Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 90

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 90

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

ã Ở tiết1:

- Đọc diễn cảm, nắm được nét chính nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn nhưng đủ ý.

ã Ở tiết2:

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.

B. Tài liệu và thiết bị dạy học:

- SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.

- Tranh chân dung Nguyễn Quang Sáng.

- Bảng phụ.

- Giáo án.

 

doc 34 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 71 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 7/ 12 / 2008
Tiết 71+ 72: Văn bản: Chiếc lược ngà
 (Nguyễn Quang Sáng)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
ở tiết1:
Đọc diễn cảm, nắm được nét chính nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn nhưng đủ ý.
ở tiết2:
Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện.
Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong một truyện ngắn.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
Tranh chân dung Nguyễn Quang Sáng.
Bảng phụ.
Giáo án.
C. Hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ: - Em hãy tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long?
 - Nêu những hiểu biết của em về nhân vật anh thanh niên?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- GV tóm tắt phần lược bỏ đầu truyện.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc tiếp.
- GV treo tranh chân dung tác giả.
?. Dựa vào chú thích ở SGK, em hãy nêu những nét chính về tác giả?
?. Theo em, đề tài mà ông thường thể hiện là gì?
?. Qua chú thích, em hiểu gì về hoàn cảnh viết truyện “ Chiếc lược ngà”?
I. Đọc, tìm hiểu chung về truyện:
Đọc:
 Từ đầu đến hết cảnh chia tay của cha con ông Sáu.
Tìm hiểu chung về truyện:
a. Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.
- Quê ở An Giang => hiểu nhiều về cuộc sống Nam bộ: ngôn ngữ, con người trong chống Mỹ và chống Pháp.
- Đề tài: cuộc sống và con người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong hoà bình.
b. Hoàn cảnh viết truyện:
- Viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam bộ thời chống Mỹ.
?. Điều đáng quý, đáng học tập ở tác giả là gì?
?. Em thấy điều này giống với những tác giả nào?
?. Tóm tắt khác kể lại truyện ở chổ nào?
?. Em hãy tóm tắt cốt truyện của đoạn trích?
HS tóm tắt.
GV treo bảng phụ.
HS đối chiếu tóm tắt.
HS đọc nội dung tóm tắt trên bảng phụ.
Cả lớp ghi tóm tắt vào vở.
?. Truyện có mấy tình huống?
?. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắcvà cảm động tình cha con ông Sáu và bé Thu?
- GV lưu ý: Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thớ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.
- Vừa là người chiến sĩ, vừa là người nghệ sĩ.
( Giống Chính Hữu, Nguyễn Khoa Điềm).
- Viết về đồng đội cũng là viết về mình: viết bằng hiện thực, bằng trái tim máu lửa.
II. Hiểu văn bản:
Tóm tắt cốt truyện:
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
- Truyện có hai tình huống: 
+ Cuộc gặp gỡ của hai cha con: bé Thu không nhận ba – Khi nhận ra thì ba phải ra đi(Cơ bản)
+ ở khu căn cứ: Ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con – chưa kịp tặng thì ông đã hi sinh.
 => GV tiểu kết hết tiết 1.
 Tiết 72: Văn bản: Chiếc lược ngà (Tiếp theo)
 ( Nguyễn Quang Sáng)
ổn định lớp:
 Bài cũ:
?. Em hãy tóm tắt văn bản “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
?. Nêu lên các tình huống truyện để bộc lộ tình cảm cha con ông Sáu?
Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- GV khái quát lại nội dung học tiết 1 của văn bản này.
- Gọi học sinh nhắc lại tình huống cơ bản của truyện.
?. Vì sao khi mới gặp bé Thu không nhận cha?
?. Ông Sáu càng vui mừng gần gủi thì bé Thu lại lẩn tránh. Em thấy tâm trạng ông Sáu lúc này như thế nào?
?. Tác giả diễn tả nổi đau hẩng hụt bằng những chi tiết nào?
?. Có người cho rằng đó là chi tiết nghệ thuật- em có đồng ý không?
?. Khi nhận ra ba, tâm lí bé Thu như thế nào?
?. Người kể chuyện đã bình tiếng kêu của bé Thu như thế nào?
?. Khi ba đi, bé Thu dặn ba điều gì?
?. Nếu em là anh Sáu thì em có tâm trạng như thế nào?
HS phát biểu, nêu lên tâm trạng và suy nghĩ của mình.
GV cho HS nói lên suy nghĩ 
