Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 145 đến tiết 155

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 145 đến tiết 155

TIẾT 145: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 Lê Minh Khuê

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống hiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nh¬ưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một tác phẩm tự¬ sáng tác trong thời kì kháng hiến chống Mĩ cứu nư¬ớc.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xư¬ng tôi.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tư¬ợng nhân vật trong tác phẩm.

3. Giáo dục

 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hư¬ơng, đất n¬ước, lòng biết ơn vô hạn với các thế hệ đã đi tr-ước, tình cảm cách mạng.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung, nghệ thuật tác phẩm

 - Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 145 đến tiết 155", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 3/ 13
Ngày dạy: 29 / 3/13
TIẾT 145: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê 
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống hiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng 
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sáng tác trong thời kì kháng hiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Giáo dục 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn vô hạn với các thế hệ đã đi trước, tình cảm cách mạng.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung, nghệ thuật tác phẩm
 - Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
 Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ, tranh chân dung tác giả.
 Hs đọc, soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
GV hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt nội dung truyện.
- Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại
- Kể tóm tắt nội dung đoạn trích.
Hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác truyện?
?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
Xác định bố cục của đoạn trích, nêu ý mỗi phần?
? Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? 
? Đó là một công việc như thế nào?
? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
?Em có nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào?
Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
?Cảm xúc của em trước những cô gái ấy?
?Liên hệ với người lính trong: Bài thơ về tiểu đội xe k kính...
I. Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. 
b. Tác phẩm
Văn bản Những ngôi sao xa xôi (1971) 
3. Thể loại
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Ngôi kể : ngôi thứ nhất.
4. Bố cục: 3 phần
P1 ...ngôi sao trên mũ - Phương Định kể về công việc và cuộc sống của cô và tổ trinh sát mặt đường.
P2... là buổi trưa. Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
P3còn lại .Sau giây phút nguy hiểm, hai chị em nối nhau hát, niềm vui của ba cô trước trận ma đá đột ngột.
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường
+ Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh rất đặc biệt.
- Ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trờng Sơn. Tức là ở nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt.
+ Công việc hằng ngày:
- Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ, thậm chí là phải phá bom luôn.
- Có khi bị bom vùi luôn.
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu. 
=> Đó là việc nguy hiểm đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh.
2. Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong
- Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung:
- Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
- Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thíc làm đẹp dù cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương.
=> Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan 
4.Củng cố : ? Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm ? 
5.Hướng dẫn học bài: 
Soạn tiết 146: Những ngôi sao xa xôi (tiếp).
Ngày soạn: 23/ 3/ 13
Ngày dạy : 1 /4 /13
TIẾT 146: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
 Lê Minh Khuê 
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống hiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng 
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ .
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Giáo dục 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn vô hạn với các thế hệ đã đi trước, tình cảm cách mạng.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài. 
Hs đọc, soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
? Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách? Hãy phân tích?
? Thời trẻ cô có cuộc sống như thế nào ?
? Khi vào chiến trường cô sống ra sao? cô có gì thay đổi?
? Trong quan hệ với đồng đội cô tỏ ra là người như thế nào ?
? Em có nhận xét chung gì về Phương Định? 
?Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?
?Nhận xét về những phẩm chất ấy của họ So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe ...
Hãy tìm những nét cá tính riêng của mỗi người?
?Cách tả, kể như vậy có tác dụng gì? 
?Hãy nêu nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung đoạn trích vừa học? 
Gv : hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập
II. Đọc, hiểu văn bản
3.Những ngôi sao xa xôi
a. Nhân vật Phương Định
- Là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư lự bên người mẹ. 
- Là cô gái giàu cảm xúc, nhạy cảm, hay mơ mộng, thích hát, thích làm điệu một chút trước những chàng lính trẻ.
- Cô yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra trận
--Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình: bím tóc dày, cổ cao, đôi mắt nhìn xa xăm. Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì.
* Một lần phá bom
- Không đi khom..
- Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom..Tôi rùng mình... cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi. Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ...
=> Tâm lí nhân vật được miêu tả rất tỉ mỉ: hồi hộp lo lắng, căng thẳng, đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế.
*Nhận xét
Tâm hồn Phương Định thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp.
b. Chị Thao : nhiều tuổi hơn chín chắn hơn trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu và vắt
c. Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu thùa loè loẹt.
=> Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật.
=> Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Kể chuyện ở ngôi thứ nhất
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Giọng điệu, ngôn ngữ, giản dị, tự nhiên, đậm chất khẩu ngữ.
