Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 90+91, Bài 23: Viếng Lăng Bác

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 90+91, Bài 23: Viếng Lăng Bác

I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.

- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị ,lời thơ dung dị giàu cảm xúc và lắng đọng.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ trữ tình,

- Phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu thơ

3.Về phẩm chất:

- Yêu nước: yêu kính Bác , yeu quê hương đất nước

- Nhân ái: Lòng biết ơn Bác Hồ, lòng kính trọng Bác kính yêu.

- Chăm chỉ: Học tập và làm theo lời Bác

- trách nhiệm: xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp như mong muốn của Bác.

 

doc 9 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 90+91, Bài 23: Viếng Lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn – Tiết 90, 91:
VIẾNG LĂNG BÁC
 - Viễn Phương -
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị ,lời thơ dung dị giàu cảm xúc và lắng đọng.
2. Về kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ trữ tình, 
- Phân tích các hình ảnh ẩn dụ, giọng điệu thơ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước: yêu kính Bác , yeu quê hương đất nước
- Nhân ái: Lòng biết ơn Bác Hồ, lòng kính trọng Bác kính yêu. 
- Chăm chỉ: Học tập và làm theo lời Bác
- trách nhiệm: xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp như mong muốn của Bác.
4. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình 
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
II. CHUẨN BỊ
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH.
1. Các hoạt động đầu giờ.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS nghe bài hát “ Viếng lăng Bác” và trả lời câu hỏi 
? Cảm xúc của em khi nghe lời bài hát?
HS trả lời
HS nhận xét về phần trả lời
* Dự kiến câu trả lời : Bài hát đã thể hiện được tình cảm yêu mến tự hào, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác...
- GV nhận xét, từ đó gv dẫn dắt vào bài: Có lẽ nhắc đến tên Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ, tình cảm riêng đối với Người. Đặc biệt đối với các nhà nghệ sĩ, thì được viết về Bác là một niềm vinh dự và là một nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn, bởi “Hồ Chí Minh- tên Người là cả một niềm thơ” . Nhà thơ Viễn Phương trong một lần được thăm lăng Bác, với cảm xúc dồn nén dâng trào ông đã làm bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ đã thể hiện niềm xúc động thành kính, thiêng liêng của Viễn Phương trong một lần được thăm lăng Bác. Bài học ngày hôm nay cô trò ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ này để thấy rõ hơn cảm xúc của nhà thơ.
2. Nội dung bài học.
I. Tìm hiểu chung.
GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
GV quan sát, hỗ trợ HS.
HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập số 1/Dự kiến sản phẩm:
Văn bản : Viếng lăng Bác
Tác giả
- Phan Thanh Viễn, sinh 1928- mất 2005.
- Quê : An Giang.
- Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng VNGP ở MN.
Hoàn cảnh ra đời:
- Ra đời tháng 4/1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch HCM cũng vừa khánh thành, VP ra thăm MB rồi vào lăng viếng Bác, in trong tập: “Như mây mùa xuân”.
Thể thơ
Thể thơ: tự do
Phương thức biểu đạt chính
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Mạch cảm xúc
-Mạch cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi t/g từ miền Nam ra viếng lăng Bác
* CHỐT
1. Tác giả:
Viễn Phương -> là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
GV cung cấp thêm: - Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928 - 2005), quê ở An Giang là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Thơ Viễn Phương nhỏ nhẹ giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh ác liệt ở chiến trường.
2. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ "Viếng lăng Bác" sáng tác tháng 4/1976 in trong tập "Như mây mùa xuân"(1978)
GV: Bài "Viếng lăng Bác" được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Chủ tịch HCM được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác.
* Thể thơ: tự do.
* Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
* Mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi t/g từ miền Nam ra viếng lăng Bác
* Bố cục: 4 phần
Phần 1: Cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác( khổ 1):
Phần 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác( khổ 2):
Phần 3: Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước thi hài Bác( khổ 3):
Phần 4: Cảm xúc của nhà thơ khi tạm biệt lăng Bác( khổ 4):
II. Đọc – hiểu chi tiết văn bản.
Chia lớp thành 4 nhóm, hoàn thành phiếu bài tập: GV giao cho các nhóm về nhà hoàn thiện. Tiết sau nhận xét – bổ xung – chốt kiến thức.
Phiếu học tập số 2.
Nhóm 1: Cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
..
..
..
..
=> Cảm xúc?
Nhóm 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác( khổ 2):
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
..
..
..
..
=> Cảm xúc?
Nhóm 3: Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước thi hài Bác( khổ 3):
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
..
..
..
..
=> Cảm xúc?
Nhóm 4: Cảm xúc của nhà thơ khi tạm biệt lăng Bác( khổ 4):
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
..
..
..
..
=> Cảm xúc?
Hết tiết 1 – Chuyển tiết 2
1. Các hoạt động đầu giờ.
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra các phiếu học tập của các nhóm.
* ĐVĐ: Tiết trước cô đã giao phiếu học tập cho các nhóm về hoàn thiện. Cô thấy Các nhóm đa số đã hoàn thiện, trong tiết hôm nay các nhóm mang phiếu học tập dán lên bảng, cô sẽ nhận xét – bổ xung – lấy điểm.
2. Nội dung bài học.
II. Đọc – hiểu văn bản (tiếp)
HS trình bày sản phẩm – GV nhận xét – bổ xung – chốt.
DỰ KIẾN SẢN PHẨM.
1. Cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác ( khổ 1):
Nhóm 1: Cảm xúc ban đầu của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
Giọng điệu thiết tha trìu mến, lời lẽ giản dị, câu thơ như một lời thông báo ngắn gọn.
Cách xưng hô “con- Bác”: thể hiện niềm tôn kính và tình cảm yêu thương; từ cảm thán “ ôi”, từ láy “ xanh xanh, bát ngát”: gợi ấn tượng về hàng tre.
Hình ảnh “ hàng tre”: vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
Nói giảm, nói tránh, ẩn dụ “ hàng tre” mang ý nghĩa tượng trưng. 
=> Cảm xúc: xúc động, thành kính.
GVnhấn mạnh: Với nghệ thuật ẩn dụ, tác giả đã đưa Bác lên ngang tầm vĩ đại của vũ trụ và nhân loại. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng viết "Người rực rỡ một mặt trời cách mạng,.... chân Người''. Song nhận ra lúc Người nằm trong lăng vẫn là vầng ''mặt trời rất đỏ'' để sóng đôi và trường tồn với mặt trời của thiên nhiên thì đó là sáng tạo của riêng Viễn Phương. Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác tạo sự liên tưởng, tưởng tượng như vòng hoa lớn dâng lên Bác hàng ngày. Cách so sánh vừa thích hợp vừa mới lạ diễn tả sự tôn kính của nhân dân đối với Bác.
GV: Cảm xúc trước lăng Bác là niềm xúc động chân thành, niềm tự hào tôn kính và biết ơn sâu lắng, lòng kính yêu chân thành đối với Bác. Vậy khi vào lăng tác giả có cảm xúc như thế nào? Mời đại diện nhóm 2 báo cáo sản phẩm
2. Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác: 
Nhóm 2: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác( khổ 2):
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
Giọng điệu thành kính.
Từ gợi tả “rất đỏ”: gợi trái tim đầy nhiệt huyết của Bác.
Hình ảnh “ mặt trời”, “ dòng người” , “tràng hoa”.
+ Điệp ngữ “ngày ngày”: gợi dòng thời gian vô tận, gợi quang cảnh dòng người vào lăng
+ Ẩn dụ “ tràng hoa”: gợi liên tưởng dòng người vào lăng.
+ Hoán dụ “ 79 mùa xuân”: chỉ 79 năm trong cuộc đời của Bác.
=> Cảm xúc: Thành kính, biết ơn.