của các em – GV khái quát cho HS rõ tâm trạng của anh Sáu lúc này.
?. Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào?
?. Điều đó đã bộc lộ thêm nét gì đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
? Qua phân tích em thấy tình cảm cha con ông Sáu như thế nào?
2. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần cha về thăm nhà:
* Cuộc gặp gỡ của hai cha con:
- Bé Thu không nhận ra cha vì:
 Cha không giống trong tấm hình chụp chung với mẹ => Bé Thu tròn mắt nhìn, mặt tái đi
- Ông Sáu: vui mừng, vổ về, vồ vập
=> Nỗi đau hẫng hụt, anh đứng lại đó nhìn theo con, nỗi đau khiến mặt anh sần lại trông thật đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy.
=> Kịch tính: đánh con, gọi mày.
- Đây là chi tiết nghệ thuật: Vì ngoại hình khắc hoạ nội tâm.( Nhìn mặt mà bắt hình dong).
- Bé Thu nhận ra cha:
+ Gọi baaaba!
=> Tiếng kêu như tiếng xé: xé đi sự im lặng, xé ruột gan mọi người.
- Nói trong tiếng khóc: Không cho ba đi.
- Dặn ba mua cho con chiếc lược.
- Nếu là anh Sáu: em không nói được gì vì quá sung sướng và quá xúc động.
3. Tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu:
Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà. Đặc biệt là ở phần sau của truyện
- Ông Sáu ở khu căn cứ:
+ Ông day dứt, ân hận.
+ Giành hết thời gian làm lược.
+ Chiếc lược ngà thành một vật quý giá thiêng liêng của ông Sáu.
+ Ông chưa kịp trao chiếc lược cho con gái thì ông đã hy sinh.
=> Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu- Những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình.
Nghệ thuật viết truyện:
? Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
- Người kể chuyện là người bạn thân của ông Sáu.
- Cách chọn vai kể như vậy có ưu điểm:
+ Chứng kiến khách quan
+ Bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật.
+ ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.
+ Câu truyện trở nên đáng tin cậy.
Tổng kết:
Em hãy tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện?
GV – Cho HS nêu.
HS khác nhận xét
=> GV – khái quát ý cơ bản cho HS ghi vào vở. 
a. Nội dung:
- Truyện chiếc lược ngà đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm của cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng đẹp trong những cảnh ngộ khó khăn.
b. Nghệ thuật:
- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên hợp lý ở ngòi bút miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em.
GV – Khái quát toàn bộ văn bảm => Ghi nhớ (sgk) – HS đọc.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại văn bản : nắm chắc nội dung, nghệ thuật.
Học thuộc ghi nhớ sgk.
Làm bài tập phần luyện tập.
Soạn bài: Ôn tập Tiếng Việt.
GV - Hướng dẫn soạn.
 + Đọc lại phần Tiếng Việt đã học từ đầu năm lại nay.
 + Làm các bài tập ở sách bài tập.
Ngày 12/12 / 2008
 Tiết 73 : Ôn tập phần Tiếng Việt
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Nắm vững các nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì I.
Các phương châm hội thoại.
Xưng hô trong hội thoại.
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Ngữ văn 9.
Giáo án
Bảng phụ
Hoạt động dạy học: 
ổn định lớp:
Bài cũ;
 GV – Kiểm tra bài soạn của HS.
3. Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu giờ ôn tập.
 I. Các phương châm hội thoại:
GV – Kẻ bảng HS điền vào 
các phương châm hội thoại
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm về quan hệ
Phương châm cách thức 
Phương châm lịch sự
KN : Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa.
KN: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
KN: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
KN: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
KN: Khi giao tiếp cần nói tế nhị và tôn trọng người khác .
VD :
 HS nêu
VD:
HS nêu
VD:
HS nêu
VD:
HS nêu
VD:
HS nêu
2. Nhận xét:
- GV – treo bảng phụ 
- HS - đối chiếu.
- HS làm tốt – GV ghi điểm.
II. Xưng hô trong hội thoại:
?. Em hãy tìm các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt?
?. Nêu cách dùng chúng?
?. Tại sao trong Tiếng Việt phải “xưng khiêm”, “ hô tôn”?
?. Cho ví dụ minh hoạ?
- HS lấy ví dụ .
?. Vì sao trong Tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
HS thảo luận.
HS khá trình bày.
GV liên hệ thêm:
 “ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