2. Nội dung
- Ca ngợi những cô gái TNXP trên những nẻo đường TSơn thời chống Mĩ : tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, dũng cảm.
* Ghi nhớ (Sgk)
IV. Luyện tập
4. Củng cố : ? Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm ? 
5. Hướng dẫn học bài: - Soạn và chuẩ bị tiết 147: Chương .......làm văn.
Ngày soạn: 1/ 4/ 13
Ngày dạy : 2/4/ 13
TIẾT 147: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần tập làm văn)
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở điạ phương.
2. Kĩ năng 
- Suy nghĩ đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Giáo dục 
 - Giáo dục học sinh ý thức coi trọng tổ chức kỉ luật, hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv: nghiên cứu soạn bài, 
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài viết theo nhóm tổ
2. Phương pháp: Thuyết trình.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
A. Hướng dẫn một số vấn đề đã chuẩn bị 
1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nếu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
2. Cách làm:
a) Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống như:
- Gương người tốt việc tốt, học sinh nghèo vợt khó, đấu tranh chống tiêu cực, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách, giúp bạn học tập...
- Quan hệ tình cảm trong gia đình, nhà trường, xã hội...
- Vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội...
b) Phải bảy tỏ rõ thái độ, tình cảm của mình trước các sự việc, hiện tượng được nói đến trong bài viết.
- Thái độ khen, chê; đồng tình, phản đối...
- Tình cảm nồng nhiệt, xúc động, cảm phục, phẫn nộ...
B.Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
- Vấn đề môi trường:
+ Hậu quả của việc phá rừng lũ lụt, hạn hán...
+ Hậu quả của việc chặt phá cây xanh ô nhiễm bầu không khí.
+ Hậu quả của rác thải bừa bãi khó tiêu hủy.
- Vấn đề quyền trẻ em:
+ Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến trẻ em (xây dựng, sửa chữa trường học).
+ Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em (xây dựng khung cảnh sư phạm phù hợp..)
+ Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.
- Vấn đề xã hội:
+ Sự quan tâm giúp đỡ đối với các gia đình thuộc diện chính sách
+ Những tấm gương sáng trong thực tế(về lòng nhân ái, đức hi sinh )
C. Xác định cách viết
- Yêu cầu về nội dung
+ Sự việc hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong ... động của thày và trò
Nội dung 
? Nhắc lại kn các kiểu câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép?
? Tìm câu đơn và xác định thành phần câu?
? Nêu các quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế của câu ghép
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong bài tập 1
? Thế nào là rút gọn câu?
? Tìm câu rút gọn?
? Tìm các câu vốn là câu là câu đúng trước nhưng được tách ra làm câu riêng?
? Tách ra như vậy nhằm mục đích gì? 
?Các kiểu câu theo cấu tạo, theo mục đích giao tiếp đã học.
? Tìm câu nghi vấn và cho biết mục đích dùng để làm gì?
? Tìm câu nghi vấn và xác định dấu hiệu nhận biết, mục đích dùng để làm gì?
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn
- Khái niệm?
- Tìm CN, VN trong các câu đơn?
- Xác định câu đặc biệt:
a) Có tiếng nói léo xéo ở gian trên tiếng mụ chủ.
b) Một anh thanh niên hai mươi tuổi!
c)Những ngọn đèn...thần tiên.
II. Câu ghép
- Khái niệm
- Tìm câu ghép trong bài tập 1
- Chỉ rõ quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép BT2
a,c: qh bổ sung.
b,d: qh nguyên nhân.
e: qh mục đích.
Bài tập 3
a)	qh tương phản
b) qh bổ sung
c)qh điều kiện, giả thiết.
III. Biến đổi câu
- BT1: Câu rút gọn
+ Quen rồi
+ Ngày nào ít: ba lần
- BT2:
a)Và làm việc có khi suốt đêm
b)Thường xuyên
c)Một dấu hiệu chẳng lành
đTách ra như vậy để nhấn mạnh nội dung.
- BT3: Biến đổi
Giáo viên chú ý hướng dẫn h/s bằng cách đảo các thành phần và cụm từ trong câu.
IV. Các kiểu câu ứng dụng với những mục đích giao tiếp khác nhau
Bài tập 1
Các câu nghi vấn:
+ Ba con, sao con không nhận?
+ Sao con biết là không phải?
(Dùng để hỏi)
Bài tập 2
a)Ở nhà trông em nhé!
