Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 37 đến tiết 54

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 37 đến tiết 54

Tiết 47:

TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết được các tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước

- Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi

2.Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidro

- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo PTHH: Tính thể tích khí hidro (ĐKTC) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.

3. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu môn học, tự giác tích cực trong học tập

B. CHUẨN BỊ:

- Phiếu học tập, bảng phụ

- Dụng cụ: Lọ nút mài, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh.

- Hóa chất: O2, H2 , Zn, HCl.

 

doc 24 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 37 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: hiĐro - nước
Ngày soạn 2/3/2009
Tiết 47: 
tính chất - ứng dụng của hiđro
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Học sinh biết được các tính chất vật lý: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước
- Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi
2.Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidro
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo PTHH: Tính thể tích khí hidro (ĐKTC) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu môn học, tự giác tích cực trong học tập
B. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập, bảng phụ
- Dụng cụ: Lọ nút mài, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh.
- Hóa chất: O2, H2 , Zn, HCl.
C. Định hướng phương pháp:
Hoạt động nhóm, quan sát, hoạt động cá nhân.
D. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỉ số lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: (GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng)
? Cho biết kí hiệu hoá học, công thức hoá học, nguyên tử khối, phân tử khối của hiđro.
 Kí hiệu hoá học: H
 Công thức hoá học: H2
Nguyên tử khối: 1
 Phân tử khối: 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
HS: Quan sát lọ đựng khí hiđro:
? Cho biết trạng thái, màu sắc của khí hiđro
HS: Quan sát quả bóng bay có bơm khí hiđro
? Em có nhận xét gì.
? Hãy tính tỷ khối của hiđro vói không khí?
GV: Thông báo: Hiđro là chất ít tan trong nước. 1l nước ở 150C hòa tan được 20ml khí hiđro.
? Qua phân tích trên hãy tổng kết những tính chất vật lý của hiđro.
? So sánh với các tính chất vật lí của oxi.
Hoạt động 2
GV : Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm điều chế hiđro
GV : Làm thí nghiệm điều chế khí hiđro và thử độ tinh khiết của hiđro, đốt cháy khí hiđro trong không khí
HS : Quan sát thí nghiệm GV làm, nêu hiện tượng xảy ra, quan sát ngọn lửa đốt hiđro trong không khí.
GV: Đưa ngọn lửa hiđro đang cháy vào trong bình chứa oxi
HS: Quan sát, nhận xét, so sánh sự cháy của H2 cháy trong không khí và H2 cháy trong oxi.
? Kết luận và viết PTHH xảy ra.
GV: Giới thiệu phản ứng này tỏa nhiệt vì vậy dùng làm nguyên liệu cho đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại
VH/VO 2/1 : Gây nổ
(Phản ứng tỏa nhiều nhiệt : Thể tích nước mới tạo thành giãn nở đột ngột gây sự chấn động không khí và gây nổ)
GV: Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm để hiểu về hỗn hợp nổ)
I. Tính chất vật lí
Là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí (là khí nhẹ nhất trong tất cả các chất khí d H2/kk = 2/29)
II. Tính chất hoá học
 1. Tác dụng với oxi:
Hi đro tác dụng với oxi (cháy trong oxi) sinh ra nước.
 2H2(k) + O2(k) 2H2O(l)
Hoạt động 3: Thực hành và rèn luyện
GV: Phát phiếu học tập:
Đốt cháy 2,8 l khí hiđro sinh ra nước .
Viết PTHH xảy ra.
Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho phản ứng trên.
