Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến tiết 40

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến tiết 40

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Căm phẫn và khinh bỉ sâu sắc bọn buôn người, đau đớn và xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của tác giả

- Kỹ năng: RLKN phân tích nhân vật

- Thái độ: GD lòng yêu thương con người với con người

II. CHUẨN BỊ:

 GV: Tham khảo “Chân dung Truyện Kiều”

 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập

III. PHƯƠNG PHÁP:

Trao đổi, phát vấn + diễn giảng

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:36 	 Ngày dạy:
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Căm phẫn và khinh bỉ sâu sắc bọn buôn người, đau đớn và xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
 Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của tác giả
Kỹ năng: RLKN phân tích nhân vật
Thái độ: GD lòng yêu thương con người với con người
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Tham khảo “Chân dung Truyện Kiều”
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trao đổi, phát vấn + diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và phân tích tâm trạng của nàng? (10đ)
- H/s đọc đoạ trích
- Trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt vọng Kiều đã nhớ về Kim Trọng và cha mẹ bằng những nỗi nhớ tràn đầy cảm xúc
- Cảnh vật cũng góp phần diễn tả tâm trạng của nàng . . .
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
G/v hướng dẫn cách đọc
Gọi H/s đọc bài
Chú ý các chú thích khó
Em nhận xét gì về vị trí của đoạn trích?
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
Nổi bật trong đoạn trích là nhân vật nào?
Em có nhận xét gì về nhân vật Mã Giám Sinh? 
Diện mạo của hắn có gì đáng chú ý?
(ngoài 40 mà chải chuốt. . .)
Cách nói năng của Mã Giám Sinh như thế nào?
Em nhận xét gì về cử chỉ của Mã Giám Sinh?
Lai lịch của Mã Giám Sinh được hiểu như thế nào?
(viễn khách – cũng gần)
Bản chất của Mã Giám Sinh có gì đáng chú ý? Thể hiện qua hành động nào?
(bất nhân trong hành động với Kiều
Tâm lý lạnh lùng vô cảm)
Hãy phân tích bản chất của Mã Giám Sinh.
Bản chất vì tiền được thể hiện như thế nào? (cò kè, thêm bớt)
Qua nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du em đánh giá gì về nhân vật này?
I. Đọc hiểu văn bản:
II. Phân tích:
a) Nhân vật Mã Giám Sinh:
Diện mạo: chải chuốt, lố lăng
Ngôn ngữ: cộc lốc, vô học
Cử chỉ, thái độ: bất lịch sự, hỗn hào
Lai lịch, danh tính: mù mờ, giả dối
Bản chất: bất nhân, vì tiền 
4. Củng cố và luyện tập:
	- Em cĩ nhận xét gì về nhân vật Mã Giám Sinh?
	Giả dối, vơ học, bất nhân, vì tiền 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lòng đoạn trích
- Chuẩn bị bài tiết tt
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết: 37 	 Ngày dạy:
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU (tt)
I. MỤC TIÊU:
Như tiết 36
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nội dung bài dạy
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trao đổi, phát vấn + diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện: 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hãy khái quát lại chân dung Mã Giám Sinh
Diện mạo chải chuốt lố lăng, nhưng ngôn ngữ cộc lốc, cử chỉ, hỗn hào, vô học
Lai lịch giả dối
Bản chất bất nhân, vì tiền
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Em có nhận xét gì về tâm trạng của Thúy Kiều ở đoạn này?
Chi tiết nào nói lên điều đó?
Kiều ý thức được gì về nhân phẩm của mình?
(là một món hàng)
Nàng đau đớn vì những lý do gì?
Em đánh giá gì về hoàn cảnh của Thúy Kiều lúc này?
(Hoàn cảnh tội nghiệp)
Qua đoạn trích cho thấy thái độ gì của tác giả?
(Khinh bỉ căm phẫõn sâu sắc bọn buôn người)
Qua đó tác giả muốn tố cáo điều gì? Hãy chứng minh.
Nguyễn Du còn thể hiện tình cảm gì ở đây?
Qua đoạn trích em nhận xét gì về bức tranh hiện thực xã hội p/k lúc bấy giờ?
Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du?
(tả nhân vật qua dáng vẻ, cử chỉ)
Cho học sinh thảo luận theo nhĩm để trình bày cảm nhận
Cho đại diện nhĩm trình bày
Các nhĩm khác nhận xét
II. Phân tích:
b) Hình ảnh Thúy Kiều:
- Tâm trạng: buồn rầu, tủi nhục.
Đau đớn cho số phận, duyên tình, gia cảnh.