1. Các từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cách dùng chúng:
- Tôi, tao, tớ, mình  Ngôi thứ nhất.
- Mày, mi, chúng mày  Ngôi thứ hai.
- Nó, hắn, chúng nó  Ngôi thứ ba.
2. “ Xưng khiêm”, “ hô tôn” trong Tiếng Việt:
- Nghĩa là ăn nói một cách khiêm tốn, lễ phép, biết tôn trọng, kính trọng người đang giao tiếp với mình.
- Biết xưng khiêm, hô tôn là biết tuân thủ phương châm quan hệ, phương châm lịch sự.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
Ôn lại sự phân biệt giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
Đọc lại đoạn trích ở SGK:
 HS đọc.
 Cả lớp theo dõi.
 GV chia lớp thành 2 nhóm .
 Nhóm1: Chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp.
 Nhóm2: Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại.
 Các nhóm thảo luận, thư kí ghi lên phiếu học tập.
 Đại diện nhóm trình bày.
 GV nhận xét.
Hướng dẫn học ở nhà:
Ôn tập thật kĩ kiến thức Tiếng Việt từ đầu năm lại nay để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
Ôn tập phần văn học hiện đại: Thơ là phải học thuộc, truyện là phải tóm tắt, nắm các đặc điểm cơ bản của nhân vật chính.
Nắm chắc hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm đã học.
Ngày 13 / 12 / 2008
Tiết 74: Kiểm tra phần Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Nắm lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm lại nay.
Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, 
kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp học sinh khắc phục những điểm còn yếu.
B. Tiến hành:
ổn định lớp:
Đọc đề ra:
Phát đề cho học sinh làm:
Đề ra:
Câu 1: Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy điền các thuật ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:
là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong vă ... i: (1điểm) Cảm nghĩ, bài học.
Theo dõi học sinh làm bài.
Thu bài, nhận xét.
Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại đề, làm lại bài để tự đánh giá được kết quả bài làm của bản thân.
Lập dàn ý cho bài viết số 3 để tiết sau cô trả bài.
Ngày 25/ 12 / 2008
Tiết 86: Trả bài Tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Ôn lại kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra, thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục để sữa chữa.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả, biện pháp tu từ.
B. Tiến hành:
1. ổn định lớp:
2. Đọc và chép đề lên bảng:
I. Đề ra: Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó?
II. Phân tích đề, lập dàn ý:
1. Phân tích đề:
Thể loại: Văn tự sự.
Yêu cầu: Tưởng tượng để kể lại câu chuyện.
2. Lập dàn ý:
GV chia lớp thành ba nhóm để kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
Nhóm trưởng ba nhóm đi kiểm tra và báo cáo cho GV.
GV nhận xét việc chuẩn bị ở nhà của HS.
III. Nhận xét bài làm:
1. GV phát bài cho HS:
HS xem lại bài, xem lại lời phê của GV.
2. Nhận xét bài làm:
a) Ưu điểm:
HS đã quen với kiểu làm bài tự sự.
Trình bày rõ, đẹp, bố cục đủ 3 phần.
Một số bài khá:
+ Lớp 9A: Phương Anh, Hùng, Xoan 
+ Lớp 9B: Quỳnh, Huyền, Hoài, 
b) Tồn tại:
Một số ít lười làm bài, chữ xấu, cẩu thả, 
Thiếu đầu óc tưởng tượng nên một số bài viết khô khan.
Một số bài yếu:
+ Lớp 9A: Huy, Quyết, Vũ, 
+ Lớp 9B: Thanh Nam, Hoài Nam,Trình, 
IV. Hướng bổ cứu: 
Gọi HS lên chữa lỗi, đọc bài yếu.
Đọc bài khá cho cả lớp nhận xét, học tập.
C. Hướng dẫn học ở nhà:
Ôn tập kĩ để chuẩn bị kiểm tra học kì.
Làm lại bài văn, sửa các lỗi trong bài đã làm.
GV hướng dẫn ôn tập.
Ngày 28 / 12 / 2008
Tiết 87: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
 Trả bài kiểm tra Văn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra về Tiếng Việt.
- Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra Văn.
- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
B. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Đề ra: - GV yêu cầu học sinh đọc lại đề ra.
 - GV treo bảng phụ đề đã viết sẵn.
I. Đáp án bài kiểm tra Tiếng Việt:
Câu1: ( 2 điểm) Điền đúng các thuật ngữ (đúng mỗi thuật ngữ được 0,5 điểm)
Chủ đề
ẩn dụ
c) Trường từ vựng
d) Phân số thập phân
Câu2: (2,5 điểm) Nối đúng cột A với cột B ( đúng mỗi cặp được 0,5 điểm)
 1 -> c ; 2 -> d ; 3-> e ; 4 -> a ; 5 -> b 
Câu3: (5,5 điểm)
 Bài làm phải đạt các yêu cầu sau:
