Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 65

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 65

Tiết: 56, 57. Bài 12. Văn bản BẾP LỬA

 (Bằng Việt)

A. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức :

 - Cảm nhận được những tình cảm , cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình ,người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hi sinh trong bài thơ " Bếp lửa ".

2.Kĩ năng:

 - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng , kết hợp miêu tả , tự sự , bình luận của tác giả .

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc học tập.

B. Chuẩn Bi

- Tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm “Bếp lửa”

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 1. Kiểm tra bài cũ: (5)Đọc TL bài thơ . Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ. Vì sao có thể nói bài thơ là một khúc tráng ca về những người lao động ?

 2. Giới thiệu bài mới : ở lớp 7 chúng ta đã đc tiếp cận với bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Qua đó ta đã thấy đc tình bà cháu - anh lính trẻ trên đường hành quân nghe tiếng gà nhớ bà. ở bài này là cảm xuc của một sinh viên du học nước ngoài, cảm xúc mỗi bài có giống nhau?

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 56 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2011
Tuần: 12
Tiết: 56, 57. Bài 12. Văn bản 	Bếp lửa
	 (Bằng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức :
 - Cảm nhận được những tình cảm , cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình ,người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hi sinh trong bài thơ " Bếp lửa ".
2.Kĩ năng:
 - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng , kết hợp miêu tả , tự sự , bình luận của tác giả .
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc học tập.
B. Chuẩn Bi
- Tư liệu liên quan đến tác giả, tác phẩm “Bếp lửa”
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
	1. Kiểm tra bài cũ: (5’)Đọc TL bài thơ . Hoàn cảnh sáng tác và chủ đề bài thơ. Vì sao có thể nói bài thơ là một khúc tráng ca về những người lao động ?
	2. Giới thiệu bài mới : ở lớp 7 chúng ta đã đc tiếp cận với bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Qua đó ta đã thấy đc tình bà cháu - anh lính trẻ trên đường hành quân nghe tiếng gà nhớ bà. ở bài này là cảm xuc của một sinh viên du học nước ngoài, cảm xúc mỗi bài có giống nhau?
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (7’)
(1) Hs giới thiệu về tác giả bài thơ ?
- Baống Vieọt hieọn laứ Chuỷ tũch Hoọi Lieõn Hieọp Vaờn hoùc Ngheọ thuaọt Haứ Noọi.
Gv đọc. T/cảm chậm rãi lắng đọng bồi hồi.
(2). Giới thiệu về tác phẩm.
Gợi ý : H/c sáng tác
 Thể loại
 Mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo
 Bố cục
(Cảm hứng chủ đạo : tình bà cháu, lòng kính yêu biết ơn vô hạn đ/với bà.)
* Bố cục
- Khổ 1 : H/ảnh bếp lửa khơi nguồn kỷ niệm
- Bốn khổ : Những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà; h/ảnh bà gắn với h/ảnh bếp lửa
- Khổ 6 : Suy ngẫm về bà	
- Khổ cuối : Nỗi nhớ bà khôn nguôi.
Hoạt động 2(23)
(3) Hs đọc 3 câu đầu nhấn mạnh điệp ngữ “một bếp lửa”
? H/ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của Tác giả ntn ? Từ láy chờn vờn, ấp íu gợi cho em ~ h/ảnh và cảm xúc gì ? Cách nói “biết mấy nắng mưa” hay ở chỗ nào ?
- H/ảnh bếp lửa ở làng quê VN.
- “chờn vờn trong sương sớm” " h/ảnh gần gũi quen thuộc trong mỗi gia đình “chờn vờn” – giúp hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhoà của ký ức theo thời gian.
- “ấp íu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể. ấp íu là sự kết hợp 2 từ ấp ủ và nâng niu
- Biết mấy nắng mưa : ẩn dụ – cuộc đời vất vả lo toan của bà.
