Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến tiết 55

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến tiết 55

Tiết: 46 Bài 10: văn bản: ĐỒNG CHÍ

 (Chính Hữu)

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs:

 1. Kiến thức:

+ Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thiêng liêng cao cả, tình cảm gắn bó sâu đậm, chân thành của những người lính cùng chung lý tưởng chiến đấu. .

+ Thấy được đặc sắc NT của bài thơ ở chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.

 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ tự do hiện đại qua các hình ảnh, chi tiết.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình bè bạn cùng chung một mục đích cao đẹp – qua tình đồng chí của những anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Khâm phục, tự hào về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.

* Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về những cơ sở hình thành tình đ/c và những biêu hiện cụ thể của tình đ/c.

 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ, thái độ khâm phục, tự hào về phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 3 (15’)
Hs trao đổi hướng sửa chữa 
Gv bổ sung kết luận cách sửa chữa
D. Củng cố – dặn dò (5’)	
Sửa các lỗi sai, diễn đạt lại bài viết ;
Chuẩn bị bài Đồng chí 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************
Ngày soạn: 21/10/2011
Giáo án thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 – 11.
Tuần: 10
Tiết: 46 Bài 10: văn bản: Đồng chí
 (Chính Hữu)	
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs :
 1. Kiến thức:
+ Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thiêng liêng cao cả, tình cảm gắn bó sâu đậm, chân thành của những người lính cùng chung lý tưởng chiến đấu. .
+ Thấy được đặc sắc NT của bài thơ ở chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
 2. Kỹ năng Rèn kĩ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ tự do hiện đại qua các hình ảnh, chi tiết.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình bè bạn cùng chung một mục đích cao đẹp – qua tình đồng chí của những anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Khâm phục, tự hào về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ.
* Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 1. Kỹ năng tự nhận thức: Học sinh biết tự nhìn nhận, đánh giá về những cơ sở hình thành tình đ/c và những biêu hiện cụ thể của tình đ/c.
 2. Kỹ năng giao tiếp: Biết trình bày suy nghĩ, thái độ khâm phục, tự hào về phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.
B. Chuẩn Bi:
 1. Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học: 
+ Kỹ thuật đặt câu hỏi.
+ Kỹ thuật động não: Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình đ/c.
+ Kỹ thuật trình bày một phút;
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: 
 Thầy: Nghiên cứu bài + ảnh tác giả CHính hữu và tác phẩm + Đồ dùng.
 Trò: Đọc, tìm hiểu văn bản trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) 
* Cách 1: Các em thân mến ! Cuộc kháng chiến của chúng đã đi qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, chói ngời CN yêu nước và CN anh hùng cách mạng, Trong cuộc kháng chiến ấy phải kể đến một lực lượng không nhỏ đã tô thắm cho trang lịch sử oanh liệt của nước nhà: Đó là các anh “ bộ đội cụ Hồ”. Hình ảnh ấy được nhà thơ Chính Hữu ghi lại qua bài thơ “Đồng chí” mà hôm nay cô cùng các em ...
* Cách 2: Trong thơ ca, em thấy thường ca ngợi những mối quan hệ tình cảm nào? (T/c gia đình; T/y quê hương đất nước; T/c vợ chồng; T/y đôi lứa...)
Đến với bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu - ông lại ca ngợi 1 t/c mới: T/c của những con người cùng chung mục đích, lý tưởng CM trong chiến đấu.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- GV nêu yêu cầu đọc: Nhịp chậm rãi, tâm tình, tha thiết, xúc động. Câu thơ thứ 7“ Đồng chí” cần đọc với giọng lắng sâu ngẫm nghĩ. 
3 câu thơ cuối cần đọc với nhịp điệu chậm hơn và giọng hơi lên cao để khắc hoạ những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng trong những câu thơ đó.
- GV đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc. GV nhận xét, sửa.
- Tìm hiểu 1 số từ khó:
 + Đồng chí? (Là những người cùng một chí hướng chính trị) 
 + Tri kỉ có nghĩa ntn? (biết mình, biết người, hiểu người – “Đôi tri kỉ”: Đôi bạn thân thiết, hiểu nhau.
