Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 159

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 159

TIẾT 156: BỐ CỦA XI - MÔNG

 G. Mô- pa- xăng

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

 - Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.

2. Kĩ năng

- Đọc - một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

- Nhận diện đ¬ược những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

3. Giáo dục

 -Giáo dục tình cảm nhân văn, tình thư¬ơng yêu đối những ngư¬ời có hoàn cảnh éo le, không may mắn trong cuộc đời.

 II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.

- Ra quyết định: lựa chọn cách bày tỏ cách thức ứng xử của bản thân thông qua những tình huống cụ thể trong cuộc sống.

III. Chuẩn bị

1. Phương tiện, kĩ thuật:

Gv: Nghiên cứu soạn bài.

Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.

2. Phương pháp: Đặt vấn đề, đọc sáng tạo, Đàm thoại.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 156 đến tiết 159", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/ 4/ 13
Ngày dạy : 8/ 4/ 13
TIẾT 156: BỐ CỦA XI - MÔNG
	 G. Mô- pa- xăng 	
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
 - Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.
2. Kĩ năng 
- Đọc - một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
3. Giáo dục 
 -Giáo dục tình cảm nhân văn, tình thương yêu đối những người có hoàn cảnh éo le, không may mắn trong cuộc đời.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn cách bày tỏ cách thức ứng xử của bản thân thông qua những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật:
Gv: Nghiên cứu soạn bài.
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, đọc sáng tạo, Đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: -Qua vb Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang em rút ra bài học gì trong cuộc sống?
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: hướng dẫn học sinh đọc văn bản 
? Dựa vào chú thích SGK hãy nêu vài nét chính về tác giả? Tác phẩm?
Hs: nêu vài nét chính về tác giả, thông tin về văn bản và toàn bộ tác phẩm.
? Xác định thể loại của văn bản? Ngôi kể.
? Văn bản trên chia làm mấy phần xác định giới hạn và nội dung từng phần ?
? Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì?
? Xi- Mông ra bờ sông để làm gì?
? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
? Xi Mông tỏ thái độ như thế nào khi gặp bác Phi - líp bên bờ sông? 
Hs: đau khổ, nói không lên lời.
Gv: Khi trở về nhà đợc gặp lại mẹ nhưng tại sao em lại khóc? 
Hs: em càng cảm thấy đau khổ.
GV : Tâm trạng của Xi mông được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào? Sự thể hiện tâm lí đó có phù hợp với tâm lí trẻ thơ không? Chi tiết, hình ảnh nào chứng tỏ điều đó?
Hs: đọc đoạn văn khi Xi - mông đến trường.
? Tại sao hôm nay khi đến trường em lại có cách phản ứng như vậy?
Hs: tự hào là đã có bố, một ông bố tuyệt vời.
? Qua những hành động của Xi mông cho ta hiểu được điều gì về bé?
Hs: tự do phát biểu.
Gv: định hướng và nhấn mạnh.
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
- G. Mô - Pa-Xăng (1850-1893) nhà văn hiện thực nước Pháp thế kỉ XIX, sở trường về truyện ngắn.
- Những truyện ngắn của ông có nội dung cô đọng, sâu sắc, hình thức giản dị, trong sáng đã làm nên thành công của ông ở thể loại này.
b. Tác phẩm
- Văn bản được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên.
3. Thể loại
- Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lưu.
4. Bố cục (Diễn biến sự việc) : 3 phần
P1 ... khóc hoài . Tâm trạng tuyệt vọng của Xi - mông.
P2... một ông bố . Xi - mông gặp bác Phi Líp.
P3: ... bỏ đi rất nhanh. Phi - líp đưa Xi- mông về nhà gặp lại chị Blăng- sốt.
P4... Còn lại . Câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
- Ngôi kể : Ngôi thứ ba theo trình tự thời gian.
II. Đọc ,hiểu văn bản
1. Nhân vật Xi - Mông
* Tt: đau khổ đến tuyệt vọng vì bị bạn bè trêu chọc, vì em không có bố.
-> đã có ý định tự tử khi em ra bờ sông.
- Chợt nhớ tới nhà, đến mẹ, nỗ khổ tâm lại trở về, dâng lên.
-Diễn tả tâm lí trẻ thơ thật cụ thể, sinh động.
* Khi gặp bác Phi - líp : nói không lên lời, cứ bị ngắt quãng.
* Khi gặp lại mẹ cậu lại càng cảm thấy đau khổ hơn: ôm mẹ, oà khóc, nhắc lại ý định tự tử của mình vì không chịu được nỗi nhục không có bố.Khát khao có bố.
* Khi đến trường vào ngày hôm sau: em chủ động trả lời, không bỏ chạy và quát ngay vào mặt chúng: Bố tao là Phi líp à Niềm tự hào, hãnh diện.
=> Xi- Mông là một cậu bé đáng thương, đáng yêu, trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh em có lúc muốn chết nhưng nhờ có lòng nhân ái bao dung của bác Phi líp người cha chân chính đã cho em sức mạnh và nghị lực trong cuộc sống.
4. Củng cố: - Qua văn bản trên nhà văn muốn nhắc nhở bạn đọc điều gì ?
5. Hớng dẫn học bài: - Chuẩn bị tiết tiếp theo.