" Từ bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa đến nỗi nhớ tình thương bà " hợp lý
Hs đọc 5 câu thơ tiếp
(4) Những kỷ niệm tuổi thơ gắn với ~ sự kiện nào ? cuộc sống ra sao ? Sự kiện nào h/ảnh chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả nhất ? Vì sao ?
- Kỷ niệm thời thơ ấu hiện về từ rất xa (4 tuổi) Những ám ảnh suốt cả đời. Tuổi thơ bên bà nhiều gian khổ nhọc nhằn có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945, bố đi đánh xe con ngựa gầy rạc. Những ấn tượng nhất là mùi khói bếp khói hun nhèm mắt cháu, khói cay khét vì củi ướt vì sương lạnh.
- Mùi khói từ ~ năm đầu đời vẫn còn nguyên trong ký ức chẳng thể tiêu tan. Mùi khói của quá khứ làm cay sống mũi hiện tại hay là nhớ thương từ hiện tại làm sống dậy ngọn khói quá khứ
Hs đọc 8 câu thơ tiếp giọng tha thiết bồi hồi.
(5) ? Sau h/ảnh chi tiết mùi khói, còn h/ản chi tiết nào gợi liên tưởng của n/v trữ tình. (tiếng chim tu hú)
(6) ? Tiếng chim tu hú vang vọng trong trí nhớ giúp tác giả nhớ ~ gì về bà ?
- Nhớ ~ kỷ niệm : h/cảnh chung của nhiều gđ VN trong KC CPháp – cha mẹ đi công tác – cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà sớm phải tự lập lo toan
- Nhà thơ như tách ra khỏi hiện tại đắm chìm trong kỷ niệm suy tưởng về bà, câu hỏi “bà còn nhớ không bà” " t/cảm chân thành tự nhiên cảm động.
- Tiếng chim tu hú gợi không gian mênh mông buồn vắng. tiếng tu hú nhắc cảnh mùa màng sao trơ trêu trong ~ ngày đói kém, tiếng tu hú lạc lõng bơ vơ côi cút như khát khao đc chở che ấp iu. Đứa cháu được sống trong sự chăm sóc ấm áp của bà đã chạnh lòng thương con tu hú bé bỏng thiệt thòi
- Thương con tu hú bất hạnh bao nhiêu là biết ơn ~ ngày hp được sống trong sự đùm bọc chi chút của bà bấy nhiêu.
Hoạt động 3
Hs đọc “Năm giặc đốt làng
 ... niềm tin dai dẳng”
? Đoạn thơ dẫn trực tiếp lời bà dặncháu nhằm mục đích gì ? Từ h/ảnh bếp lửa đến cuối đoạn xuất hiện điệp ngữ “một ngọn lửa” có dụng ý NT gì ?
- P/chất cao quí của bà : bình tĩnh, vượt mọi thử thách, bà mẹ VN yêu nước, tần tảo, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa.
- Bếp lửa cụ thể, ngọn lửa trừu tượng ngọn lửa " là tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, ngọn lửa niềm tin dai dẳng và bền chặt vào tg lai k/c " ngọn lửa của lòng yêu thương của niềm tin và sức sống bất diệt
Hs đọc đoạn “Lận đận đời bà " hết”
? Điệp từ “nhóm” trong từng câu thơ có ~ ý nghĩa giống và khác nhau ntn ?
* Giống : đều gắn với hành động nhóm bếp lửa.
- Khác : nhóm1.2.3 " nghĩa chính nhóm lên ngọn lửa để sưởi ấm bà cháu, luộc khoai sắn.
nhóm4 " nghĩa chuyển bà khơi dậy trong cháu ~ tâm tình ~ niềm tin ngọn lửa ấy đã thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài.
? H/ảnh bếp lửa được nhắc tới bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà, và ngược lại khi nhớ về bà là nhớ ngay đến h/ảnh bếp lửa ? H/ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này ? Vì sao tác giả lại viết “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa !”
- 10 lần nhắc lại bếp lửa.
- Bởi vì bếp lửa là tình bà ấm nóng bàn tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với ~ khó khăn gian khổ đời bà. Bà nhóm bếp chính là nhóm lên niềm vui sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người.
- H/ả bếp lửa kì diệu thiêng liêng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa of sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mãnh liệt
Hoạt động 3(5’)
Nét đặc sắc NT.
- Giọng điệu phù hợp " giọng nồng đượm của lửa " nhịp bập bùng của lửa nép mình trong góc nhà.
Giá trị ND ?
Bài thơ chứa đựng một triết lý thầm kín : Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình rộng của cuộc đời.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Bằng Việt