- HS quan sát phần chú thích *
- Nêu hiểu biết của em về tác giả?
 Gv treo ảnh tác giả và giới thiệu thêm:
 Nhà thơ Chính Hữu sinh ngày 15/12/1926. Tại Thành phố Vinh – Nghệ An Quê gốc: Can Lộc – H,Tĩnh. Chính Hữu xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản. Năm 1945 ông tham gia vào hoạt động CM. 1946 tham gia quân đội tại trung đoàn thủ đô, tham gia chiến đấu tại sư đoàn 308, chiến dịch ĐBP, ông từng giữ chức vụ phó tổng thư ký hội nhà văn VN, uỷ viên BCH Hội N.Văn khoá 4 .
GV: Ông viết ít nhưng chủ yếu về người lính, về 2 cuộc kháng chiến đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. Bài thơ đầu tay của ông khá nổi tiếng “Ngày về” (1947) nhưng đến “Đồng chí” (1948) mới thực sự đem lại thành công cho nhà thơ trẻ ở phương hướng sáng tác mới: Chân thực, giản dị.
- Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào thời gian nào?
GV: Bài thơ là kết quả những trải nghiệm thực tế và những cảm xúc sâu sa với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông(1947) để đánh lại cuộc tiến công qui mô lớn của TD Pháp. Chính Hữu tham gia chiến dịch này với vai trò là chính trị viên đại đội. Sau chiến dịch ông bị ốm, nằm trong nhà sàn của dân ông viết “Đồng chí”. Bài thơ viết khá nhanh trong 2 ngày, lúc đầu dán ở báo tường của đơn vị. Sau in báo “Sự thật”, rồi đọc chép vào sổ tay cán bộ, chiến sĩ - Được tác giả Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
- Bài thơ được viết bằng thể thơ nào? Có đặc điểm gì?
(Các câu, dài ngắn khác nhau tuỳ mạch chính xác của TG...)
GV: Nhà thơ tâm sự “ Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa, thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang” Bài thơ “ Đồng chí” là một minh chứng.
- Dựa vào mạch cảm xúc, bài thơ có thể chia thành mấy phần? ND của từng phần ? 
+ 7 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
+ 10 câu tiếp: Những biểu hiện cụ thể của tình đ/c.
+ 3 câu cuối: Biểu tượng đồng chí, đồng đội.
- Gọi HS đọc P1.
- 2 câu thơ đầu giới thiệu với chúng ta điều gì? (quê hương của người lính)
? Quê hương các anh được giới thiệu qua những từ ngữ nào?
- Em có nx gì về cách xưng hô trong 2 câu thơ? ( Anh – tôi, lời kể mộc mạc giải dị)
- “Nước mặn đồng chua” nghĩa là ntn?
(Vùng đồng chiêm trũng, nước ngập mặn ven biển)
- “đất cày lên sỏi đá” gợi em liên tưởng đến vùng quê nào?...
(Vùng đồng bằng trung du đất bạc màu, khô cằn) 
- Em có nhận xét gì về NT ở hai câu thơ đầu? (Hay các tổ hợp từ trên có gì đặc biệt? ) 
- Qua đó cho ta hiểu thêm gì về nguồn gốc xuất thân của các anh?
GV: Các anh ra đi từ nhiều miền quê khác nhau: Từ đồng bằng đến trung du; Từ vùng núi cao đến miền biển. Mỗi 1 nơi đất đai canh tác khác nhau; Phong tục tập quán cũng khác nhau song các anh đều là những người nông dân nghèo, bình dị, chân thật, chất phác, cần cù. Lời thơ bình dị, mộc mạc như tâm hồn người trai cày ra trận – ra đi từ những mái tranh nghèo. Họ từ những miền quê khác nhau, tụ hội về đây trong đoàn quân CM – trở thành người lính:
“Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ
Quen nhau từ buổi 1, buổi 2
Súng bắn chưa quen, quân sự mươi bài”
- Qua đó, cho thấy cơ sở cội nguồn của tình đ/c là gì? 
- Vậy cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là gì?