Tính khối lượng nước thu được.
HS : 	Làm việc theo nhóm vào bảng nhóm
Các nhóm treo bảng nhóm để nhận xét chéo cho nhau
GV : 	Đánh giá, kết luận và cho điểm
Qua bài tập GV củng cố kiến thức toàn bài
4. Dặn dò và bài tập về nhà :
- Học theo vở ghi và GSK
- Làm bài tập 6 (SGK)
- Chuẩn bị tiếp bài học sau: Tính chất và ứng dụng của Hiđro ( tiếp theo)
E. Điều chỉnh – bổ sung
.
Ngày soạn 3/3/2008
Tiết 48: 
tính chất- ứng dụng của hidro
( Tiếp theo)
A. Mục tiêu
1.Kiến thức: Học sinh biết:
- Hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
- Hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất nhẹ, do tính khử, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
2.Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thực nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của hidro
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh làm bài tập tính theo PTHH: Tính thể tích khí hidro (ĐKTC) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu môn học, tự giác tích cực trong học tập
B. Chuẩn bị
- Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh ống dẫn bằng cao su, cốc thủy tinh, ống nghiệm, ống thuỷ tinh thủng 2 đầu, nút cao su có luồn ống dẫn khí, đèn cồn, 
- Hóa chất: Zn, HCl, CuO, giấy lọc, khay nhựa, khăn bông, phiếu học tập.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
? So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lý và hóa học của O2 và H2
 	?Tại sao trước khi sử dụng H2 làm thí nghiệm ta phải thử độ tinh khiết của hiđro? Nêu cách thử.
3. Bài mới (GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: 
- Chia nhóm để học sinh làm việc theo nhóm.
- Hướng dẫn các thao tác thí nghiệm:
- Nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế hiđro ở tiết trước.
- Giới thiệu các dụng cụ hóa chất ở thí nghiệm hi đro tác dụng với CuO
HS: 
- Quan sát màu sắc của CuO
- Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ SGK
GV: Yêu cầu HS quan sát màu của CuO sau khi luồng khí hidro đi qua ở nhiệt độ thường 
HS : Đôt đèn cồn đưa vào phía dưới phần ống nghiệm chứa CuO
? Màu của CuO thay đổi như thế nào.
? Kết luận và viết PTHH
GV: Chốt kiến thức
? Nhận xét thành phần các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng.
? Hiđro thể hiện vai trò gì
? Hãy viết PTHH khí H2 khử các oxit sau: Fe2O3, HgO, PbO.
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm
? Nêu kết luận về tính chất hóa học của H2
HS: Đọc kết luận SGK
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H5.3 
? Hãy nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?
GV: Tổng kết ứng dụng của H2 và chốt kiến thức
2. Tác dụng với đồng oxit
 CuO(r) + H2 (k) Cu(r) + H2O(h)
Hi đro đã chiếm oxi trong hợp chất CuO. Hi đro có tính khử (Khử oxi)
Kết luận: (SGK)
III. ứng dụng
- Làm nhiên liệu
- Nguyên liệu
- Chất khử
- Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không
Hoạt động 3: Củng cố- luyện tập
Bài tập 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai (GV treo bảng phụ, HS làm việc độc lập)
a) Hiđro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển.
b) Hiđro nhẹ nhất trong tất cả các chất khí.
c) Hiđro sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.
d) Đại bộ phận hiđro tồn tai trong thiên nhiên dưới dạng hợp chất.
e) Hiđro có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất.
Bài tập 2: Chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp để hoàn thành các PTHH sau: (GV treo bảng phụ, học sinh làm việc độc lập)
a) H2 + Fe2O3 ---> ? Fe + ?
b) ? Al + ? Fe3O4 ---> ?Fe + ? Al2O3
c) ? CO + Fe2O3 ---> ? Fe + ? CO2
d) Zn + ? HCl ---> ZnCl2 + ?
e) ? H2+ O2 ? --->
Trong các phản ứng trên phản ứng nào thể hiện tính chất hoá học của hiđro, phản ứng nào dùng để điều chế hiđro trong PTN
Bài tập 3. Khử 48g CuO bằng hiđro. Hãy:
