Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 160 đến tiết 163

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 160 đến tiết 163

TIẾT 160: CON CHÓ BẤC

(Trích Tiểu thuyết: Tiếng gọi nơi hoang dã)

 - G. Lân-đơn -

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí t¬ưởng tư¬ợng tuyệt vời của tác giả khi vết về loài vật.

- Tự yêu th¬ương, sự gần gũi của nhà văn khi vết về con chó Bấc.

2. Kĩ năng

- Đọc - một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

3. Giáo dục

 Giáo dục tình cảm nhân văn, tình th¬ương yêu đối loài vật.

 II. Một số kĩ năng sống cơ bản đư¬ợc giáo dục trong bài

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.

- Ra quyết định: lựa chọn cách bày tỏ cách thức ứng xử nhận thức của bản thân đối với loài vật trong cuộc sống.

III. Chuẩn bị

1. Phương tiện, kĩ thuật:

Gv: nghiên cứu soạn bài.

Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.

2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc sáng tạo, Đàm thoại.

IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định :

2. Kiểm tra: Qua văn bản Bố của Xi - mông em tự rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

Hs: suy nghĩ trả lời.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 160 đến tiết 163", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 4/ 13
Ngày dạy : 15/ 4/ 13
TIẾT 160: CON CHÓ BẤC
(Trích Tiểu thuyết: Tiếng gọi nơi hoang dã) 
 - G. Lân-đơn -
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi vết về loài vật.
- Tự yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi vết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng 
- Đọc - một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Giáo dục 
 Giáo dục tình cảm nhân văn, tình thương yêu đối loài vật.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn cách bày tỏ cách thức ứng xử nhận thức của bản thân đối với loài vật trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv: nghiên cứu soạn bài. 
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc sáng tạo, Đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Qua văn bản Bố của Xi - mông em tự rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?
Hs: suy nghĩ trả lời.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
GV : hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Chú ý đọc diễn cảm thể hiện được tình cảm của nhân vật.
? Dựa vào chú thích SGK hãy nêu vài nét chính về tác giả ?
HS nêu vài nét chính.
Gv: Bổ sung , nhấn mạnh về vị trí , tài năng.
 ? Văn bản trên sáng tác vào thời gian nào ? 
Hãy nêu nội dung khái quát của tác phẩm ?
? HS xác định thể loại của văn bản ? 
Xác định ngôi kể? HS văn bản trên được chia làm mấy phần xác định giới hạn và nội dung từng phần ?
GV : Thoóc -tơn không phải là ông chủ đầu tiên , trước anh Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ giầu có khác. Song có thể nói Thoóc -tơn là ông chủ lí tưởng.
GV: Em hãy tìm chi tiết , làm sáng tỏ nhận định trên.
- HS trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét. 
- GV kết luận. 
? Thoóc tơn đã nói câu: Trời đất đằng ấy hình như biết nói đấy! Thể hiện điều gì?
GV : Qua đây em nhận xét gì về Thoóc -tơn? 
I. Đọc hiểu chú thích
1. Đọc 
2. chú thích
a. Tác giả
- Gắc Lân - đơn (1876 - 1916), là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ. 
b. Tác phẩm
- Văn bản Con chó Bấc được trích từ cuốn tiểu thuyết (Tiếng gọi nơi hoang dã).
3. Bố cục : 3 phần
P1 : Mở đầu
P2 : Tình cảm của Thoóc - tơn với Bấc.
P3: Tình cảm của Bấc với Thoóc - tơn 
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình cảm của Thoóc -tơn với Bấc
- Thoóc - tơn đối xứ với Bấc như đứa con đẻ của anh. Trong ý nghĩ, tình cảm, anh xem chúng như người bạn, người thân cùng chịu đựng gian khổ để đạt mục đích cuộc đời.