GV: Từ “những người xa lạ” các anh đã đến bên nhau để trở thành “đôi người”. Nhà thơ không sử dụng từ “hai” mà lại nói “đôi”. Thông thường từ “đôi” thường gắn với những danh từ như “đôi đũa, đôi chim”. Đã là “đôi” tức là bao giờ cũng phải gắn bó chặt chẽ với nhau keo sơn, thắm thiết, khẳng định tình thân giữa 2 người.
- Vậy đôi bạn ấy đã gắn bó với nhau trong điều kiện, hoàn cảnh nào?
- “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” nghĩa là ntn?
(Súng bên súng: Cùng chung lý tưởng chiến đấu.
Đầu bên đầu: Cùng chung ý chí chiến đấu)
GV: Như vậy chính hoàn cảnh sống và chiến đấu đã làm các anh gắn bó, xích lại gần nhau, thân thiết.
- Hình ảnh này đã gợi cho em cảm nhận gì về tình đ/c?
- Tình cảm của người lính trong quân ngũ còn được nảy nở ntn?
- Tri kỉ?
GV: Đó là sự chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống những khó khăn, thiếu thốn về vật chất ... Nói như Hoàng Trung Thông: “ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” . (Đó là sự chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống những khó khăn, thiếu thốn về vật chất ... Nói như Hoàng Trung Thông: “ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” . 
Thảo luận: Ta có thể thay từ “chung chăn” thành “một chăn, cùng chăn” được không? Vì sao?
GV: Không thể thay được vì từ “chung” là bao gồm tất cả: Chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu, chung ý nghĩ và t/c. “Đêm rét chung chăn” là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỉ niệm, những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét VB và của vùng núi rừng nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết:
 “ Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế.
 Gió qua rừng Đèo Khế gió sang”. H/a này đã trở thành 1 biểu tượng của tình thân hữu ruột thịt.
- Tất cả những cơ sở ấy đã gắn bó những con người xa lạ vào một tình cảm đặc biệt. Đó là tình cảm nào?
 - Nhịp thơ có gì đặc biệt?
GV: Câu thơ từ 7,8 tiếng đột ngột rút ngắn lại còn 2 tiếng. Cảm xúc như dồn lại, nén chặt để bật thành 2 tiếng thiêng liêng. Nhà thơ đã hạ một dòng thơ đặc biệt. Hai tiếng đ/c vang ngân như 1 nốt nhấn nổi bật trên phím đàn. Câu thơ là sự kết tinh mọi cảm xúc thiêng liêng đầy xúc động, tự hào, kiêu hãnh về 1 tiếng gọi thiết tha, ấm áp, lắng đọng lòng người về hai tiếng thiêng liêng và mới mẻ này.
Trắc nghiệm: Từ “Đồng chí” được tách thành một câu thơ riêng chỉ có 2 tiếng. Điều đó có ý nghĩa gì?
a. Là lời phát hiện, khảng định t/c của những người lính trong 6 câu thơ đầu. 
b. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau.
c. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu bài thơ.
d. Cả 3 ND trên. (d)
 - Qua 7 câu thơ đầu, em có cảm nhận gì về tình đ/c?
Chuyển ý: Câu thơ T7 tạo ra 1 nốt nhấn, nó vang lên như 1 lời phát hiện, khảng đinh sự kết tinh t/c của những người lính. Đồng thời như bản lề khép mở, gắn kết 2 đoạn thơ làm một.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Đoạn thơ mở đầu bằng tâm sự gì của các anh? ( Đoạn thơ mở đầu bằng nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương)
- Hình ảnh “ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa” là những hình ảnh ntn?
GV: Cây đa bến nước sân đình là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng, chiều chiều, nơi nghỉ ngơi những buổi trưa nắng, những khi (trưa nắng) đi làm về ... cũng là nơi hẹn hò tình tứ lứa đôi  Gợi nhớ về làng quê nông thôn VN quen thuộc, bình dị và trở thành biểu tượng đối với những người con xa quê.
- “Gian nhà không” nghĩa là ntn?
- Mặc kệ là thái độ ntn? Có phải là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm không?