Hoàn cảnh tội nghiệp
c) Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du:
Khinh bỉ căm phẫõn sâu sắc bọn buôn người
Tố cáo thế lực đồng tiền, chà đạp lên con người
Thương cảm trước thực trạng của con người bị chà đạp, hạ thấp
III. Luyện tập:
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích
4. Củng cố và luyện tập: 
Qua đoạn trích em có nhận xét gì về thực trạng xã hội phong kiến lúc bấy giờ?
- Xã hội bất nhân tàn ác, chạy theo đồng tiền
- Chà đạp nhân phẩm con người
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lòng đoạn trích 
- Đọc và soạn trước bài “Lục Vân Tiên . . .”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:38 	 Ngày dạy:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm được cốt truyện và những đặc điểm cơ bản về tác giả tác phẩm
 Hiểu được khát vọng cứu người giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính
Kỹ năng: RLKN phân tích nhân vật qua tính cách
Thái độ: Giáo dục lòng dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nội dung bài giảng + Tham khảo tác phẩm
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trao đổi, phát vấn
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Mã giám Sinh mua Kiều” và khái quát chân dung Mã Giám Sinh (10đ)
- H/s đọc đoạn trích
- Mã giám Sinh: Bên ngoài thì chải chuốt, tỉa tót
 Bên trong thì thô lỗ vô học
 => Bản chất một con buôn lọc lõi
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi h/s đọc phần chú thích giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Em có thể nêu những nét chính trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu? 
Những sự kiện nào trong đơì ông có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác? (Đỗ tú tài, bị mù, thực dân Pháp xâm lược)
Em đánh giá như thế nào về nghị lực của con người này? (Nghị lực phi thường)
Em biết những tác phẩm nào của Nguyển Đình Chiểu?
Gọi h/s đọc phần giới thiệu tác phẩm:
Em có nhận xét gì về tác phẩm? Kết cấu của tác phẩm? (Kết cấu theo truyền thống phương Đông)
Truyện được viết ra nhằm mục đích gì (Truyền dạy đạo lý)
Theo em đó là những đạo lý gì?
(-Tình người
-Tinh thần hiệp nghĩa
-Khát vọng cuộc sống)
Hãy tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn đầy đủ nội dung chính (HS tóm tắt)
GV nhận xét khái quát
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888) tục gọi là Đồ Chiểu quê Gia Định. 21 tuổi đỗ tú tài. 26 tuổi bị mù hai mắt. Ông về quê dạy học, chữa bệnh và tham gia k/c
+ Nghị lực sống phi thường và cống hiến cho đời
+ Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+Một nhân cách lớn.
 2. Tác phẩm:
 - Thể loại: truyện thơ Nôm
 - Kết kấu truyền thống theo chương, hồi.
- Truyền dạy đạo lý làm người.
 +Tình nghĩa con người với con người.
 + Tinh thần nghĩa hiệp
 +Khát vọng công bằng.
 3. Tóm tắt:
4. Củng cố và luyện tập: 
Em nhận xét gì về t/g
 - Nghị lực phi thường và cống hiến lớn
 - Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất
 - Thể hiện một nhân cách vĩ đại.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 - Học bài chú ý tiểu sử t/g
 - Nắm đặc điểm tác phẩm
 - Tóm tắt tác phẩm
 - Chuẩn bị đoạn trích
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết:39 	 Ngày dạy:
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (tt)
I. MỤC TIÊU:
Như tiết 38
II. CHUẨN BỊ:
 GV:Nội dung bài dạy + Tham khảo truyện Lục Vân Tiên
HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
Trao đổi, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (10đ)
- Nghị lực sống mạnh mẽ và sự cống hiến lớn
- Là người có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất
- Là một nhân cách lớn.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GVhướng dẫn h/s cách đọc
Gọi h/s đọc bài
Gv nhận xét và giải thích các chú thích khó
hãy nhắc lại mạch k/c chính của chuyện? (Kết cấu ước lệ thành khuôn mẫu)
Kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì? (P/a chân thực cuộc sống bất công vô lý và nêu khát vọng ngàn đời của dân tộc)
G/vgiới thiệu về bối cảnh trước đoạn trích.
Đoạn trích trên được chia làm mấy phần? nội dung? (Được chia làm hai phầnï)
Em có nhận xét gì về hành động của Vân Tiên? (Dứt khoát không do dự)