- Nhà thơ trưởng thành thời CMỹ
- Thơ trong trẻo mượt mà, khai thác ~ kỷ niệm và mơ ước tuổi trẻ
2. Tác phẩm
* H/c sáng tác : 1963 khi tác giả đang là sinh viên học tại Liên Xô, mới bắt đầu đến với thơ.
* Thể loại : thơ 8 tiếng vần chân liên
* Mạch cảm xúc:
- Bếp lửa " gợi kỉ niệm về bà " suy ngẫm về bà " gửi niềm mong nhớ về với bà
- Hồi tưởng quá khứ " hiện tại; kỷ niệm " suy ngẫm theo dòng hồi tưởng
* Bố cục
- Khổ 1 : H/ảnh bếp lửa khơi nguồn kn
- Bốn khổ : Những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà; h/ảnh bà gắn với h/ảnh bếp lửa
- Khổ 6 : Suy ngẫm về bà	
- Khổ cuối : Nỗi nhớ bà khôn nguôi.
II. Phân tích
1. Những hổi tưởng về Bà và tình bà cháu
- Bếp lửa " Điệp ngữ " Bắt nguồn cho sự hồi tưởng.
- H/ảnh gần gũi giản dị ấm áp tình người.
“chờn vờn ” “ấp íu” " từ láy " nỗi nhơ và tình thương bà của đứa cháu ở xa.
- Biết mấy nắng mưa : ẩn dụ – cuộc đời vất vả lo toan của bà.
* Kỷ niệm tuổi thơ gian khổ nhọc nhằn được bà cưu mang dạy dỗ.
* Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp là chỗ dựa tinh thần chở che đùm bọc cháu.
2. Những suy ngẫm về bà và h/ảnh bếp lửa
- Bà tần tảo nhẫn nại, giàu yêu thương đầy đức hy sinh, và niềm tin vào csống
- Bà nhóm lửa và giữ cho ngọn lửa luôn toả sáng
- H/ảnh bếp lửa bình dị thân thuộc mà kỳ diệu thiêng liêng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sáng tạo hình tượng bếp lửa 
+ thực
+ biểu tượng
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự, bình luận.
- Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
2. Nội dung.
- Gợi những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu.
- Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đ/v bà, gđ, quê hương, đ/n
D. Củng cố – dặn dò : (5’) - Đọc lại bài thơ
- Vì sao h/ảnh bếp lửa luôn gắn bó với h/ảnh bà trong bài thơ?
- Cảm nghĩ gì về nhan đề “Bếp lửa” Có người nói rằng h/ảnh bà trong bài thơ là h/ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa. Em nghĩ gì về n/xét ấy?
- Chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Ngày soạn: 01/11/2011
Tuần: 11
Tiết: 57. Bài 12. Văn bản : Hướng dẫn đọc thêm
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
 (Nguyễn Khoa Điềm)
A. Mục tiêu cần đạt : * Hs cảm nhận được :
- Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.
 - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.
Kiến thức: 
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Tình cảm bà mẹ Tà- ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
Kĩ năng:
Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chông Mĩ cứu nước.
B. Chuẩn Bi
- GV: SGV - SGK -Tham khảo Bồi dưỡng ngữ văn 9, Tư liệu liên quan đến bài thơ.
	- HS: Đọc và soạn bài.
- Tư liệu liên quan đến bài thơ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
	1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc TL một đoạn trong bài “Bếp lửa”
	Vì sao h/ảnh bếp lửa luôn gắn với h/ảnh “bà” trong bài thơ
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(10’)
(1) Trình bày hiểu biết về tác giả
Hs trình bày. Gv chốt ý.
Hs + Gv đọc bài thơ
- H/c sáng tác. Thể loại, bố cục
(2) Trình bày hiểu biết về tác phẩm
- Hát ru truyền thống " lục bát, ca dao
Bố cục và tác dụng của bố cục ?
* Gv giới thiệu các cách ptích
- cắt ngang
- bổ dọc
Định hướng ptích bổ dọc theo vấn đề.
Hoạt động 2 (25’)
Hs đọc lại ~ lời ru của tác giả qua cả 3 đoạn.
? Hiện lên ở lời ru thứ nhất – lời ru của nhà thơ - là h/ảnh người mẹ Tà Ôi đang làm gì ? Câu thơ nào làm em thấy xúc động nhất ? Vì sao ?
- Đây công việc nặng nhọc vất vả
- Những câu thơ “Nhịp... lời”
+ tả việc làm tư thế của mẹ
+ biểu lộ t/cảm của mẹ " con, bộ đội
- Từ “nghiêng”
+ tạo hình " dáng nghiêng2 vất vả..
+ tạo xúc động
- Từ láy “nhấp nhô”
+ h/ảnh gầy gò thiếu thốn