 (Thái độ dứt khoát ra đi, thái độ thờ ơ đáng trân trọng, cảm phục)
GV: Các anh đều là những người nông dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng, luỹ tre làng. T/c với gia đình vô cùng sâu đậm song vượt lên tất cả là t/c với quê hương, đất nước. Họ phải dứt áo ra đi, bỏ lại sau lưng bao kỉ niệm ngọt ngào, thân thương. Tạm gác những t/c riêng tư như tình bạn, tình yêu, gia đình, người thân ... để thực hiện nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng:
 “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
 Những phố dài xao xác heo may
 Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm nắng là rơi đầy”.
- Tại sao lại nói “Giếng nước gốc đa nhớ 
người ra lính” ? (Nói nỗi lòng bạn cũng là nói nỗi lòng mình nhớ nhung của chính mình)
- Theo em TG sử dụng BPNT gì? Td?
GV: Quê hương được nhân hoá đang ngày đêm dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận. Hay người lính vẫn ngày đêm ôm ấp bóng hình của quê hương? Có lẽ đây là 1 cách nói ý nhị, kín đáo của các an ...  văn bản nghệ thuật.
Kĩ năng;
Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơI chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong ăn bản cụ thể.
B- Chuẩn bị : 
	- SGK - SGV - Tài liệu tham khảo
	- HS: Chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. ổn định tổ chức : (1phút) 
2. Kiểm tra : Kiểm tra trong giờ 
3. Bài mới :	
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
? Khái niệm từ tượng thanh, tượng hình ? cho VD ?
? Tìm ~ tên loài vật là từ tượng thanh.
Hoạt động 2
HS nêu k/n ; cho ví dụ ?
Mặt trời – như hòn lửa
Sóng – then; đêm – cửa
-Con cò ăn bãi rau răm 
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai ->
Buồn trông con nhện chăng tơ  ->
-Nó có chân trong đội bóng ->
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta ->
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
- Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đó khi đói lòng
 Hoặc:
- Bà về năm ấy làng tre lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ->
Thg nhà mỏi miệng cái gia gia.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già 
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
Thảo luận nhóm (6’)
nhóm 1 : phân tích nghệ thuật mục 2. a,
nhóm 2 : phân tích nghệ thuật mục 2. b
nhóm 3 : phân tích nghệ thuật mục 2. c
nhóm 4 : phân tích nghệ thuật mục 2. d,e
Hs lên bảng p/tích và nhận xét, đánh giá
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình
1. Khái niệm
- Từ tượng thanh : mô phỏng âm thanh tự nhiên, con người
- Từ tượng hình : gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
2. Tên loài vật là từ tượng thanh
- mèo, bò, tắc kè, bắt cò trói cột, quốc, tu hú, chèo bẻo.
3. Giá trị tự tượng hình
- Từ tượng hình : lốm đốm, lê thê, loáng thoáng. lồ lộ.
- Tác dụng : mtả đám mây một cách cụ thể sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng
1. Các phép tu từ từ vựng
- So sánh : đối chiếu A như B
 tương đồng
+ Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- ẩn dụ : A giống B
 (hiện) tg đồng (ẩn)
+ Là phép so sánh ngầm chỉ công khai một đối tượng nhằm tăng biểu cảm cho sự diễn đạt.
(Nói một cách khác: Là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.)
- Nhân hoá A hoá B
 (vật) (người)
+ Gọi hoặc tả đồ vật, cây cối ..bằng những từ ngữ vốn để gọi hoặc tả người làm thế giới đồ vật , cây cối gần gũi , sinh động , biểu thị được tình cảm của con người
- Hoán dụ
 A gần B
 (hiện) (ẩn)
+ Là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên svht khác có nét gần gũi với nó để tăng sức gợi cảm.
- Nói quá
 A > B
 (h/ảnh) (hiện thực)
-Là một biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất sự vật , hiện tượng để nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm
- Nói giảm nói tránh A < B
-Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển tránh cảm giác đau buồn , ghê sợ , thô tục . thiếu lịch sự
Bà về năm ấy làng tre lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.
- Chơi chữ
-Lợi dụng ngữ âm . nghĩa từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm , hài hước , châm biếm ..làm câu văn hấp dẫn
- Điệp ngữ
+ Là biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ (Câu) để nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh
 Buồn trông cửa bể
2. Phân tích nghệ thuật 
a- Thà rằng liều một thân con .
