Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141 đến tiết 145 năm 2006

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141 đến tiết 145 năm 2006

Soạn ngày : 31/3/ 06

Dạy ngày : 3/4/ 06 NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 (Lê Minh Khuê)

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong truyện .Thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể truyện của tác giả .

 - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện ,nhân vật, nghệ thuật trần thuật)

 - Giáo dục HS lòng yêu nước , có ý thức góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương.

B.Chuẩn bị :

 *Thầy : Nghiên cứu bài ở SGK + SGV , soạn bài

 *Trò : Đọc kĩ văn bản , tóm tắt tác phẩm và trả lời các câu hỏi

C.Tiến trình các hoạt động :

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 141 đến tiết 145 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29 - Tiết 141 + 142
Soạn ngày : 31/3/ 06
Dạy ngày : 3/4/ 06	NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
	(Lê Minh Khuê)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong truyện .Thấy được những nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể truyện của tác giả .
 - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm truyện (cốt truyện ,nhân vật, nghệ thuật trần thuật)
 - Giáo dục HS lòng yêu nước , có ý thức góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương.
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu bài ở SGK + SGV , soạn bài 
 *Trò : Đọc kĩ văn bản , tóm tắt tác phẩm và trả lời các câu hỏi
C.Tiến trình các hoạt động :
 	1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ 
a.Câu hỏi : Đọc truyện ngắn Bến quê em cảm nhận được gì ?
b.Đáp án : Truyện chứa đựng nhiều suy ngẫm ,trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người, cuộc đời thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi của gia đình và quê hương . được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả tâm lí, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật rất đặc sắc.
 3.Bài mới (GV giới thiệu bài)
*Hoạt động 1: HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
-Nêu hiểu biết của em về tác giả và đoạn trích ?
-Gv chốt những ý cần nhớ về tác giả 
*Hoạt động 2 : HS đọc và hiểu văn bản
-GV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu, hs đọc
-Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của truyện 
-HS nhận xét, bổ sung, gv chốt lại 
*Hoạt động 3: HS tìm hiểu chi tiết
-Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên điểm cao . Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người ?
-Lớp nhận xét bổ xung.
-GV nhận xét và chốt lại
-Đọc lại đoạn ba
*HS thảo luận nhóm câu sau và gọi một em đại diện trả lời .
-Phương Định tự quan sát và đánh giá về mình, diễn biến tâm trạng trong một lần phá bom, cảm xúc trước mưa đá. Qua đó nêu rõ tác giả đã thể hiện chân thực ,sinh động và tự nhiên tâm lí của nhân vật Phương Định - tiêu biểu cho những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ của thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước như thế nào ? 
-Lớp nhận xét bổ xung.
-GV nhận xét và chốt lại
-Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện ? ngôi kể và chọn nhân vật kể có tác dụng gì ?
-Các em đã được học bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và bài này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ?
*Hoạt động 4 : HS rút ra tổng kết
-Qua tiết học này , em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật ?
-HS đọc ghi nhớ : SGK
*Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập
-Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định ?
I.Tác giả , tác phẩm (sgk)
-Lê Minh Khuê là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.
-Truyện Những ngôi sao xa xôi viết về ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom ở 1 cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ.
II.Đọc - Hiểu văn bản
1.Đọc và giải thích từ khó
2.Tóm tắt nội dung truyện
III.Phân tích
1.Những nét chung và nét riêng về tính cách của ba cô nữ thanh niên xung phong
a.Nét chung
 - Họ ở trên một điểm cao...sự nguy hiểm ác liệt.Chạy...giữa ban ngày...máy bay địch.Đào xới đếm những quả bom chưa nổ...để phá .Công việc mạo hiểm với cái chết ...có sự bình tĩnh hết sức. Công việc thường ngày “ có ở đâu...chạy về hang”
 - Đều là những cô gái rất trẻ có phẩm chất của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường . Có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm, bình tĩnh không sợ hy sinh, có tinh thần đồng đội gắn bó , dễ xúc cảm, nhiều ước mơ, mơ mộng, dễ vui cũng dễ trầm tư ,thích làm đẹp cho mình ngay ở hoàn cảnh chiến trường.
b.Nét riêng
 - Phương Định : nhạy cảm, hồn nhiên, thích mơ mộng hay sống với kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố của mình, thích ngắm mình trong gương ngồi bó gối hát.
 - Chị Thao: tường trải hơn không dễ dàng hồn nhiên, mơ ước và dự tính về tương lại có vẻ thiết thực, nhiều khát khao và dung động ,chăm chép bài hát,dũng cảm ,bình tĩnh rất sợ khi nhìn thấy máu
 - Nho cô gái trẻ, xinh xắn thích thêu thùa ,chiến đấu dũng cảm, hành động nhanh gọn.
2.Nhân vật Phương Định
 -“Tôi mê hát...cười một mình”
 -“Tôi thích nhiều bài...thích nhiều”
=>Nhạy cảm,hồn nhiên hay mơ mộng thích hát, yêu mến đồng đội, đặc biệt dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ trên trọng điểm của con đường vào mặt trận
 -“Tôi là cô gái Hà Nội...mà xa xăm”
=>Miêu tả tâm lý tinh tế =>Nhạy cảm quan tâm đến hình thức của mình,kín đáo
 -“Tôi đến gần quả bom...mà bước tới”
 -“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng...Một dấu hiệu chẳng lành”
=>Miêu tả cụ thể,tinh tế từng cảm giác, ý nghĩ => Công việc nguy hiểm, tinh thần căng thẳng, dũng cảm, sự tự trọng đã giúp cô hoàn thành tốt nhiệm vụ .
3.Nghệ thuật
 - Trần thuật ngôi thứ nhất lời nhân vật chính phù hợp với nội tâm nhân vật và hiện thực.
 - Xây dựng nhân vật, chủ yếu là miêu tả tâm lí.
 - Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện .
 - Giọng điệu tự nhiên ,gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính
 - Lời kể thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường.
IV.Tổng kết :
 Ghi nhớ : SGK
V.Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định 
4.Củng cố : Cho HS nhắc lại ghi nhớ sách giáo khoa
5.Dặn dò :
 - Học bài , tập phân tích 3 ý trên ,tìm đọc các bài thơ viết về tuổi trẻ thời kháng chiến chống Mĩ .
 - Soạn bài : Rô bin xơn ngoài đảo hoang (chú ý phân tích về cuộc sống ở ngoài đảo hoang gian khổ ra sao và tinh thần của Rô bin xơn như thế nào?), em học tập được ở Rô bim xơn những gì ?
D.Rút kinh nghiệm :
 Tuần 29 - Tiết 143
Soạn ngày : 31/3/ 06
Dạy ngày : 4/4/ 06	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
	(PHẦN TẬP LÀM VĂN)
A.Mục tiêu cần đạt :
 - HS tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới hình thức nghị luận.
 - Rèn kĩ năng nhận định đánh giá về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương qua bài viết .
 - Giáo dục HS phái huy truyền thống tốt đẹp và khắc phục các tệ nạn mà địa phương có
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGH + SGV , soạn bài 