+ sự có gắng của mẹ trong công việc nặng nhọc
+ nhịp nhàng lên xuống động tác
- Lưng đưa nôi...
+ nôi đưa bằng lưng k0 = tay
+ hát bằng tim k0 = miệng
Gv chốt ghi bảng.
Hs đọc khổ 3.
? ở lời ru thứ hai – bà mẹ làm công việc gì ? cách diễn đạt ở đây có gì đặc sắc ấn tượng ?
- người mẹ đang tỉa bắp trên núi
- lưng núi to... " so sánh rất ngộ nghĩnh, chân thực " hợp với suy nghĩ giản đơn cụ thể của người miền núi " công việc con rất nhiều, mẹ còn phải tỉa cả nương bắp trên lưng núi rất vất vả
- mặt trời của bắp " Trời nắng " mặt trời dội nắng xuống núi đồi nương rẫy " vất vả
Gv chốt ghi
 ? ở lời ru cuối công việc của bà mẹ có gì khác với hai khúc hát trên ?
Em hiểu gì về hai câu thơ
 “Từ trên lưng mẹ em tới chiến trưởng
Từ t ...  Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
 *. ổn định lớp - kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra: Kể một số tác giả Thanh Hoá mà em biết?
 *. Tổ chức dạy học bài mới.
	I. giai đoạn 1945 - 1954.
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu: -Lich sử văn học?
 - Phát triển của văn học?
 - Các tác giả tiêu biểu?
 Thanh Hoá là vùng tự do, là hậu phương của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thanh Hoá là căn cứ địa của văn hoá kháng chíên ở nửa giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp (1946 - 1950)
 => Là nơi qui tụ lực lượng văn nghệ sĩ trước cách mạng đi theo kháng chiến, như: Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều... Là nơi xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ mới của cách mạng. Hai người có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn về văn hoá, văn nghệ là Đặng Thai Mai và Tố Hữu. 
 Trường viết văn ngày ấy đã góp cho đời nhiều tên tuổi: Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Vũ Tú Nam, ...
 Đặc biệt mỗi một vùng có một nét văn hoá riêng nên vùng Thanh Hoá đã sản sinh ra những tác giả mở đầu cho văn học cách mạng và kháng chiến, như: Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Hà Khanh, Minh Hiệu... Các tác giả đó đã "phổ" vào những tác pẩm của mình tính tráng ca về hình tượng "Đất nước" và "Chiến sĩ" tạo được khuôn mặt riêng cho văn học tỉnh nhà với mũi nhọn là thơ.
	II. Giai đoạn 1955 - 1975
 * Chặng 1955 - 1964.
 ? Những đặc điểm nổi bật của chặng này.
 => Về ca dao có các tác giả: Minh Hiệu, Nguyễn Bao, Triều Ân, Bạc Văn ùi, Cầm Vĩnh Ui, mà tiêu biểu là Minh Hiệu. 
 Về thơ : tiêu biểu nhất là Hữu Loan.
 Về tiểu thuyết: tiêu biểu là Nguyễn Thế Phương.
 Từ 1964 - 1964: xuất hiện những cây bút mới, như Nguyễn Đức Hiền (Truyện lịch sử), Hoàng Tuấn Phổ (sáng tác văn xuôi và khảo cứu văn học), Hà Minh Đức (nghiên cứu văn học), Xuân Sách (viết truyện),...
 * Chặng 1965 - 1975
 Với quyết tâm "Không một ai không đánh trận này" của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng chiến sĩ cũng vào cuộc. Thời gian này văn học Thanh Hoá thực sự là
 một "sinh thể" độc lập.
	+ Về thơ: 
	Thế hệ thứ ba xuất hiện nở rộ cả miền xuôi và miền núi, các tác giả: Mai Ngọc Thanh, Quế Anh, Văn Đắc, Nguyễn Thị Thu Hương... kết hợp với các đàn anh: Minh Hiệu, Trần Mai Ninh...khiến cho phong trào thơ địa phương đủ hoà nhập với cả nước.
	+ Về văn xuôi: 
	Nừu từ chống Pháp đến 1965 văn xuôi chưa là thế mạnh của văn học Thanh Hoá thì từ 1966 - 1975 có nhiều tên tuổi gây được tiếng vang: Triệu Bôn, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Ngọc Liễn, Đặng ái,...
	+ Về lý luận, phê bình, kịch, dịch thuật.
	Mảng này còn ở bước đầu, thưa thớt.
 III. Giai đoạn 1975 đến nay:
 Tiếp tục nở rộ ở hai không gian (trong và ngoài tỉnh), ở hai lĩnh vực (lực lượng sáng tác và thành tựu tác phẩm)
	- Tác giả: Từ 1976 đến nay có 68 tác giả.