 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây .
ẩn dụ :Hoa ( Thuý Kiều ),lá ( gia đình )
+ Hoa, cánh: chỉ cuộc đời Kiều
+ Lá, cây: chỉ gia đình Kiều
-> hoa, láđều đẹp nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời.
->Kiều bán mình chuộc cha .
b) Tu từ so sánh.=> Tài năngcủa Thuý Kiều
- Tiếng đàn của Thúy Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, trời đổ mưa. " tiếng đàn tuyệt diệu
c-Nói quá : Hoa ghen
 một hai
" Tái sắc vẹn toàn siêu phàm
- Nguyễn Du thể hiện đầy ấn tượng về một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d-Nói quá .=> Cực tả sự xa cách Thúc Sinh và Thuý Kiều 
 gác kinh " nơi K chép kinh
viện sách " nơi TSinh đọc sách
" rất gần cùng trong vườn
- gang tấc " gần nhau
- gấp mười quan san " sự xa cách thân fận cảnh ngộ : chủ nhà - con ở không thể “gần nhau” được.
e-Chơi chữ : tài và tai.
- về âm : giống nhau chỉ " dấu
- về nghĩa : khác xa nhau, tài của K làm nên bao tai hoạ tội lỗi.
- Nỗi xót xa cho kiếp người bạc mệnh.
3. Phân tích nghệ thuật
a) Điệp từ “còn”
Từ đa nghĩa “say sưa”
- say rượu
- say tình
-> Nhờ đó chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo.
b) Nói quá : sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) So sánh : âm thanh tiếng suối đẹp lung linh 
 cảnh rừng đêm huyền ảo
d) Nhân hoá : Trăng -> Bạn tri âm tri kỉ .Thiên nhiên trở lên sống động hơn , có hồn và gắn bó với con người .
e) ẩn dụ : Từ " Mặt trời " trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé trên lưng mẹ ->Sự gắn bó của đứa con với người mẹ , đó là nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai .
D. Củng cố – dặn dò 
- ôn lại kiến thức đã học.
- phân tích nghệ thuật các biện pháp tu từ ở mục II. 2,3 
- Bài tập vận dụng : Xác định và phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ :
	“Đồng chiêm phả nắng lên không
	Cánh cò dẫn lúa qua thung lúa vàng
	Gió nâng tiếng hát chói chang
	Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” (Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy)
Hướng dẫn về nhà : (1 phút) Tập phân tích các câu thơ có sử dụng các biện pháp tu từ.
- ôn lại kiến thức đã học.
- Tập làm thơ tám chữ
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************************
Ngày soạn: 01/11/2011
Tuần: 11
Tiết: 54. Bài 11:
Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt :
Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
Kiến thức.
 Đặc điểm của thể thơ tám chữ.
Kĩ năng:
Nhận biết thơ tám chữ.
Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
B. Chuẩn Bi	- sgk, soạn bài
- Bảng phụ
- Hs làm thơ theo đơn vị tổ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (7’)
- Gv hướng dẫn hs đọc 3 đoạn thơ trong sgk.
- Hs suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi sgk
- Nhận xét số chữ trong 1 câu thơ.
- Nhận xét cách gieo vần.
- Hs rút ra đặc điểm thể thơ .
- Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 (10’)
Hs điền vào bài 1.
Nhận xét
Hs làm bài 2.
hs nhận xét.
Hoạt động 3(26’)
- Từ điền câu 3 phải mang thanh bằng.
- Từ điền câu 4 phải có khuôn âm a
Mỗi tổ cử một đại diện đọc và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị.
n/xét: thể 8 chữ, vần? Nhịp đúng sai đặc sắc? kết cấu? nd cảm xúc có chân thành sâu sắc?
I. Nhận diện thể thơ tám chữ
1. Đọc 3 VD
2. Nhận xét
a. số chữ 8 chữ/ 1 dòng thơ.
b. vần chân liên tiếp theo từng cặp : tan – ngàn; mới – gội; bừng – rừng; gắt – mật.
Vần chân gián cách : bát – hát, non – son
c. Nhịp : đa dạng linh hoạt.