- Đừng có đi đâu đấy đDùng để ra lệnh.
b)- Thì má cứ kêu đi đ Dùng để yêu cầu
c) Vô ăn cơm! đ Dùng để mời.
Bài tập 3
- G/V hướng dẫn H/S làm BT3
đ Đó là câu có hình thức là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
4. Củng cố: - GV Hệ thống, khái quát lại những kiến thức đã học.
5. Hướng dẫn học bài: - Soạn bài Luyện tập viết biên bản
===================================================================
Ngày soạn: 1/ 4/ 13
Ngày dạy: 5/ 4/13
TIẾT 154: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng 
Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Giáo dục 
 Giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình học tạo lập biên bản của học sinh.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật:
Gv: nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 1
2. Kiểm tra: 4 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: hướng dẫn học sinh ôn tập phần lí thuyết.
? Biên bản là gì?
? Biên bản có hiêụ lực pháp lí hay không ? Vì sao? 
 Hs: Các nhóm thảo luận, lên bảng ghi kết quả.
Dựa vào câu hỏi sau: Nội dung nh trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
- Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?
+ Sau khi HS trả lời, GV hướng dẫn HS lập biên bản như sau:
- Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: Đánh giá kết quả của các nhóm 
+ Thao tác 2: Hướng dẫn HS làm bài tập lập “Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần”.
+ GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chủ yếu của biên bản:
I. Ôn tập lí thuyết
- Biên bản là loại văn bản ghi chép những sự việc đã xẩy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức chính trị xã hội..
- Biên bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu dùng làm chứng cứ, làm cơ sở cho các kết luận và các quyết định xử lí.
- Đặc điểm nổi bật của biên bản là phải ghi lại sự việc kịp thời, chính xác, khách quan.
II.Thực hành
BT1
- Sắp xếp lại cho hợp lí:
1, b( “kết thúc...”
ghi ở cuối biên bản)
2, a
3, d
4, c
5, e, g
6, h
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị
- Tên biên bản
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả hội nghị
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
2. Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, thời gian
- Tên biên bản
- Thành phần tham dự
- Diễn biến và kết quả hội nghị
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
+ Thao tác 2: “Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần”.
- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai ?
- Nội dung bàn giao như thế nào ? (Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao...)
+GV yêu cầu HS vận dụng những kết quả vừa kết luận để viết biên bản vào vở bài tập.
+ GV kiểm tra kết quả làm bài của HS và nhắc HS về nhà tiếp tục làm các bài tập còn lại vào vở.
BT3: Biên bản bàn giao nhiệm vụ
Tên trường học Cộng hoà xã hội chủ ..
Số:.... Độc lập - Tự ...
 BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Giữa bên ......( Bên giao )
Bên nhận .............
Hôm nay ngày ... tháng...năm..., tại... đã tiến hành cuộc họp bàn giao tài sản giữa bên giao .... và bên nhận.... thực hiện theo lệnh bằng văn bản số...ngày... tháng... năm...
I. Thành phần tham dự:
1. Bên giao:
- Ông :....... Chức vụ:............
- Ông :....... Chức vụ:............
- Ông :....... Chức vụ:............
2. Bên nhận:
- Ông :....... Chức vụ:............
- Ông :....... Chức vụ:............
- Ông :....... Chức vụ:............
Chủ toạ: Ông :......
Thư kí: Ông: .....
II. Nội dung bàn giao:
Bên ...đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên....theo thống kê sau:....
Bảng thống kê.....
Tổng giá trị ra tiền : Bằng số:.... Bằng chữ..
Kể từ ngày ...tháng ... năm... số tài sản trên do bên... chịu trách nhiệm quản lí
Biên bản này lập thành 5 bản có giá trị như nhau.
Bên giao.
Bên nhận.
Lưu văn phòng
 Họ tên chữ kí 
Bên giao Bên nhận
2. Tên Cơ quan Cộng hoà xã hội chủ ..
Số:.... Độc lập - Tự ...
 BIÊN BẢN VỀ VIỆC VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG Y TẾ.
Hôm nay, hồi ..ngày..tháng..năm..
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên:......chức vụ.....Đơn vị công tác. 
2. Họ và tên:......chức vụ.....Đơn vị công tác.
Có sự chứng kiến của ông bà:
Họ tên:....
Nơi đăng kí nhân khẩu.....
Dân tộc:...
Quốc tịch:.....
CMND số.....