	- Tác phẩm: Từ 1976 đến nay(tính đến 2002, theo cuốn "nhà văn hiện đại Thanh Hoá" - NXB Hội nhà văn), có: 
 - 134 tập thơ.
 - 95 tập truyện.
 - 51 tiểu thuyết.
 - 36 tác phẩm kí.
 IV. luyện tập
 	Theo em văn học hiện đại Thanh Hoá đã có đóng góp lớn lao nào cho sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam thời kì sau cách mạng tháng Tám đến nay?
 D. Củng cố – dặn dò
	Học bài cũ.
	Chuẩn bị bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:....................................................................................................................................................
***********************************************
Ngày soạn: 13/11/2011
Tuần: 13
Tiết: 64. Bài 13
Tập làm văn:	 Đối thoại, độc thoại 
 và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Biết viết văn bẳn tự sự có đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1, Kiến thức:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2, Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3, Thái độ: 
- Có ý thức vậ dụng các yếu tố trên khi làm bài văn tự sự.
B. Chuẩn Bi
- Gv soạn bài CB sgk, sgv, sách tham khảo
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
. Bài mới :
Nhân vật là yếu tố trung tâm của văn bản tự sự. Nhân vật trong tự sự được miêu tả trên nhiều phương diện : Ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục ... ở lớp 6,7,8 đã học nhiều về miêu tả nhân vật ở các mặt ngoại hình, hành động, trang phục ... Lớp 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Thực tế cho thấy ngôn ngữ nhân vật là một trong những yếu tố nghệ thuật góp phần khắc hoạ đặc điểm nhân vật, tạo nên những dấu ấn đậm nét.... 
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(25’)
Hs đọc bt 1. đoạn trích.
Hs đọc câu hỏi 2a. Trao đổi nhóm và đại diện trả lời
Hs đọc phần b. suy nghĩ trả lời
Hs đọc phần c. thảo luận và trả lời.
Hs thảo luận phần d.
? Qua bt 1.2 em hãy nhận xét sự khác nhau giữa đối thoại và độc thoại; giữa độc thoại và độc thoại nội tâm?
T/d của độc thoại nội và độc thoại nội tâm " thể hiện ~ diễn biến tâm lý phức tạp trong thế giới nội tâm của con người nhất là con người hiện đại " Vì vậy được vận dụng phổ biến trong VH hiện đại.
- Hoạt động nhóm:
- Cách phân biệt ? Điều kiện sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?
. Đại diện trả lời
. GV nhận xét.đưa ra định hướng.
 + Đối thoại : có hoàn cảnh giao tiếp (không gian, thời gian, tình huống), có sự hiện diện của những người tham gia giao tiếp (từ 2 trở lên), có nhu cầu trao đổi thông tin (hỏi đáp, tranh luân, trình bày. Hình thức là dấu gạch đầu dòng hoặc dấu “...”.
 + Độc thoại : phải có hoàn cảnh giao tiếp để nhân vật có nhu cầu tự bộc lộ, không cần sự xuất hiện của người tham gia giao tiếp, không có nhu cầu trao đổi thông tin với người khác. Hình thức trình bày tương tự như đối thoại (dấu gạch hoặc dấu “...”).
 + Độc thoại nội tâm : Như độc thoại khác ở chỗ độc thoại chỉ diễn ra trong suy nghĩ, về hình thức không cần dấu hiệu gạch đầu dòng hay dấu “...”.
Hoạt động 2 (15’)
Hs đọc bài 1
Thảo luận nhóm
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại
1. Đoạn văn trong truyện ngắn “Làng”
2. Nhận xét 
a. Ba câu đầu có hai người phụ nữ tản cư nói với nhau.
- Sao bảo làng ... cơ mà ?
- ấy thế ... thế đấy !
-> Dấu hiệu : Có ít nhất 2 người, có lời trao và lời đáp, nội dung hướng tới nhau, hình thức là dấu gạch đầu dòng.
-> Đối thoại
b. Câu “Hà, nắng gớm về nào ...”
-> Không phải đối thoại, nói không hướng tới ai, không có đáp lại" ông nói với chính mình đánh trống lảng để tìm cách thoái lui
-> Lời độc thoại.
- Câu độc thoại giống thế : chúng bay ăn miếng gì...