2/3/3 Nào đâu/ ~ đêm vàng/ bên...
3/2/3 Ta say nồi/ đứng uống/...
mẹ cùng cha/ công tác bận/ k0 về
cháu ở cùng bà/ bà bảo/ cháu nghe
3. Ghi nhớ
II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ
1. Điền
 dày dặn/ ca hát
 vị nhạt của/ ngày qua
 hương/ bát ngát
 với/ muôn hoa
2. Điền theo thứ tự :
cũng mất/ tuần hoàn/ đất trời
3. Chép sai : rộn rã
-Câu thứ 3 trong bài "tựu trường " bị chép sai ( về vần , thanh điệu ) do phải gieo vần bằng 
-> Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường .
4. Về nhà.
III. Thực hành làm thơ tám chữ
1. Điền từ thích hợp
Hoa lưu nở đầy một/ vườn/ đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay/ qua/.
2. Làm thêm một câu cuối
- Phải có 8 chữ
- Khuôn âm a hoặc ương thanh bằng
3. Trình bày bài thơ của tổ mình
- Theo từng tổ
- Có lời bình
D. Củng cố – dặn dò (2’)
- Sưu tầm những bài thơ tám chữ để tham khảo.
- Tập làm thơ tám chữ.
- Tiết sau trả bài kiểm tra văn, chuẩn bị bìa Bếp lửa
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************************
Ngày soạn: 01/11/2011
Tuần: 11
Tiết: 55. Bài 11:
Trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
Giáo viên đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh. HS nhận rõ được ưu khuyết điểm của bài viết. Những kiến thức về truyện Trung đại cần bổ sung.
2. Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích đúng sai, kiến thức cơ bản cần nắm rõ của truyện Trung đại.
3. Thái độ :
Có ý thức sửa chữa, tham khảo bài làm hay, nhận xét bài của bạn và của mình.
B. Chuẩn Bi
- Gv chấm bài, chỉ rõ lỗi sai.
- Hs ôn lại phần truyện trung đại.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Nhận xét đánh giá bài viết của học sinh (8 phút)
- GV nêu những yêu cầu cần đạt, công bố đáp án, biểu điểm chi tiết ?
 + Phần trắc nghiệm khách quan.
 + Phần tự luận 
 (Đã soạn tiết 48)
 * hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá và công bố điểm (12 phút)
- Nhìn chung, các em đều nắm được những kiến thức cơ bản về các tác phẩm ttruyện trung đại.
- Diễn đạt thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh, có ý thức dùng từ, đặt câu chính xác.
- GV đưa ra nhược điểm HS mắc phải:
- Nhiều bài không viết thành bài văn hoàn chỉnh, còn gạch đầu dòng, diễn đạt rời rạc không rõ ý .
- Một số bài không hiểu yêu cầu của câu hỏi trình bày lan man, chữ viết sai nhiều, gạch xóa lem nhem. Không có ý thức trong việc dùng dấu câu. Không có cảm xúc.
- Bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả.
* Hoạt động 3: Sửa lỗi ( 10 phút)
- Hoạt động nhóm:
- GV đưa ra một số lỗi - HS sửa
- Lỗi chính tả: 
- Lỗi dùng từ: 
 + Nhóm 1,2: Sửa lỗi chính tả
+ Nhóm 3,4: Sửa lỗi dùng từ
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
- GV đọc một số bài khá nhất HS học tập
- Đọc một số bài yếu HS rút kinh nghiệm.
 * Hoạt động 4: GV trả bài cho HS (5Phút)
- HS tự kiểm tra lại bài của mình, có thể trao đổi lẫn nhau, 
 *Hoạt động 4:GV tổng hợp điểm(2 phút) 
1- Yêu cầu và đáp án của bài kiểm tra
- Đáp án, biểu điểm
2- Nhận xét, đánh giá, công bố điểm :
* Ưu điểm :
* Nhược điểm
3. Sửa lỗi:
- Lỗi chính tả
- Lỗi dùng từ
4. Trả bài:
IV Kết quả :
D. dặn dò (5’)
chuẩn bị bài: Bếp Lửa
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9Tuan 1011.doc