+ Chào hỏi thân mật.
+ Lời nói vui vẻ, chuyện trò tầm phào không biết chán như chính con mình.
+ Túm chặt lấy đầu Bấc đẩy tới, đẩy lui, âu yếm.
+ “Trời đất đằng ấy hình như biết nóiđấy”! -Thể hiện tình cảm yêu thương vô hạn không đơn thuần là ông chủ đối với con chó quý mà còn là một con người đối với người thân .
-Thoóc -tơn thực sự là ông chủ lí tưởng.
4. Củng cố: 
- Tình cảm của em về loài vật em yêu thích
5. Hướng dẫn học bài: 
- Soạn tiếp t2 của văn bản 
==================================================================
Ngày soạn: 14/ 4/ 13
Ngày dạy : 16/ 4/ 13
 TIẾT 161: CON CHÓ BẤC (TIẾP)
 (Trích : Tiếng gọi nơi hoang dã) 
 - G. Lân-đơn -
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi vết về loài vật.
- Tự yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi vết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng 
- Đọc - một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Giáo dục 
 Giáo dục tình cảm nhân văn, tình thương yêu đối loài vật.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn cách bày tỏ cách thức ứng xử nhận thức của bản thân đối với loài vật trong cuộc sống.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv: nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc sáng tạo, Đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới : 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
GV : Trong đoạn đầu tác giả đã so sánh những ngày Thoóc - tơn sống trong gia đình ông thẩm phán Mi- lơ . Tại sao tác giả lại so sánh như vậy.
HS : Làm nổi bật tình cảm hiện tại của Bấc đối với Thoóc - tơn.
Gv : Hãy so sánh cách biểu hiện tình cảm với chủ của Xơ-kit , Ních và Bấc? 
? Hãy nêu nội dung ý nghĩa của đoạn trích?
? Qua văn bản trên , em hãy chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
.
? Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?
? Qua văn bản em học tập được gì về tình yêu thương loài vật vật ở tác giả ?
Hs : liên hệ bản thân
2. Tình cảm của Bấc với Thoóc - tơn
- Xơ kít: Thọc mũi vào dới bàn tay của Thoóc -tơn rồi hích hích mãi cho đến khi được vỗ về. à Nũng nịu vì vốn là một cô ả chó. Đơn giản, đơn điệu.
- Ních : chồm lên, tì cái đầu to tướng lên đầu gối Thoóc -tơn à Mạnh mẽ và có phần đơn giản, đơn điệu, suồng sã.
- Bấc : 
+ Tỏ tình cảm sung sướng ngây ngất mỗi khi được chủ rủ rỉ âu yếm: bật mình dậy, miệng cười, mắt long lanh, rung lên những âm thanh không thốt ra lời, cứ như vậy đứng yên trong tư thế bất động, khoái cảm vô tận.
+ Há miệng cắn vờ vào tay, ép mạnh răng vào tay chủ như là cử chỉ đầy yêu thương.
+ Không săn đón mà tôn thờ chủ một cách toàn tâm toàn ý
+ Sợ ám ảnh bị mất Thoóc Tơn . Giữa đêm nó vùng dậy trườn qua cái lạnh giá dậydến trước lều lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
-Tình cảm phong phú sâu sắc, tâm hồn sâu sắc.
III. Tổng kết
1. Nội dung. 
2. Nghệ thuật
 *Ghi nhớ (SGK )
4. Củng cố: - HS đọc ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn học bài: - HS học thuộc ghi nhớ SGK. Ôn tập kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: 14/ 4/ 13
Ngày dạy : 18/ 4/ 13
TIẾT 162: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức 
- Hệ thống hoá kiến thứ về từ các tác phẩm văn học nước ngoài.
2. Kĩ năng 
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
- Liên hệ với các tác phẩm văn học Việt Nam cùng đề tài.
3. Giáo dục 
- Giáo dục ý thức học tập, rèn luyện của học sinh.
 II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài học.
- Ra quyết định: lựa chọn bày tỏ cách thức học tập của bản thân.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật:
Gv: nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