 *Trò : Bài viết nêu ý kiến và suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường ở địa phương em hiện nay.
C.Tiến trình các hoạt động:
 1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2.Kiểm tra bài cũ :
 a.Câu hỏi : Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống gồm có mấy phần ,nêu nhiệm vụ tường phần ?
 b.Đáp án : Gồm có 3 phần :
 -Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề
 -Thân bài : Liên hệ thực tế, phân tích các mặt,đánh giá, nhận định. 
 -Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
 	3.Bài mới
*Hoạt động 1: GV giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
 - GV ghi đề bài lên bảng cho HS tìm hiểu đề : 
 - HS trình bày phần tìm hiểu đề của mình về thể loại , yêu cầu nội dung, tư liệu 
 - Lớp nhận xét , bổ sung (nếu cần)
 - GV nhận xét và thống nhất 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách làm
 - HS đọc lần lượt các phần ở SGK
 - HS trình bày cách làm đề này: Về nội dung cần phải nêu được những gì ? Về hình thức phải đảm bảo được những yêu cầu nào .
 - Lớp nhận xét , bổ sung (nếu cần)
 - GV nhận xét và thống nhất 
 - Lớp trưởng trả lại bài viết .
*Hoạt động 3: HS trình bày bài viết của mình trước lớp
-HS lên trình bày bài viết trước lớp
-Lớp nhận xét : vêf nội dung đã đi đúng yêu cầu của vấn đề chưa ? Bố cục đảm bảo 3 phần chưa , cách lập luận chặt chẽ chưa ? các đoạn văn có liên kết với nhau không ? 
- GV nhận xét và thống nhất
A.Chuẩn bị
 Đề bài :
 Viết bài nghị luận nêu ý kiến và suy nghĩ của mình về vấn đề môi trường ở địa phương em hiện nay.
 I.Tìm hiểu đề
 - Thể loại : nghị luận 
 - Nội dung: Nêu ý kiến và suy nghĩ về vấn đề môi trường
 - Tư liệu : Thực tế ở địa phương mình đang sống
 II.Cách làm
 +Nội dung: Nêu tình hình môi trường của địa phương mình hiện nay, ý kiến và nhận định của bản thân về hiện tượng đó tán thành ở điểm nào? không tán thành ở chỗ nào? 
 +Hình thức: Bố cục đầy đủ có 3phần rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài ;có luận điểm, luận cứ,lập luận rõ ràng;về kết cấu: có chuyển mạch, có sức thuyết phục
B.Trình bày bài viết trước lớp
 (HS tự trình bày )
4.Củng cố : Để làm đúng, tốt bài văn , người viết văn cần chú ý những gì ?
5.Dặn dò : - Xem và sửa lại bài làm của mình
 - Chuẩn bị dàn ý bài viết tập làm văn số 7 để hôn sau sẽ học tiết trả bài tập làm văn số 7
D.Rút kinh nghiệm :
 Tuần 29 - Tiết 144
Soạn ngày : 1/4/ 06
Dạy ngày : 6/4/ 06	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A.Mục tiêu cần đạt :
 - Giúp HS nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình .
- Khắc phục các nhược điểm ở bài viết tập làm văn số 6 , thành thục hơn kĩ năng làm bài nghị luận văn học .
- Giáo dục HS tính cẩn thận (về : chữ viết, chính tả ,lập luận ,diễn đạt) khi làm bài 
B.Chuẩn bị :
*Thầy : Chấm bài , nhận xét những ưu khuyết điềm của HS, tìm những lỗi sai cơ bản trong bài làm của HS , bảng phụ ghi đoạn văn diễn đạt lủng củng của HS
*Trò : Chuẩn bị dàn ý
C.Tiến trình các hoạt động
1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ : - Không
 	- Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý của HS
 3.Bài mới (GV giới thiệu bài )
*Hoạt động 1: Nêu lại đề và tìm hiểu yêu cầu của đề
-HS nhắc lại đề bài
-Đề bài trên thuộc thể loại gì ? Vấn đề cần nghị luận là gì ? Để làm được bài này cần lấy dẫn chứng ở đâu ?
*Hoạt động 2: HS lập dàn ý
-Mởi bài cần nêu được những gì ?
-Thân bài cần phân tích, chứng minh những luận điểm nào ? cần những luận cứ nào?
-Phần kết bài viết những gì ?