Cấp ngày:.....
Ngồi tại trụ sở Công an phường....
Tiến hành lập biên bản về việc vi phạm hành chính...
Họ tên người vi phạm.....
Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú( Nơi công tác)
Dân tộc:...
Quốc tịch:.....
CMND số.....
Cấp ngày:.....
Nội dung vi phạm:......
Lời khai của người vi phạm:......
Căn cứ vào điều .. của Nghị định....về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lí y tế.
Tạm giữ....
Chuyển về:
Để cấp có thẩm quyền giải quyết
Biên bản lập thành 2 bản, giao cho đương sự 1 bản và đọc cho mọi người cùng nghe, cùng công nhận.
 Người vi phạm Người lập biên bản
 Kí tên Kí tên
Người làm chứng...
4. Củng cố: GV Hệ thống, khái quát lại những kiến thức đã học.
5. Hướng dẫn học bài: - Soạn tiết Hợp đồng.
===================================================================
Ngày soạn : 1/ 4/ 13
Ngày dạy : 5/ 4/13
TIẾT 155: HỢP ĐỒNG
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2. Kĩ năng 
Viết một hợp đồng đơn giản.
3. Giáo dục 
 Giáo dục ý thức trách nhiệm trong quá trình viết hợp đồng.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn cách thức trình bày một bản hợp đồng.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv: nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv : cho học sinh đọc và tìm hiểu văn bản mẫu.
HS tìm hiểu văn bản mẫu.
? Tại sao cần phải có hợp đồng?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
? Hợp đồng cần phải đạt được những yêu cầu gì?
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV: Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
Gv: hướng dẫn học sinh cách viết hợp đồng.
? Phần mở đầu hợp đồng bao gồm những mục nào?
? Phần nội dung hợp đồng bao gồm những mục nào?
 ? Phần kết thúc hợp đồng bao gồm những mục nào?
Hs: suy nghĩ độc lập trả lời.
Gv: đặt từng câu hỏi, đàm thoại.
Gv : Lời văn của văn bản hợp đồng phải như thế nào ?
Hs: suy nghĩ trả lời.
Gv: kết luận, hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa.
Hs: đọc ghi nhớ.SGK.
Đọc và xác định yêu cầu của đề bài.
GV : GV hướng dẫn.
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
I. Bài học 
1. Đặc điểm văn bản hợp đồng
- Cần có văn bản hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc với nhau theo pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại các nội dung cụ thể do hai bên kí kết, thoả thuật với nhau.
- Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng chính xác, chặt chẽ, và có sự ràng buộc của hai bên kí kết trong khuôn khổ của pháp luật.
* Các hợp đồng thường gặp : Hợp đồng kinh tế, lao động, xây dựng, chuyển nhượng....
2. Cách làm hợp đồng
a. Phần Mở đầu
- Quốc hiệu
- Tên hợp đồng.
- Cơ sở pháp lí của việc kí hợp đồng.
- Thời hgian, địa điểm kí hợp đồng.
- Đơn vị cá nhân, chức danh , địa chỉ của hai bên kí hợp đồng.
b. Phần nội dung
- Các điều khoản cụ thể.
- Cam kết của hai bên kí hợp đồng.
c. Phần kết thúc 
Đại diện của hai bên kí và đóng dấu.
* Lời văn phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, không chung chung.
3. Ghi nhớ(sgk)
II. Luyện tập
BT1: lựa chọn tình huống cần phải viết hợp đồng.
- b, c, e.
- a: viết Đơn đề nghị.
- d: viết biên bản bàn giao công việc.
BT2
Tên Cơ quan Cộng hoà xã hội chủ ..
Số:.... Độc lập - Tự ...
HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
Hôm nay ngày... tháng.. năm...
Bên cho thuê nhà 
- Chủ sở hữu: 
- Ngày tháng năm sinh :...
- CMND số:....
- Thường trú tại: ....
- Điện thoại:....
( Gọi tắt Bên A)
Bên thuê nhà: 
- Tên giao dịch
- Chức vụ: 
- Điện thoại:....
- Tài khoản:...
(Gọi tắt Bên B)
Sau khi bàn bạc thảo luận, hai bên đồng ý kí kết hợp đồng.....
4.Củng cố: - Theo em HS chúng ta một HS 14 tuổi có thể tham gia làm hợp đồng được không ? Vì sao ?
5. Hướng dẫn học bài: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc, soạn văn bản Bố của Xi- Mông.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 32(1).doc