Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân

Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN

(Trích truyện Kiều)

 A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp tả và gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật nói lên phần nào tâm trạng nhân vật.

- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều.

- Biết vận dụng trong văn Miêu tả.

 B. Chuẩn bị :

- GV: Giáo án, Tranh chị em Kiều du xuân.

- HS: Soạn bài, sưu tầm tranh.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

HĐ 1: Khởi động

a. Kiểm tra bài cũ :

- Nguyễn Du đã tả chị em Thuý Kiều như thế nào? Đọc 4 câu thơ đầu?

- Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước? Ông đã tả về Thuý Vân như thế nào ? Những câu thơ nào diễn tả về vẻ đẹp của thuý Vân ?

- Nguyễn Du đã miêu tả Thuý Kiều ra sao ? Gồm bao nhiêu câu thơ ? Đọc các câu thơ đó?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 28: Văn bản: Cảnh ngày xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn : 18/9/08
Tiết 28 	Ngày dạy: 24/9/08
Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích truyện Kiều)
 A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp tả và gợi, sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả cảnh một ngày cuối xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật nói lên phần nào tâm trạng nhân vật.
- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều.
- Biết vận dụng trong văn Miêu tả.
 B. Chuẩn bị :
- GV: Giáo án, Tranh chị em Kiều du xuân.
- HS: Soạn bài, sưu tầm tranh.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 
HĐ 1: Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ :
- Nguyễn Du đã tả chị em Thuý Kiều như thế nào? Đọc 4 câu thơ đầu?
- Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước? Ông đã tả về Thuý Vân như thế nào ? Những câu thơ nào diễn tả về vẻ đẹp của thuý Vân ?
- Nguyễn Du đã miêu tả Thuý Kiều ra sao ? Gồm bao nhiêu câu thơ ? Đọc các câu thơ đó?
b. Bài mới :
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:
- GV đọc mẫu →Yêu cầu HS đọc chậm rãi, khoan thai, tình cảm trong sáng.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- GV cho HS đọc nghĩa của các từ khó SGK, dặn HS về nhà xem kĩ.
- H: Em có nhận xét gì về bố cục đoạn trích?
- HS thảo luận phân đoạn.
- GV gọi HS đọc 4 câu thơ đầu.
- H: Bốn câu thơ đầu đã vẽ ra một bức tranh mùa xuân, bức tranh ấy có gì đặc biệt? (về đường nét, màu sắc, thời gian, không gian?)
- H:Hình ảnh con én đưa thoi gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc?
- H: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
( Sử dụng số từ: Chín chục, ngoài sáu mươi.)
- H: Hai câu sau gợi cho em cảm giác gì?
- HS thảo luận phát biểu
- H: Cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân này?
- GV gọi HS đọc tiếp 8 câu thơ tiếp .
- H: Tác giả đã nhắc tới những lễ, hội nào? Em biết gì về những lễ, hội đó?
- H: Cảnh người, người đi dự lễ chơi hội được tả như thế nào? 
- H: Một loạt các danh từ, động từ, tính từ được sử dụng đem lại hiệu quả gì ?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung. 
(Người đi lễ là những tài tử giai nhân, trai thanh gái lịch, dáng điệu khoan thai, ung dung, thanh thản, vừa đi vừa rải những thỏi vàng (vàng giấy hàng mã) đốt tiền giấy để cúng những linh hồn đã khuất. Đó là một truyền thống văn hoá tâm linh của các dân tộc phương đông, một trong những phong tục cổ truyền lâu đời không hoàn toàn mang tính chất mê tín lạc hậu.)
- HS đọc các câu thơ còn lại.
- H: Em hãy so sánh sự khác nhau của cảnh sắc ngày xuân ở đoạn cuối và đoạn đầu?(Thời gian, không gian)
- H: Ở đoạn cuối, tác giả chủ yếu sử dụng từ loại nào? Giá trị biểu đạt của chúng?
- H: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây?
- H: Cảm nhận của em về sáu câu thơ cuối? Sự thay đổi đó có dự cảm về điều gì không?
- HS suy luận, phân tích, trình bày ý kiến.
HĐ 3
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ 4
-GV hướng dẫn HS đọc.
I. Đọc - hiểu khái quát:
1. Đọc đoạn trích :
2. Giải thích từ khó : SGK
3. Bố cục : 3 đoạn.
a. Bốn câu đầu : Gợi tả khung cảnh ngày xuân.
b. Tám câu tiếp : tả khung cảnh lễ hội đạp thanh trong tiết thanh minh (3/3 âm lịch).
c.Sáu câu cuối : Cảnh chị em thơ thẩn dan tay ra về.
II. Đọc hiểu chi tiết:
1. Khung cảnh mùa xuân:
- Đường nét: con én đưa thoi
- Màu sắc: + màu của nắng: thiều quang
 + Màu xanh của cỏ non
 + Màu trắng của hoa lê.
- Thời gian: đã ngoài sáu mươi→ tháng ba.
- Không gian: tận chân trời.
=> Bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng, hài hoà gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết.
2. Cảnh lễ hội ngày xuân:
- Cảnh ngày tết Thanh minh (3/3):
+ Lễ tảo mộ – viếng mộ, sửa sang, quét dọn, thắp hương, lễ bái, khấn nguyện trước các mộ phần của người thân.
+ Hội đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh) du xuân, chơi xuân nơi đồng quê.
- Danh từ: yến anh, tài tử, giai nhân 
- Động từ: sắm sửa, dập dìu, 
- Tính từ: gần xa, nô nức, 
=> Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng náo nức 
3. Cảnh ba chị em Kiều ra về :
- Bóng ngã về tây→ thời gian, không gian thay đổi.
- Từ láy: tà tà, thơ thẩn, nao nao,→ gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến.
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
=> Cảnh vật thay đổi nhạt dần, lắng dần → tâm trạng con người thay đổi: bâng khuâng, xao xuyến, buonf vì một ngày vui đã hết
III. Tổng kết : 
 - Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập:
- HS đọc tại lớp các đoạn thơ tiếp theo : Cảnh chị em Kiều viếng mộ Đạm Tiên.
HĐ 5: Củng cố - dặn dò:
* HS làm BTTN
 1. Tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối?
a. Mệt mõi vì một ngày du xuân.
b. Bâng khuâng xao xuyến, buồn vì một ngày vui đã hết.
c. Lo lắng cho ngày mai
d. Mong đến ngày vui sang năm.
 2.Biện pháp nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?
a. Tự sự.	b. Tả cảnh.
c. Tả người.	d. Tả cảnh ngụ tình.
 - Học thuộc lòng đoạn trích – Đọc tiếp cảnh gặp gỡ Kim Trọng.
 - Chuẩn bị bài : Kiều ở lầu Ngưng Bích 
 * Đáp án: Câu 1 – b ; Câu 2 – d 
D. Rút kinh nghiệm: ...

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28 tuan 6.doc