-Khi bình luận người viết cần chú ý những gì ?
-Lớp nhận xét bổ sung
-GV nhận xét và thống nhất dàn ý
*Hoạt động 3: Phát bài cho HS GV nhận xét và để HS tự nhận xét bài làm của mình
-GV phát bài cho HS
-GV nhận xét chung
-HS tự nhận xét bài làm của mình
*Hoạt động 4: Hướng dẫn HS sửa sai
-HS nêu lỗi sai về chính tả và sửa.
-Bạn sai ở chỗ nào ,hãy sửa lại cho đúng?
-Cho HS nhắc lại lỗi sai về dùng từ viết câu của mình.
-Câu bạn viết sai chỗ nào?
-Hãy sửa lại cho đúng ?
-Lớp nhận xét ,bổ sung cho đúng và hay.
-Cho HS nhắc lỗi sai về cách diễn đạt.
-GV đưa bảng phụ có ghi đoạn văn của HS . Cho HS đọc và nhận xét lỗi sai
-Lớp sửa lại đoạn văn .
I. Đề bài 
 Em hãy Phân tích bài thơ : “ Mùa xuân nho nhỏ “ của Thanh Hải. 
II.Tìm hiểu đề:
 - Thể loại : Nghị luận văn học
 - VĐCNL: Phân tích hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
 - Tư liệu : Lấy trong bài Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
III. Dàn ý:
 1.Mở bài: (1,5đ)
 -Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 - Nêu giá trị khái quát của bài thơ.
 2.Thân bài ( 7đ)
a. Mùa xuân của đất trời . (2đ)
- Một bông hoa, một tiếng chim hót: “Mọc giữa.........biếc “->Chi tiết chọn lọc, màu sắc hài hoà, cảnh đẹp, sống động.
- Thái độ của nhà thơ: “Hót chi mà vang trời “ yêu tha thiết.
- “ Từng giọt....tôi hứng “: Trân trọng, say sưa, ngây ngất. 
b. Mùa xuân của đất nước (2 đ).
 * Con người:
-Nhà thơ chọn hai hình ảnh: Người lính và người nông dân->Tượng trưng cho những người bảo về Tổ quốc, xây dựng đất nước.
- Lộc mùa xuân của họ: Lá nguỵ trang, nương mạ (mở rộng từ lộc->sức trẻ của mùa xuân).
- Điệp ngữ : “Tất cả “-> Hối hả, khẩn trương.
 * Đất nước:
-Vất vả và gian lao.
- “Vì sao...phía trước “ -> So sánh->Niềm tin về thế vững vàng và đi lên của đất nước.
c. Mùa xuân của ước nguyện: (4đ)
- “Ta làm...nho nhỏ “-> Điệp ngữ ->Ước nguyện chân thành, khiêm nhường, tha thiết muốn góp vào mùa xuân chung (một cành hoa, một tiếng chim, một nốt trầm, một mùa xuân).
- Dù là ....tóc bạc ->Điệp ngữ -> Cống hiến cả đời cho mùa xuân chung.
- Mùa xuân ta xin hát....đất Huế ->Lạc quan, yêu đời, yêu quê hương đất nước.
 3.Kết bài: (1,5 đ)
- Đánh giá chung về bài thơ.
-Ý nghĩa của bài thơ với thế hệ chúng ta hôm nay.
III.Nhận xét 
*.Ưu điểm : Bài làm này so với bài viết số 6 có tiến bộ hơn , Đa số các em hiểu đề ,bài viết theo đúng yêu cầu của đề . Bài viết bố cục rõ ràng ,bài viết đã phân tích được hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
.Bài viết có cảm xúc chân thành.
*Nhược điểm :
-Viết còn sai lỗi chính tả .Viết câu còn sai , diễn đạt còn lủng củng
IV.Sửa sai
1.Lỗi chính tả
-nhiều tầng ý nghĩ -> nhiều tầng ý nghĩa
-thậc đánh yêu -> thật đáng yêu 
-phía trướt -> phía trước
2.Dùng từ ,viết câu
-Bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã lấy lòng tác giả . (Dùng từ sai)
=>Bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc.
-Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước. (sai ngữ pháp) 
=>Bức tranh xuân của thiên nhiên ,đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh .
3.Diễn đạt lủng củng ( bảng phụ ghi sẵn đoạn văn )
4.Củng cố :
 - GV cho HS đọc bài văn hay nhất để lớp học tập (Yến, San)
 - GV lấy điểm vào sổ
5.Dặn dò :
 - Xem lại bài để bổ sung và sửa thêm
 - Soạn bài Biên bản (đọc kĩ 2 biên bản và trả lời câu hỏi để tìm đặc điểm của biên bản và nắm được cách viết một biên bản thông thường )
D.Rút kinh nghiệm :
 Tuần 29 - Tiết 145
Soạn ngày : 1/4/ 06
Dạy ngày : 7/4/ 06	 BIÊN BẢN
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống . Nắm được cách viết biên bản .