GV: Chuyển ý: Cảm xúc trước công lao trời biển của Bác, nhà thơ VP có ước nguyện gì? Chúng ta cùng lắng nghe bạn đại diện nhóm 3 báo cáo kết quả thảo luận.
3. Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước thi hài Bác: 
Nhóm 3: Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước thi hài Bác( khổ 3):
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
Giọng điệu thiết tha, đau xót.
Từ “nhói”: gợi biểu hiện nỗi đau đột ngột, cặp quan hệ từ “ vẫn...mà”: diễn tả sự mau thuẫn.
Hình ảnh “ vầng trăng”, “ trời xanh” 
+ Ẩn dụ “vầng trăng”: gợi tâm hồn thanh cao của Bác, “ trời xanh” Bác còn mãi với non sông.
+ Nói giảm nói tránh “ giấc ngủ”: phủ nhận sự thật đau lòng.
=> Cảm xúc: Nhớ thương, đau xót.
GV nói thêm về hình ảnh ''vầng trăng'' và mối liên hệ giữa Bác và trăng: Cũng giống như tre, trăng là hình ảnh quen thuộc bởi trăng với Bác đã trở thành đôi bạn tri kỉ. Trăng đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, giữa núi rừng Việt Bắc và giờ đây trăng lại đến bên Người trong giấc ngủ ngàn thu.
HĐCN: Em hiểu như thế nào về hình ảnh ''trời xanh'' trong hai câu thơ cuối của khổ này?
-"Trời xanh'': H/ảnh ẩn dụ. Bác được ví như trời xanh. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như bầu trời xanh vĩnh hằng. Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc Việt Nam.
HĐCĐ: Tại sao tác giả bỗng nhiên lại ''nghe nhói trong tim''? 
* DKTL: - Nhói trong tim: vô cùng đau xót bởi một sự thật: Bác đã ra đi, đó là một tiếng nấc nghẹn ngào, xót xa.
GV nhấn mạnh và bình: Hình ảnh vầng trăng, trời xanh, mặt trời là biểu tượng của thiên nhiên vĩnh hằng được ví với Bác. Bác như hóa thân vào non sông xứ sở. Bác lớn lao, vĩ đại, trường tồn ngang tầm cùng trời đất. Bác mất đi là một tổn thất lớn lao, đau thương cả nước đều khóc Bác:
Suốt mấy hôm dày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chuyển ý: cảm xúc trước công lao trời biển của Bác, nhà thơ VP có ước nguyện gì? Mời đại diện nhóm 4 báo cáo kết quả.
4. Cảm xúc của nhà thơ khi tạm biệt lăng Bác
Nhóm 4: Cảm xúc của nhà thơ khi tạm biệt lăng Bác( khổ 4):
Giọng điệu
Từ ngữ
Hình ảnh
Biện pháp nghệ thuật
Nhịp điệu: dồn dập, giọng điệu thiết tha.
Từ chỉ thời gian “mai”: thể hiện sự chia xa, gợi tấm lòng của nhà thơ, lối nói “ thương trào nước mắt”: cụ thể hóa nỗi nhớ da diết.
Hình ảnh “ con chim”, “ đóa hoa”, “ cây tre”: vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ: khát vọng làm đẹp, tô điểm cho lăng Bác, can giữ bên lăng.
+ Điệp ngữ “ muốn làm”: tô đậm mức độ mãnh liệt của niềm mong ước.
+ Ẩn dụ “ hàng tre”
+ Kết cấu “đầu cuối tương ứng”.
=> Cảm xúc: Bịn rịn, mong ước thiết tha được làm đẹp cho lăng và thể hiện sự trung hiếu với Bác.
- Tình cảm lưu luyến không muốn rời xa, khát khao được mãi mãi bên Bác
* GVnhấn mạnh và bình : Tình cảm của nhà thơ Viến Phương, cũng chính là tình cảm của biết bao người dân Nam Bộ khi ra Hà Nội vào lăng viếng Bác, cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bởi “ Người là Cha, là Bác, là Anh; Quả tim lớn lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
? Vậy là một người học sinh, em cần làm gì để đền đáp công ơn của Bác ? 
+ Luôn kính yêu Bác 
+ Phấn đấu học tập để góp phần công sức vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh
III. Tổng kết – ghi nhớ.
HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ?
* Nghệ thuật: Bài thơ có giọng điệu sâu lắng, thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, ngôn ngữ bình dị.
* Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
- Ghi nhớ/SGK
3. Củng cố, luyện tập và hướng dẫn về nhà.
? Đọc thuộc lòng bài thơ?
? Phân tích 1 khổ thơ mà em tâm đắc nhất?
Học sinh phân tích - Giáo viên nhận xét.
- Học thuộc bài thơ - phân tích bài thơ - Làm bài tập 2 phần luyện tập (T.60)
- Đọc và chuẩn bị bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_bai_23_vieng_lang_bac.doc