Hs: soạn bài, chuẩn bị bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, Thảo luận nhóm, Đọc sáng tạo, Đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung yêu cầu của bài học để giới thiệu.
I. Lập bảng thống kê
STS
Tên tác phẩm, đoạn trích
Tác giả
Tên Châu, nớc
Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
Ông lão đánh cá và con cá vàng
A. Pus -kin
Âu. Nga
19
Truyện dân gian- Cổ tích
6
2
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình, thất ngôn bát cú Đường luật
7
3
Cảm nghĩ trong đênm thanh tĩnh
Lí Bạch
Trung Quốc
8
Thơ trữ tình, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
7
4
Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê
Hạ Tri Chương
nt
8
Thơ trữ tình, thất ngôn bát cứ Đường luật
7
5
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ
nt
8
Thơ trữ tình thất ngôn trường thiên
7
6
Cô bé bán diêm
An -đéc -xen
Âu - Đan mạch
19
Truyện ngắn cổ tích
8
7
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc- van téc
Âu- Tây Ban Nha
16-17
Tiểu thuyết
8
8
Chiếc lá cuối cùng
Ô. Hen - ri
Mĩ
19
Truyện ngắn
8
9
Hai cây phong
Ai - ma - tốp
Kiếcghi đi
20
Truyện ngắn
8
1
Đi bộ ngao du
G. Ru - xô
Pháp
18
Nghị luận
8
Ông Giuốc Đanh làm mặc lễ phục
Mô - li- e
Pháp
18
Hài kịch
8
Cố hương
Lỗ Tấn
Trung Quốc
20
Truyện ngắn
9
Những đứa trẻ
M. Go - rơ - ki
Nga
20
Truyện ngắn
9
Mây và sóng
Ta - go
ấn Độ
20
Thơ trữ tình - tự do
9
Rô- bin -xơn ngoài đảo hoang
Đi - phô
Anh
17-18
Tiểu thuyết phiêu lưu
9
Bố của Xi-mông
Mô - pa - xăng
Pháp
19
Truyện ngắn
9
Con chó Bấc
G. Lân -đơn
Mĩ
20
Truyện ngắn
9
Lòng yêu nước
I. Ê - ren bua
Nga
20
Nghị luận 
6
Bàn về đọc sách
Chu Quang Tiềm
Trung Quốc
20
Nghị luận 
9
Chó sói và cừu trong thơ La Phông ten
H. Ten
Pháp
19
Nghị luận 
9
II. Luyện tập
- Đọc thuộc lòng một bài thơ mà mình yêu thích
4. Củng cố: 
GV : Nhấn mạnh HS cần nắm được những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm.
5. Hướng dẫn học bài: HS Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt.
Ngày soạn: 14/ 4/ 13
Ngày dạy : 18 /4/ 13
 TIẾT 163: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục đích
- Kiểm tra và đánh giá kết quả nhận thức của hs về nội dung phần Tiếng Việt đã học trong chương trình học kỳ 2.
- Hs củng cố, khắc sâu kiến thức đồng thời rèn các kỹ năng làm bài.
B. Chuẩn bị 
1. Giaos viên: nghiên cứu soạn bài. 
2.Học sinh : soạn bài, chuẩn bị bài.
C. Bài mới
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra 
D. BIÊN SOẠN CÂU HỎI
(Thời gian làm bài 45’)
Câu 1. Hãy xác định các thành phần biệt lập và chỉ ra tác dụng ? 
a, Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
b, Cũng may là bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi song lần đầu gương mặt của ngời thanh niên.
Câu 2. Tìm khởi ngữ trong các câu sau.
a, Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm “ (Lê Minh Khuê).
b, Về công tác chuyên môn , anh ta luôn hoàn thành tốt công việc.
Câu 3. Xác định các phép liên kết trong các câu sau.
 	Học sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này 32 năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều hoạ sĩ nh bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiều...
Câu 4 Xác định nôị dung hàm ý các câu sau:
- Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu áo.
Đ. ĐÁP ÁN
Câu 1. 2đ
Thật đấy- Thành phần tình thái
Cũng may- Thành phần tình thái
Câu 2. 2đ
Còn mắt tôi
Về công tác chuyên môn.
Câu 3. : 3đ
Phép lặp. 
Phép thế.
Câu 4. 3đ
- Với quan trên thì phải cúi đầu, xu nịnh.
- Với dân đen thì ngài sẽ ưỡn mặt và ngả mặt về phía sau.
3. Củng cố: 
- GV Thu bài nhận xét giờ kiểm tra..
4. Hướng dẫn học bài: 
- Soạn: Bắc Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 34(2).doc