- Rèn kĩ năng viết biên bản khi cần.
- Giáo dục HS tính trung thực khi viết biên bản .
B.Chuẩn bị :
*Thầy: Nghiên cứu SGK + SGV, soạn bài , bảng phụ
*Trò : Đọc kĩ 2 biên bản ở sgk và trả lời câu hỏi 
C.Tiến trình các hoạt động : 1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
 2.Kiểm tra bài cũ : Không
 3.Bài mới
Phương pháp
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điềm của biên bản
-Hs đọc 2 biên bản ở sgk
-HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi ở sgk 
-Viết biên bản để làm gì ?ghi những sự việc gì ?
-Khi ghi biên bản cần chú ý đến các yêu cầu nào ? về nội dung và hình thức ?
-Biên bản một thuộc loại biên bản nào ? Biên bản một thuộc loại biên bản nào? ngoài hai loại biên bản trên, trong thực tế em còn gặp loại nào nữa ?
-Vây em hiểu biên bản là gì ?
-Cho HS nhắc lại định nghĩa ở SGK
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách viết biên bản
-HS thảo luận các câu hỏi sau và cử đại diện nhóm trả lời
-Hai biên bản trên có những điểm nào giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?
-Một biên bản gồm có mấy phần ? Nội dung từng phần ghi những gì ?
-Trong các mục thì mục nào quan trọng nhất không thể thiếu được ?
-Khi viết biên bản cần chú ý những gì ? (cách tình bày , khoảng cách giữa các mục , ghi số liệu , lời văn trong biên bản ra sao ? )
-HS đọc ghi nhớ SGK/ 124
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
-HS đọc bài tập và xác định yêu cầu bài tập . Thảo luận nhóm . Cử đại diện trình bày.
-Trong bài tập 1, em chọn tình huống nào ?
-Cho 1 HS lên ghi phần mở đầu của biên bản họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
-Cho 1 HS lên ghi các mục lớn trong phần nội dung của biên bản họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
-Cho 1 HS lên ghi phần kết thúc của biên bản họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Nội dung
I.Đặc điểm của biên bản
1.Đọc hai biên bản
 -Biên bản sinh hoạt chi đội
 -Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu ,người quản lí hoặc người sử dụng hợp pháp
2.Nhận xét
 -Viết biên bản để làm chứng cứ chứng minh các sự kiện thực tế.
 -Ghi những sự việc đang xảy ra hoặc vừa xảy ra
-Nội dung : đầy đủ,chính xác, trung thực không suy diễn
-Hình thức: thủ tục chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, chính xác
II.Cách viết biên bản
*Biên bản gồm 3 phần:
 a.Phần mở đầu :(phần thủ tục) ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ),tên biên bản,thời gian,địa điểm, thành phầm tham dự và chức trách của họ.
 b.Phần nội dung: ghi diễn biến và kết quả của sự việc.
 c.Phần kết thúc: thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
*Chú ý : Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác
III.Luyện tập
1Các trường hợp cần viết biên bản là : (a ; c ; d )
2.Phần đầu biên bản họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trường THCS-THSP Lí Tự Trọng
Đội TNTP Hồ Chí Minh
 BIÊN BẢN HỌP GIỚI THIỆU 
 ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CHO ĐOÀN 
 TNCS HỒ CHÍ MINH
-Thời gian: 7 giờ ngày 28/2/ 06
-Địa điểm: Trường THCS -THSP lí Tự Trọng -Kon Tum
-Thành phần tham dự: Cô giáo chủ nhiệm và 44 bạn đội viên chi đội 9H 
-Chủ tọa : Nguyễn Thị Thảo Nguyên
-Thư kí : Trần Thị Tố Anh
4.Củng cố : HS nhắc lại ghi nhớ SGK và chú ý
5.Dặn dò : 
 - Về nhà tập ghi biên bản sinh hoạt lớp 
 - Soạn bài Luyện tập viết biên bản . Các em đọc kĩ câu hỏi và trả lời phần lí thuyết và tập viết biên bản theo yêu cầu của bài tập 1 và 2 theo gợi ý SGK
D.Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu 29.doc