=================================================================== 
Ngày soạn: 7/ 4/ 13
Ngày dạy: 9/ 4/ 13
TIẾT 157: BỐ CỦA XI - MÔNG(TIẾP)
	 G. Mô- pa- xăng	
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
-Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khao khát của em.
2. Kĩ năng 
- Đọc - một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
3. Giáo dục 
 -Giáo dục tình cảm nhân văn, tình thương yêu đối những người có hoàn cảnh éo le, không may mắn trong cuộc đời.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn cách bày tỏ cách thức ứng xử của bản thân thông qua những tình huống cụ thể trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv: nghiên cứu soạn bài. 
Hs soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc sáng tạo, Đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: Theo em chị BLăng - Sốt có phải là người phụ nữ xấu không? Việc tác giả miêu tả ngôi nhà và thái độ của chị nói lên điều gì? 
- Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
Gv: Ta có thể nhận xét gì về người phụ nữ này ?
 Gv: Kết luận, nâng lên bình thêm về nhân vật này.
HS quan sát văn bản, đặc biệt từ khi bác Phi - líp xuất hiện.
? Bác thợ rèn được tác giả miêu tả chân dung như thế nào ?
? Khi đứng trước chị Blăng - sốt bác có thái độ như thế nào ? Tại sao ? 
GV : Trước những lời nói của Xi - mông Bác đã có phản ứng như thế nào ?
GV : Qua đó , ta nhận xét gì về bác Phi líp.
? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản ? 
? Ý nghĩa nội dung văn bản ?
HS đọc Ghi nhớ SGK.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Xi - Mông
2. Nhân vật Blăng - sốt
- Một con người nghiêm nghị như không muốn bất cứ người đàn ông nào bước qua ngưỡng cửa nhà mình.
- Trước lời nói ngây thơ của con trẻ làm cho chị đau nhói con tim .
- Qua đây ta thấy chị là người phụ nữ không may lầm lỡ, bị lừa dối. Một con người đáng được cảm thông.
3.Bác Phi-líp
- Đứng trước chị BLăng sốt bác cảm thấy cần phải trân trọng.
- Bác nhận lời làm bố, lúc đầu cũng chỉ là chuyện đùa làm vui lòng đứa trẻ thế nhưng trước thực tế, lại cảm mến chị nên cuối cùng bác trở thành người bố thực sự chia sẻ những mất mát, bất hạnh cùng Xi - mông và người phụ nữ.
III . Tổng kết
1. Nghệ thuật 
- Ngòi bút miêu tả chân dung nhân vật, diễn biến tâm trạng nhân vật chân thực cảm động.
2. Nội dung
- Ngợi ca tấm lòng nhân ái bao dung của con người. Giá trị nhân văn cao cả. 
* Ghi nhớ (Sgk)
IV. Luyện tập
Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Xi - mông,
4.Củng cố: - Qua văn bản trên nhà văn muốn nhắc nhở bạn đọc điều gì ?
5.Hướng dẫn học bài: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm đề cương phần Truyện
=============================================================
Ngày soạn: 7/ 4/ 13
Ngày dạy: 11/ 4/ 13
TIẾT 158: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.
2. Kĩ năng 
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
3. Giáo dục 
 - Kỹ năng tổng hợp, hệ thống kiến thức đã học về các tác phẩm truyện.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức xử lí các thông tin thu thập được.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv: nghiên cứu soạn bài.
Hs soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra bảng hệ thống các kiến thức đã học.
I. Bảng hệ thống hoá
STT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
1
Làng 
Kim Lân
1948
Qua tâm trạng đau xót tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tinh thần kháng chiến của người nông dân
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm việc một mình trên trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Qua đó, nhà văn ca ngợi những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
Câu chuyện éo le cảm động về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó , tác giả ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết.
4
Bến quê 
Nguyễn Minh Châu
1985
Qua những cảm xúc và tâm trạng nhân vật nhĩ vào lúc cuối đời, trên giường bệnh , truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, của cuộc sống quê hương.
5
Những ngôi sao xa xôi 
Lê Minh Khuê
1971
Cuộc sống chiến đấu của những cô thanh niên xung phong trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kcc Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giầu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu dầy his nhưng rất hồn nhiên, lạc q.
II. Đất nước và con người Việt Nam qua 5 truyện ngắn đã học : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi và Bến quê.
 	Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử , những biến cố lớn lao của đất nước. Kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước thống nhất qua các nhân vật và tình huống truyện khá điển hình:
* Các thế hệ con người Việt Nam:
- Già: Ông Hai, Bà Hai, ông Sáu, ông Ba, ông hoạ sĩ.
