nào để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. 
4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học bài: - HS làm đề cương ôn tập chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 tuan 29.doc