H/aVân Tiên được tác giả miêu ta ntn? (tả đột, hữu xung)
Đó là vẽ đẹp của ai? (Dũng tướng)
T/g so sánh với nhân vật nào?
Bộc lộ bản chất gì của Vân Tiên? (Vì nghĩa quên thân,bênh vực kẻ yếu)
em nhận xét gì về thái độ của vân Tiên khi cư xử với kiều Nguyện Nga? (chính trực, ngay thẳng)
hành động và lời nói nào của Vân Tiên thể hiện phẩm chất đó? (HS liệt kê)
Em nhận xét gì về ngôn ngữ của Kiều Nguyệt Nga? (Thuỳ mị ,nết na, có học thức)
Em đánh giá gì về hành động của nàng? (hành động dịu dàng,lễ phép)
đối vơí phận làm con nàng còn là đứa con ntn? (Đứa con có hiếu)
Nàng băn khoăn điều gì? (băn khoăn vì ơn huệ)
Qua đó thể hiện phẩm chất gì của nàng
Theo em nhân vật trong đoạn trích chủ yếu được miêu tả bằng cách nào? (Qua cử chỉ, lời nói)
Gần với loại truyện nào? (Gần với truyện kể dân gian)
Ngôn ngữ của t/g trong đoạn trích có gì đặc biệt? (Ngôn ngữ mộc mac mà đa dạng)
Gvkhái quát và gọi h/s đọc ghi nhớ.
I-Đọc hiểu văn bản:
II-Phân tích:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
Hành động: dứt khoát không do dự
 Tả xung hữu đột
Vẻ đẹp của một dũng tướng, vì nghĩa quên thân
Với Kiều Nguyệt Nga:
- Là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm nhân hậu.
 => Là hình ảnh đẹp lý tưởng về người anh hùng
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
- Ngôn ngữ: Khiêm nhường dịu dàng, mực thước
- Hành động: Dịu dàng lễ phép
Là người thùy mỵ nết na và rất ân tình
3. Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật qua cử chỉ, hành động và lời nói
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị
Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp diễn biến
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
- Hãy phân biệt sắc thái riêng từng lời thoại.
4. Củng cố và luyện tập: 
Phát biểu cảm nghĩ của em về Lục Vân Tiên?
Là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của người anh hùng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài va cũng rất nhân hậu
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài
- Chuẩn bị văn bản “Lục Vân Tiên gặp nạn”
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:40 	 Ngày dạy: 
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình 
 trong khi kể chuyện
Kỹ năng: RLKN kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài tự sự
Thái độ: Có ý thức kết hợp các biện pháp khi hành văn
II. CHUẨN BỊ:
GV: Nội dung bài dạy + Các văn bản minh họa
 HS: Sọan trước bài, trả lời các câu hỏi trong vờ bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP:	
 Trao đổi, phát vấn + thảo luận
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định: Kiểm diện 9A1:	9A2:	9A3:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hoc sinh.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gọi H/s đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích
Hãy chỉ ra những câu thơ tả cảnh ? (“trước lầu dặm kia”)
Những câu thơ miêu tả nội tâm? (Bên trời. Vừa người ôm)
việc tả cảnh có quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật? (thấy được tâm trạng nhân vật)
Miêu tả nội tâm có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?
Cho H/s đọc ví dụ 2
Ở đoạn văn này tác giả miêu tả nội tâm bằng cách nào? (miêu tả nét mặt cử chỉ)
Vậty có mấy cách miêu tả nộti tâm? (có hai cách cơ bản)
G/v khái quát gọi H/s đọc ghi nhớ
Chia lớp làm 4 nhóm
2 nhóm làm bài tập 1-2
2 nhóm làm bài tập 3 (để so sánh)
G/v cho H/s làm khoảng 7-10 phút
Gọi đại diện các nhóm trình bày kết qủa
Các tổ khác nhận xét
G/v đánh giá tổng kết
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần của nhân vật”
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Chuyển thành văn xuôi.
Có thể dùng ngôi thứ nhất hoặc thứ ba
2. Kể ở ngôi thgứ nhất chú ý dẫn lới nhân vật, tái hiện tâm trạng nhân vật
3. Chú ý:
Là việc gì? Diễn biến ra sao?
Chú ý tâm trạng sau khi sảy ra
4. Củng cố và luyện tập: 
Miêu tả nội tâm có tác dụn gì trong văn bản tự sự?
Làm cho nhân vật trở nên sinh động.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Làm các bài tập vào vở bài tập
- học thuộc ghi nhớ
- đọc bài “Vụ cãi lộn” trong sách tư liệu ngữ văn 9
- Chuẩn bị bài “Trả bài số 2”
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 ngan gon cho GV gioi(7).doc