- Trẻ: Bác lái xe, Nhĩ, vợ Nhĩ, Anh thanh niên, cô kĩ sư, ba cô thanh niên xung phong....
- Thiếu nhi: Bé Thu.
 Họ là những con người yêu quê hương, đất nước, trung thực, dũng cảm, hồn nhiên, yêu đời, khiêm tốn, sẵn sàng hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.
III. Hệ thống hoá nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
1. Làng
- Ngôi kể : thứ 3, theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.
- Tình huống : Tin làng chợ Dầu theo giặc và tin sai lệch được cải chính.
2. Lặng lẽ Sa Pa
- Ngôi kể tha ba. Đặt nhân vật vào điểm nhìn của ông hoạ sĩ.
- Tình huống : Cuộc gặp gỡ ......
3. Chiếc lược ngà
- Ngôi kể : thứ nhất, nhân vật kể chuyện: bác Ba.
- Tình huống : Ông Sáu về thăm vợ con, con gái ông kiên quyết không nhận ông là ba, đến lúc phải chia tay bé Thu mới nhận ra cha, đến lúc hi sinh ông Sáu vẫn không được gặp lại con gái.
4. Bến quê
- Ngôi kể : thứ ba, đặt điểm nhìn vào nhân vật Nhĩ.
- Tình huống: Một người bệnh nặng sắp chết, không đi đâu được nữa, nghĩ lại cuộc đời mình và hoàn cảnh hiện tại.
5. Những ngôi sao xa xôi
- Ngôi kể : thứ nhất - Phương Định.
- Tình huống: Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép, một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm.
4. Củng cố : -GV : Kể sáng tạo một truyện ngắn mà em thích.
5. Hướng dẫn học bài: - xem lại bài kiểm tra
Ngày soạn: 7/ 4/ 13
Ngày dạy: 12/ 4/ 13
 TIẾT 159: KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
A. Mục đích
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.
- Hs được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn.
B. Hình thức kiểm tra
Trắc nghiệm - Tự luận
C. Ma trận đề kiểm tra
Vận dụng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Làng
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
Diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai người nông dân
6đ = 60%
Lặng lẽ Sa pa
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
Nhận biết về người kể truyện
0,5đ = 5%
Chiếc lược ngà
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
Đề tài của truyện
0,5đ = 5%
Bến quê
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
Thông điệp của văn bản
0,5đ = 5%
Những ngôi sao xa xôi
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
Nội dung của truyện
Suy nghĩ về 1 nhân vật trong văn bản Những ngôi sao xa xôi
2,5đ = 25%
Tổng số câu
Tổng điểm 10
 BIÊN SOẠN CÂU HỎI
(Thời gian làm bài 45’)
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi, chọn chữ cái có câu trả lời đúng
1. Truyện Lặng lẽ Sa pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
	A. Tác giả 	C. Ông hoạ sĩ
	B. Anh thanh niên	D. Cô kĩ s
2. Văn bản trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?
	A. Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
	B. Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng
	C. Tình quân dân trong chiến tranh
	D. Cả A và B đều đúng
3. Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện ngắn Bến quê gửi đến người đọc?
	A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là chỗ dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người.
	B. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị gần, gũi của cuộc sống quê hơng.
	C. Quê hương nếu ai không nhớ . Sẽ không lớn nổi thành người
	D. Trước khi đi ra hãy biết sống với quê hương của mình.
4. Nội dung chính được thể hiện qua truyện Những ngôi sao xa xôi là gì?
A. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn.
C. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trờng Sơn.
D. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1(2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của em về một trong ba nhân vật trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.
Câu 2 (6điểm): viết đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong trích đoạn Làng của Kim Lân (SGK Học kì I, lớp 9).
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Trắc nghiệm (2 đ), làm đúng một câu được 0,5 điểm.
1
2
3
4
C
D
B
A
Phần II: Tự luận (8 đ)
Câu1 (2 ) 
+ Yêu cầu học sinh viết được đoạn văn đúng kiểu văn bản nghị luận về nhân vật trong văn bản tự sự.
+ Đảm bảo bố cục 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
+ Học sinh tuỳ ý lựa chọn nhân vật mà mình yêu thích trong truyện.
Câu 2 (6 điểm)
+ Yêu cầu: viết đúng kiểu bài nghị luận về nhân vật trong văn bản tự sự.
+ Hình thức trình bày khoa học, sạch đẹp.
+ Nêu bật được diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm, đặ biệt là quá trình diễn biến tâm lí của ông; từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây cho đến khi tin đồn được cải chính.
4. Củng cố: - Gv thu bài, nhận xét quá trình làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn học bài: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Ôn tập kiểm tra Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 33(1).doc