a. Tính số gam Cu thu được.
b. Tính VH2 ( ĐKTC) cần dùng.
Qua các bài tập GV củng cố kiến thức toàn bài
4. Dặn dò và bài tập về nhà :
- Học theo vở ghi và GSK
- Làm bài tập trang 109 (SGK); Bài 31.2, 31.3 (SBT)
- Chuẩn bị tiếp bài học sau: Phản ứng oxi hoá -khử
Ngày soạn 5/3/2008
Tiết 49: 
 Phản ứng oxi hóa – khử
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được sự khử , sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa,.
- Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hóa - khử và tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong một số PTHH cụ thể.
- Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa - khử với các loại phản ứng khác.
- Tính được lượng chất khử, chất oxi hoá hoặc sản phẩm theo PTHH.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác trong học tập
B. Chuẩn bị 
- Bảng phụ, bảng nhóm.
- Phiếu học tập.
C. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tính chất hóa học của hidro? Viết PTHH minh họa.
? Làm bài tập số 1, 3 (SGK)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Sử dụng PTHH ở bảng để phân tích: trong phản ứng đã xảy ra 2 quá trình
- Tách oxi ra khỏi CuO=> Sự khử CuO thành Cu
? Vậy sự khử là gì.
- Quá trình kết hợp của nguyên tử oxi trong CuO Với H2 => Sự oxi hoá
? Sự oxi hóa là gì
? Hãy xác định sự khử, sự oxi hóa trong các phản ứng sau:
Fe2O3 + H2 Fe + H2O
HgO + H2 Hg + H2O
GV: Đưa sơ đồ của 2 quá trình sự khử, sự oxi hóa
Hoạt động 2
GV: Trong các phản ứng trên : H2 là chất khử còn CuO, Fe2O3, HgO là chất oxi hóa.
? Vậy như thế nào là chất khử
? Như thế nào là chất oxi hóa
GV: Đưa VD:
 2H2 + O2 2H2O
Trong phản ứng trên, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử
Qua VD, GV đưa ra chú y về trừơng hợp oxi tác dụng với một chất khác.
GV: Xác định chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng sau:
 Mg + O2 MgO
2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2 Fe
Hoạt động 3
GV: Các phản ứng vừa học đều là các phản ứng oxi hóa - khử.
? Phản ứng oxi hóa khử là gì.
HS : Đọc định nghĩa trong SGK
? Dấu hiệu để phân biệt được phản ứng oxi hóa khử với những phản ứng khác là gì.
HS: Đọc phần đọc thêm để biết thêm về phản ứng oxi hoá- khử
GV: Phát phiếu học tập:
Các phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng gì? Nếu là phản ứng oxi hóa hãy chỉ rõ đâu là chất khử, chất oxi hóa
 CaCO3 CaO + CO2
 Na2O + H2O 2 NaOH
 MgO + CO Mg + CO2
Hoạt động 4
HS: Đọc thông tin SGK
? Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá- khử
I. Sự khử và sự oxi hoá
Sự khử CuO
CuO + H2 Cu + H2O 
 Sự oxi hóa hidro
a) Sự khử
 Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử
b) Sự oxi hoá
 Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa.
II. Chất khử và chất Oxi hoá
CuO + H2 Cu + H2O 
(Chất oxi hoá) (Chất khử)
 Fe2O3 + H2 Fe + H2O
(Chất oxi hóa) (Chất khử)
- Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử
- Chất nhường oxi của chất khác gọi là chất oxi hóa
III. Phản ứng oxi hoá-khử
Định nghĩa : (SGK)
IV. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá-khử
Hoạt động 5: Củng cố - luyện tập:
GV: Treo bảng phụ:
Bài tập 1: Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau các từ, cụm từ thích hợp:
a) Chất chiếm ......của chất khác là chất khử, chất nhường oxi cho chất khác là chất....
b) Sự tách....ra khỏi hợp chất là...., sự tác dụng của oxi với một chất gọi là .....
c) Phản ứng oxi hoá- khử.....trong đó xảy ra đồng thời sự....và sự.....
HS: Làm việc cá nhân
Bài tập 2: Dùng H2 để khử 69,6 gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao.
Viết PTHH xảy ra
Tính thể tích khí H2 đã dùng (ĐKTC)
HS: Làm việc theo nhóm vào bảng nhóm, các nhóm treo bảng nhận xét và bổ sung cho nhau
GV: Đánh giá, kết luận và cho điểm các nhóm