c. Những câu “chúng nó cũng là trẻ con...” " ông Hai hỏi chính mình không phát ra thành tiếng chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai " thể hiện tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông " Không thốt ra thành lời nên không có gạch đầu dòng "độc thoại nội tâm.
d. Đối thoại
- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật
- Thể hiện thái độ căm giận của những người dân tản cư đ/v việc dân làng Dầu theo giặc
- Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm n/v
* Độc thoại và độc thoại nội tâm
- Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông Hai
- Làm câu chuyện sinh động hơn.
3. Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập
Bài 1 : phân tích tác dụng của hình thức đối thoại
* Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng
- Lần 1 . Bà Hai gọi
 Ông nằm rũ ra giường k0 đáp
- Lần 2. Bà Hai hỏi
 Ông đáp từ cụt lủn : gì
- Lần 3. Bà Hai nói tiếp
 Ông gắt : Biết rồi !
* Tác dụng : làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng đến tuột cùng của ông Hai trong cái đêm mà ông nghe tin dữ
D. Củng cố – dặn dò (5’)
- Làm BT2
	- Chuẩn bị bài Luyện nói 
Rút kinh nghiệm giờ dạy:....................................................................................................................................................
***********************************************
	Ngày soạn: 14/11/2011
Tuần: 13
Tiết: 65. Bài 13
Tập làm văn:	 Luyện nói : Tự sự kết hợp 
 	với nghị luận và miêu tả nội tâm
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tẩmtong văn bản tự sự.
 - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:
Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
Kĩ năng:
Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
B. Chuẩn Bi
- Gv soạn bài, nhắc nhở hs chuẩn bị bài
- Hs chuẩn bị bài ở nhà theo đúng yêu cầu của sgk.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’) Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
Bài tập 2 (Tr 179) Hs đọc đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
2. Giới thiệu bài mới: Gv nêu một thực tế Hs rất ngại nói trước tập thể. Nếu có nói trình bày cũng thiếu tự nhiên, gượng ép, như đọc. Trong khi đó kỹ năng nói diễn ra thường xuyên – rất quan trọng
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (10’)
Gv chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1 chuẩn bị đề 1.
2.
3
1
các nhóm đã chuẩn bị ở nhà.
Tiếp tục trao đổi thảo luận về đề của nhóm mình.
Thống nhất một đề cương nói hợp lý nhất
Hoạt động 2(25’)
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày bài nói của nhóm mình.
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hs nhận xét ưu – nhược điểm khi nói
Gv t/kết, nhắc nhở những lỗi cần tránh.
I. Chuẩn bị nội dung nói
1. Đề 1
a. Diễn biến của sự việc
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em.
- Sư việc gì ? Mức độ có lỗi với bạn
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
b. Tâm trạng
- Dằn vặt, day dứt
- Vì sao.
- Suy nghĩ cụ thể ? Lời tự hứa với bản thân
2. Đề 2
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp.
- Sinh hoạt đinh kỳ hay đột xuất
- Có nhiều n/dung hay chỉ có 1 ND phê bình góp ý
- Thái độc các bạ đ/ v Nam.
b. Nội dung ý kiến của em.
- Pt nguyên nhân khiến các bạn hiểu lầm Nam
- Những lí lẽ và d/c k/định Nam là người bạn tốt.
- Cảm nghĩ của em về việc hiểu lầm.
- Bài học trong quan hệ bạn bè
3. Đề 3
a. Ngôi kể.
- Nếu đóng vai VNg _ xưng tôi
- Nếu kể ngôi 3 _ giấu mặt
b. Xác định cách kể.
- Tập trung phân tích ~ suy nghĩ của VN.
- Các n/v sự việc còn lại chỉ là cái cớ để giãi bày tâm trạng
II. Luyện nói trước lớp
* Nhóm 1
* Nhóm 2
* Nhóm 3
* Nhóm 4
D. Củng cố – dặn dò (5’)	
- Chuẩn bị bài : “ Lặng Lẽ Sa Pa ”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9Tuan 1213.doc