- Chỉ ra được phép nghệ thuật độc đáo trong khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
 của Huy Cận ( 2 điểm)
 - Phân tích được giá trị của phép nghệ thuật độc đáo đó ( 2,5 điểm)
 - Chữ viết rõ, trình bày sạch đẹp ( 1 điểm)
II. Đáp án bài kiểm tra Văn:
Câu1: (3 điểm) Nối đúng tác giả với tác phẩm (đúng mỗi cặp được 0,5 điểm)
 1 -> d ; 2 -> a ; 3 -> b ; 4 -> c ; 5 -> g ; 6 -> e 
Câu2: (0,5 điểm) Đáp án A.
Câu3: (0,5 điểm) Đáp án C.
Câu4: (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau.
Tóm tắt đợc văn bản “Làng” đầy đủ các ý nhưng trong vòng 10 dòng. ( 2điểm)
Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai ( 3 điểm).
* Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai.
+ Xa làng -> Tự hào và khoe về làng
 -> Luôn trông ngóng tin làng Chợ Dầu.
+ Nghe tin làng theo giặc:
-> Ông đau khổ, tủi cực: không dám đi đâu chỉ tâm sự với đứa con út.
-> Ông thù làng – không trở về làng mà đi theo cách mạng, theo Cụ Hồ.
+ Được tin cải chính: ông phấn khởi tột độ. 
-> Đi khoe với mọi người làng mình bị đốt, nhà mình bị cháy.
-> Mua quà cho con.
-> Ông cười nói, vui vẻ cả ngày.
=> Từ tình yêu làng đã lớn lên thành tình yêu nước.
Chữ viết rõ, trình bày sạch đẹp, hành văn trong sáng,  (1 điểm).
III. Nhận xét bài làm của học sinh:
* Bài Tiếng Việt:
a) Ưu điểm:
- Đa số các em đã làm khá tốt yêu cầu đề ra.
- Một số bài khá: Lớp 9A – Phương Anh, Chương, Xoan, ...
 Lớp 9B - Quỳnh, Huyền, La Giang, ...
- Một số bài trình bày rõ đẹp.
b) Tồn tại:
- Một số bài còn yếu do ý thức làm bài chưa cao.
- Một số học sinh chữ xấu, lỗi chính tả.
* Bài Văn:
a) Ưu điểm: - Đa số các em làm khá tốt yêu cầu đề ra.
	 - Hiểu đề, biết vận dụng nên kết quả cao hơn các bài kiểm tra trước.
b) Tồn tại: - Một số em chữ xấu, lỗi chính tả, lỗi dùng từ nhiều.
	 - Phần phân tích tình yêu làng, yêu nước một số em ở lớp 9A và một số em ở lớp 9B còn yếu.
IV. Hướng bổ cứu:
- HS xem lại bài làm của mình, tự sửa các lỗi trong bài.
- Gọi 1 HS lên sửa lỗi.
- Gọi 1 em có bài khá đọc bài.
C. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc lại bài làm, làm lại các câu sai.
- Nhớ lại đề kiểm tra văn, làm đáp án cho đề đó.
 - Làm một bài thơ tám chữ, rồi viết lời bình cho bài thơ đó.
 - Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ tám chữ em thích.
Ngày 2 /1 / 2009
Tiết 88: Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp tiết 54 )
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Ôn lại đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
- Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
Tài liệu và thiết bị dạy học:
- SGK, SGV, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
- Sưu tầm một số bài thơ tám chữ của các nhà thơ nổi tiếng.
- Phiếu học tập.
- Giáo án.
Các hoạt độngdạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ:
?. Em hãy nhắc lại đặc điểm thể thơ tám chữ?
?. Đọc một bài thơ tám chữ mà em thích?
Bài mới: GV nêu yêu cầu và giới thiệu vào bài.
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ:
Thế lữ:
  Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
 Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
 Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
 Chí hăng hái ganh đua đồ náo động
 Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê
 ( Cây đàn muôn điệu)
Xuân Diệu:
 Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển một luồng tê tái
 Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời
 ( Tiếng gió )
Hàn Mặc Tử:
  Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
 Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
 Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
 Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh 
 ( Trăng )
 II. Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ:
* Yêu cầu:
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lô- gích về ý nghĩa với những câu cho trước.
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với nhưng câu đã cho.
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
 ?
 ( Đỗ Bạch Mai – Trước dòng sông)
 * Gợi ý:
 Có thể chọn một trong các câu gần tám chữ sau:
 - Mà sông sông xưa vẫn chảy 
 - Bởi đời tôi cũng đang chảy 
 - Sao thời gian cũng chảy 
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 ?