Qua bài tập GV củng cố kiến thức toàn bài
4. Dặn dò và bài tập về nhà :
- Học theo vở ghi và GSK
- Làm bài tập trang 113 (SGK); Bài 32.2, 32.3 (SBT)
- Chuẩn bị tiếp bài học sau: Điều chế khí hiđro- phản ứng thế
Ngày soạn 10/3/2008
Tiết 50: 
điều chế hiđro – phản ứng thế
A Mục tiêu
1.Kiến thức: Biết được:
- Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu k ... 
HS: Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày
GV: Đánh giá và kết luận (Treo bảng chuẩn kiến thức)
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: SGK
HS: Làm việc cá nhân dưới lớp
GV: Gọi một học sinh lên bảng làm bài.
GV: Theo dõi, uốn nắn
? Tại sao các phản ứng trên là phản ứng oxi hoá-khử.
? Thế nào là chất khử, chất oxi hoá.
Qua bài tập củng cố cho học sinh cách viết PTHH, Khái niệm về phản ứng oxi hoá-khử, chất khử và chất oxi-hoá.
Bài tập 2: Lập PTHH của các PTHH sau:
a) Kẽm +Axit sufuric kẽm sufat + hiđro
b)Sắt(III)oxit + hiđro Sắt + nước
c) Kalicloratkaliclorua + oxi
d) Magie + oxi Magie oxit
? Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì, vì sao.
HS: Làm việc theo nhóm vào bảng nhóm, gắn các bảng nhóm để nhận xét chéo cho nhau
GV: Đánh giá, kết luận và cho điểm
Bài tập 3: Phân biệt 3 lọ đựng O2, H2, không khí
HS: Làm việc độc lập
GV: Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ trình bày cách làm
Bài tập 4: Dẫn 2,24l khí H2 ở ĐKTC vào một ống có chứa 12g CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp kết thúc phản ứng còn lại ag chất rắn.
a. Viết PTHH.
b. Tính khối lượng nước tạo thành.
c. Tính a
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập
HS: Dưới lớp làm việc cá nhân
GV: Chấm điểm một số HS dưới lớp
Bài tập 1: 
 2H2(k) + O2 (k) 2H2O (l)
 4H2(k) + Fe3O4 (r)3Fe(r) +4H2O (l)
 2H2(k) +PbO (r) Pb(r) + H2O (l)
 Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa -khử
Chất khử: H2
Chất oxi hóa: O2, Fe3O4, PbO
Bài tập 2: 
a. Zn(r) +H2SO4 (dd) ZnSO4 (r)+ H2 (k)
(Phản ứng thế, cũng là một phản ứng oxi hoá-khử)
b) 3H2(k)+ Fe2O3(r)2Fe(r)+3H2O (l)
(Phản ứng oxi hóa, cũng là phản ứng thế)
c) 2KClO3 (r) 2 KCl(r) + 3O2 (k)
(Phản ứng phân hủy)
d) 2Mg (r) + O2 (k) 2MgO(r)
(Phản ứng hóa hợp, cũng là 1 phản ứng oxi hoá-khử)
Bài tập 3
Bài tập 4:
a) 
PTHH: H2 + CuO Cu + H2O
c) Số mol H2 : 
 nH= 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
Số mol Cu:
 nCu = 12/ 80 = 0,15 (mol)
Theo PTHH số mol H2 bằng số mol CuO, mà theo đầu bài nH> nCuO
=> CuO dư, chất rắn sau phản ứng gồm Cu sinh ra và CuO dư
Theo PTHH ta có:
 nH= nCuO
=> nCu= 0,1 (mol)
Khối lượng Cu sinh ra:
 mCu = 0,1.64 = 6,4 (g)
Sô mol CuO dư: 0,15- 0,1= 0,5 (mol)
Khối lượng CuO dư: 0,5 . 80 =4 (g)
Khối lượng chất rắn sau phản ứng:
 A = 6,4 + 4 = 10 (g)
Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập:
Nhắc lại những nội dung chính của bài
4. Dặn dò và bài tập về nhà :
- Học theo vở ghi và GSK
- Làm bài tập trang 119 (SGK); Bài 34.2, 34.3 (SBT)
- Chuẩn bị tiếp bài học sau: Bài thực hành 5
Ngày soạn 17/3/2008
Tiết 52: 
Bài thực hành số 5
A. Mục tiêu
1.Kiến thức:
Học sinh biết được: Mục đích, các bước, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Điều chế khí hiđro từ Zn và axit clohiđric, thu khí bằng hai cách
- Nhận biết khí hiđro bằng cách đốt cháy và xác định màu ngọn lửa, sản phẩm tạo thành là hơi nước.
- Hiđro khử oxit kim loại (CuO) ở nhiệt độ cao
2. Kỹ năng:
- Sử dụng cụ, hoá chất để thự hiện thành công, an toàn các thí nghiệm.
- Quan sat, mô tả, giải thích hhiện tượng thí nghiệm và viết PTHH
- Viết tường trình thí nghiệm
B. Chuẩn bị
Chuẩn bị đủ 5 bộ thí nghiệm bao gồm:
- Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, có dẫn khí.
- Giá sắt, kẹp gỗ, ống thủy tinh hình V.
- ống nghiệm: 2 chiếc
- Hóa chất: Zn, HCl, CuO
C. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ và hoá chất của giờ thực hành