 ( Phạm Công Trứ – Vô đề)
 	* Gợi ý
 Có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau:
 - Chợt quen nhau chưa thể gọi 
 - Một cành hoa đâu đã gọi 
 - Mùa đông ơi, sao đã vội 
 c. Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
 Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
 Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
  ?
 ( Hoàng Thế Sinh- Có một đêm như thế mùa xuân).
* Gợi ý:
 Có thể chọn một trong những câu gần đủ tám chữ sau:
Những trái chín có từ ngày 
Ai hái tặng ai để nhớ 
Tôi thẩn thờ nắm cành táo 
* Các câu thơ trong nguyên tác:
a. Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?
b. Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân!
c. Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai!
Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà tự làm một bài thơ tám chữ 
Viết lời bình cho bài thơ đó.
 GV nêu một số đề tài cho HS về nhà làm.
Ngày 2 / 1 / 2009
 Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Thực hành làm thơ tám chữ, phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc đề tài cho sẵn.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
 ( Giống tiết 88 )
C. Hoạt động dạy học: 
ổn định lớp:
Bài cũ: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
 - Nhận xét cụ thể. 
 - HS nào làm tốt GV ghi điểm.
 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết học thực hành.
Làm thơ tám chữ theo đề tài:
 GV chia lớp thành 3 nhóm:
Nhớ trường: Nhóm 1.
Nhớ bạn: Nhóm 2.
Con sông quê hương: Nhóm 3.
HS làm việc theo nhóm.
Thư kí nhóm ghi lại kết quả thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV đưa ra bài làm của mình để HS tham khảo.
Nhớ trường:
 Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế
 Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông
 Khân quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
 Xa bạn bè, sao bỗng thấy bâng khuâng?
Nhớ bạn:
 Ta chia tay nhau, phượng đỏ đầy trời
 Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
 Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần bên nhau long lanh lệ rơi 
Con sông quê hương:
 Con sông quê ru tuổi thơ trong mơ
 Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
 Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật
 Để mai ngày thao thức viết thành thơ
Làm thơ theo đề tài tự do:
HS đã chuẩn bị ở nhà.
GV cho HS trình bày.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
HS khá viết lời bình cho bài thơ.
Gọi một số em trình bày.
GV nhận xét.
GV chọn một bài làm tốt nhất ghi lên bảng.
HS viết lời bình cho bài thơ đó.
III: Thi bình thơ:
GV cử một ban giám khảo gồm ba người ( có năng lực cảm thụ và bình thơ)
Giám khảo ngồi lên phía trên.
GV dẫn chương trình cho cả lớp hoạt động.
Ban giám khảo cho điểm và nhận xét.
GV khái quát, nhận xét giờ hoạt động luyện tập.
IV: Tổng kết:
	- GV tổng kết.
	- HS chú ý theo dõi.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Mỗi em làm một bài thơ tám chữ.
Viết lời bình cho bài thơ đó.
Lập dàn ý cho đề kiểm tra học kì.
Ngày 3/ 1 / 2009
 Tiết 90: Trả bài kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra.
Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
B. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới:
I. Đọc và chép đề lên bảng:
 Đề ra: HS đọc đề.
II. Giáo viên nhận xét:
a) Ưu điểm : - HS đã biết làm bài kiểm tra tổng hợp 
 - ý thức làm bài khá 
 - Chữ viết đa số là cẩn thận 
b) Tồn tại : - Cần phải tích cực làm bài hơn nữa.
Một số em chữ viết còn cẩu thả .
Một số em kiến thức còn mơ hồ --> Cần xem lại kiến thức chương trình học kỳ I
III. Trả bài:
 GV – Phát bài cho HS . Mỗi em xem lời nhận xét của GV để rút ra kinh nghiệm 
 HS – Nêu ý kiến thắc mắc ( nếu có).
IV. Hướng bổ cứu:
Gọi HS viết sai lỗi chính tả lên bảng sửa lỗi.
Yêu cầu một số em phải rèn chữ viết, rõ, đúng.
Gọi HS có bài làm khá nhất đọc bài của mình, cả lớp nghe rút kinh nghiệm,
 học cách viết .
V. Hướng dẫn học bài:
Xem lại các bài đã học ở kỳ I
Chuẩn bị sách vở học kỳ II
Soạn bài đầu tiên của học kỳ II.
GV hướng dẫn soạn.
+ Đọc kĩ văn bản, nắm chắc nội dung của bài.
+ Đây là văn bản nhật dụng nên các em chú ý đến tính thuyết phục.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9. tiet 71-90.doc