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: (GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng)
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđro từ Zn và dd HCl; Đốt cháy hiđro trong không khí
GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ (SGK)
? Làm cách nào để biết được H2 đã tinh khiết
GV: Hướng dẫn các bước làm thí nghiệm:
- Cho một ít Zn vào ống nghiệm
- Cho tiếp 1- 3 ml HCl vào ống nghiệm.
- Thử độ tinh khiết của khí hiđro
- Đốt cháy khí hiđro thoát ra ở đầu ống dẫn khí
HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn, Quan sát hiện tượng, ghi chép, nhận xét?
Thí nghiệm 2: Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước:
GV: Hướng dẫn lắp dụng cụ như hình vẽ (SGK)
? Để thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải để như thế nào, tại sao.
? Cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV; Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm.
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit
GV: Hướng dẫn HS các nhóm lắp dụng cụ như hình vẽ
GV: Treo bảng phu ghi các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho một ít CuO vào ống dẫn chữ V, lắp vào ống dẫn cho khí H2 đi qua.
- Đun nóng phần chữ V có CuO trên ngọn lửa đèn cồn
HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn; Quan sát sự biến đổi màu sắc của CuO, nhận xét; Viết PTHH.
4. Công việc cuối buổi thực hành
- Thu dọn phòng thực hành, lau chùi, rửa dụng cụ.
- Làm tường trình thí nghiệm theo mẫu:
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận vàPTHH
1
2
3
- GV: Đánh giá, nhận xét chung cuối tiết và thái độ làm việc của học sinh, kết quả thí nghiệm của các nhóm, những hạn chế mà học sinh còn mắc phải, rút kinh nghiệm cho các tiết thực hành sau.
Ngày soạn 20/3/2008
Tiết 53: 
Kiểm tra một tiết
A. Mục tiêu
Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, rèn một số kĩ năng như viết PTHH, tính toán.
B. Thiết lập ma trận hai chiều
Khái niệm
Giải thích 
Tính toán
Tổng
Biết 
Hiểu
Vận dụng
Tổng
C. Đề bài
PHần 1: TNKQ
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu đúng:
a) Khi thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải úp ngược ống nghiệm vì hiđro:
A. Tan ít trong nước 	B. Nặng hơn không khí
C. Nhẹ hơn không khí	 D. Nhiệt độ hoá lỏng thấp
b) Trong các PTHH sau: 2 CO + O2 2 CO2
 FeO + H2 Fe + H2O
Chất khử là : A. CO, H2	B. CO, FeO
	 C. O2, FeO	D. O2 , H2
c) Đốt cháy hoàn toàn 4,8 g magie trong không khí thu magie oxit . Khối lương MgO thu được là:
A. 4 g 	B. 8 g	C. 12 g 	D. 24 g
Câu 2: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống trong các phát biểu sau:
a)	Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất oxi hoá
b)	Chất nhường oxi cho chất khác gọi là chất khử
c)	Sự tác dụng của oxi với một chất khác gọi là sự oxi hóa,
d)	Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự khử 
 sự oxi hóa
Câu 3: Hãy hoàn thành các PTHH sau. Và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào.
	? + Cl2 ---> FeCl3
	Fe + CuSO4 ---> ? + Cu
	CO2 + Mg ---> ? + CO2
Phần 2: Tự luận
Câu 4: Viết PTHH khí hiđro khử các oxit sau: CuO, Fe2O3, Ag2O
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế Fe3O4 bằng cách oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32 g Fe3O4.
D. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
(1,5 đ)
Câu 2:
(1,0đ)
Câu 3:
(1,5đ)
Câu 4:
(2,25đ)
Câu 5:
3,75đ
Mỗi lựa chọn đúng cho 0,5 đ
a) Chọn C
b) Chọn A
c) Chọn B
Điền Đ, Đ, S, Đ mỗi ý điền đúng được 0,25đ
S
S
Đ
Đ
Mỗi PTHH đúng cho 0,5đ
2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r) (Phản ứng hóa hợp)
Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r) (Phản ứng thế)
C(r) + 2 MgO(r) 2Mg(r) + CO2(k) (Phản ứng oxi hóa- khử )
Mỗi PTHH đúng cho 0,75đ
Fe2O3(r) + 3H2(k) 2Fe (r) + 3H2O(l)
CuO(r) + H2(k) Cu(r) + H2O(h)
Ag2O(r) + H2(k) 2Ag(r) + H2O(h)
PTHH: 3Fe + 2O2 Fe3O4
 Số mol Fe3O4: nFe3O4 = = 0,01 (mol)
Theo PT : nFe = 3nFe3O4 = 0,01 . 3 = 0,03(mol)
Vậy khối lượng sắt cần phản ứng: 
 mFe = 0,03 . 56 = 1,68(g)
Theo PTHH thì: nO=2 nFeO
 => nO2 = 0,01 . 2 = 0,02(mol)
Thể tích khí oxi cần dùng cho phản ứng trên:
Vậy VO= 0,02 . 22,4= 0,048 (l)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Ngày soạn 24/3/2008
Tiết 54: 
Nước
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
Thành phần định tính và định lượng của nước: Nước gồm 2 nguyên tố là H và O. Chúng hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là 2 phần Hidro và 1 phần oxi theo tỷ lệ khối lượng là 8:1
2. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra nhận xét về thành phần của nước.
3. Thái độ tình cảm:
Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận.
B. Chuẩn bị 
- Bảng nhóm, phiếu học tập.
- Dụng cụ: Điện phân nước bằng dòng điện
- Tranh vẽ: Tổng hợp nước.
- Hóa chất: Nước cất.
C. Tiến trình giờ dạy
1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: (GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Lắp thiết bị điện phân, làm thí nghiệm điện phân nước.
HS: Quan sát thí nghiệm và nhận xét:
? Nêu các hiện tượng thí nghiệm khi có dòng điện một chiều chạy qua.
? Hãy so sánh thể tích khí sinh ra ở hai điện cực.
? Kết luận. Hãy viết PTHH điện phân nước.
Hoạt động 2
GV: Mô tả lại quá trình tổng hợp nước trên hình vẽ.
HS: Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
? Khi đốt hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện có hiện tượng gì.
? Mực nước trong ống nghiệm dâng lên có đầy ống không.
? Các khí H2 và O2 có phản ứng hết không.
? Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại có hiện tượng gì
? Khí dư (chưa phản ứng hết) là khí nào.
HS: Đại diện các nhóm trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung
? Tỷ số hóa hợp về khối lượng giữa H2 và O2.
? Thành phần % về khối lượng của oxi và hiđro trong nước.
GV: Kết luận về sự tổng hợp nước.
Giả sử: 1 mol O2 phản ứng hết . 
 nH2 = 2(mol)
 mH2 = 2. 2 = 4(g)
 mO2 = 1. 32 = 32(g)
mH/mO= 4/32 =1/8
 %H = . 100% = 11,1%
 %O = .100% = 88,9%
Hoạt động 3
HS: Thảo luận nhóm
? Nước là hợp chất được tạo bởi những nguyên tố nào?
? Tỷ lệ hóa hợp giữa H2 và O2 về thể tích là bao nhiêu? về khối lượng là bao nhiêu?
? Công thức hóa học của nước.
Đại diện nhóm trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV: Kết luận và chốt kiến thức.
I. Thành phần hoá học của nước
1. Sự phân huỷ nước
a) Thí nghiệm: 
b) Nhận xét: 
- Khi có dòng điện một chiều chạy qua nước bị phân hủy thành H2 và O2
- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích oxi
 2H2O (l) 2 H2 (k) + O2 (k) 
2. Sự tổng hợp nước
 Khi đốt bằng tia lửa điện hiđro và oxi hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích 2:1
 2H2(k) + O2(k) tia lửa điện 2H2O(l)
3. Kết luận
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi
- Tỷ lệ hóa hợp giữa hiđro và oxi về thể tích là 2: 1; Về khối lượng là 1:8
- CTHH: H2O
Hoạt động 4. Củng cố - luyện tập:
Bài tập1 : Để tổng hợp 10,8 g nước cần thể tích khí hiđro và oxi ở ĐKTC là:
A. 13,44 l và 5,6 l 	B. 13,44l và 6,72 l
C. 13,44 l và 20 l 	D. 20 l và 6,7 l
HS: Làm việc độc lập
Bài tập 2. Đốt cháy hỗn hợp khí gồm 1,12l H2 và 1,68l O2 (ĐKTC). Tính khối lượng nước tạo thành khi phản ứng kết thúc.
HS: Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV: Đánh giá, kết luận và cho điểm
GV: Củng cố kiến thức toàn bài
4. Dặn dò và bài tập về nhà :
- Học theo vở ghi và GSK
- Làm bài tập 1, 3, 4 (Trang 125 SGK).
- Chuẩn bị tiếp bài học sau: Nước (Tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoa 8 tu tiet 47 den 54.doc