Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 9

Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 9

ĐỀ BÀI:

A. Trắc nghiệm: (2 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.

Câu 1: Câu tục ngữ "Nói có sách , mách có chứng" phù hợp với phương châm hội thoại nào?

 A. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ.

 B. Phương châm về lượng. D. Phương châm cách thức.

Câu 2: Để không vi phạm các phương châm hội thoại ta cần phải làm gì?

 A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. C. Biết im lặng khi cần thiết.

 C. Hiểu rõ nội dung mình định nói. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.

Câu 3: Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ?

A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. C. Cả A, B đúng. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. D. Cả A, B đều sai.

Câu 4: Từ " đầu " trong dòng nào sau đây không được dùng theo nghĩa gốc?

 A. Đầu bạc răng long. C. Đầu non cuối bể.

 B. Đầu súng trăng treo. D. Đầu sóng ngọn gió.

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD - ĐT Nam Sách 
Trường THCS Nam Hồng Bài kiểm tra 
Lớp: 9B Môn : Tiếng Việt
Họ và Tên:..( Thời gian làm bài : 15 phút )
Điểm
 Nhận xét của giáo viên
Đề bài:
A. Trắc nghiệm: (2 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Câu tục ngữ "Nói có sách , mách có chứng" phù hợp với phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ.
 B. Phương châm về lượng. D. Phương châm cách thức.
Câu 2: Để không vi phạm các phương châm hội thoại ta cần phải làm gì?
 A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. C. Biết im lặng khi cần thiết. 
 C. Hiểu rõ nội dung mình định nói. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
Câu 3: Nhận định nào nói đúng đặc điểm của thuật ngữ?
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. C. Cả A, B đúng. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm. D. Cả A, B đều sai.
Câu 4: Từ " đầu " trong dòng nào sau đây không được dùng theo nghĩa gốc?
 A. Đầu bạc răng long. C. Đầu non cuối bể.
 B. Đầu súng trăng treo. D. Đầu sóng ngọn gió.
B. Tự luận: (8 điểm) 
Câu 1: (6 điểm) 
Hãy dẫn nội dung câu nói sau đây theo hai cách dẫn : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
 Suy cảm về Nguyễn Trãi nhà thơ Phạm Hổ có viết:
 "Đó là niềm vui lớn cộng nỗi đau dài 
 Tích lại đời thành chất ngọc ức Trai"
Câu 2: (2 điểm) 
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị của chúng trong câu thơ sau:
 Quê hương là chùm khế ngọt 
 Cho con trèo hái mỗi ngày 
 Quê hương là đường đi học 
 Con về rợp bướm vàng bay.
 (" Quê hương " - Đỗ Trung Quân)
Phòng gd - Đt Nam Sách Bài kiểm tra
Trường THCS Nam Hồng Môn: Ngữ Văn 
Họ và Tên :(Thời gian làm bài: 45 phút)
Lớp: 9B 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài:
I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
1. Câu 1: (0,25 điểm) Tác phẩm:" Làng" được viết theo thể loại nào? 
 A. Tiểu thuyết. C. Hồi kí.
 B. Truyện ngắn. D. Tuỳ bút.
2. Câu 2: (0,25 điểm) Nhân vật chính trong: " Lặng lẽ Sa Pa" là ai?
 A. Ông hoạ sĩ. C. Cô kĩ sư nông nghiệp.
 B. Anh thanh niên. D. Bác lái xe.
3. Câu 3: (0,25 điểm) Truyện:" Chiếc lược ngà" chủ yếu viết về điều gì?
A. Tình cha con trong h/ cảnh chiến tranh. B.Tình đồng chí của những người CM.
C. Tình quân dân. D. Cả A, B đúng.
4. Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nhĩ trong :" Bến quê" đã cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh?
 A. Tần tảo, chịu đựng hy sinh. C. Đảm đang, tháo vát.
 B. Vất vả, giản dị. D. Thông minh, giỏi giang trong công việc.
5. Câu 5: (0,25 điểm) Vai kể trong:" Những ngôi sao xa xôi" là ai?
 A. Tác giả. C. Nho.
 B. Phương Định. D. Thao.
6. Câu 6: (0,5 điểm) Nội dung chính của truyện ngắn: " Những ngôi sao xa xôi" là gì?
 A. Cuộc sống gian khổ ở Trường Sơn. C. Vẻ đẹp của những cô gái TNXP.
 B. Vẻ đẹp của người lính lái xe. D. Vẻ đẹp của những người lính công binh.
B. Tự luận (8 điểm) 
1. Câu 1: (2 điểm) Hãy tóm tắt truyện ngắn: " Bến quê" – Nguyễn Minh Châu trong khoảng 7 – 8 câu.
2. Câu 2: (6 điểm) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn: " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Bài làm
Phòng giáo dục và đào tạo nam sách
 Trường THCS Nam Hồng Bài kiểm tra
 Môn: Tiếng Việt
Lớp: 9B ( Thời gian làm bài 45 phút, kể cả thời gian giao đề )
Họ và tên:
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các
sau sau đây:
Câu 1: ( 0,25 điểm ) Trong những câu hỏi sau, câu nào không liên quan đến đặc điểm của tình huống giao tiếp?
 A. Nói với ai? C. Có nên nói quá không?
 B. Nói khi nào? D. Nói ở đâu?
Câu 2: ( 0,25 điểm ) Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?
 A. Đúng. B. Sai.
Câu 3: ( 0,25 điểm ) Nhận định nào nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp. C. Cả A, B đúng.
 B. Xem xét quan hệ giữa người nói với người nghe. D. Cả A, B sai. 
Câu 4: ( 0,25 điểm ) Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A. Ông, bà, bố, mẹ, cô, dì. C. Anh, chị, bạn, con người.
 B. Chúng tôi, chúng ta, chúng nó. D. Thầy, em, con, cháu.
Câu 5: ( 0,5 điểm ) Cho các từ sau: Đồng âm, đồng bào, đồng môn. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:
 a. .là những người học cùng một thầy.
 b. .là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa.
Câu 6: ( 0,25 điểm ) Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển của từ vựng Tiếng Việt?
 A. Tạo từ ngữ mới. C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo ý nghĩa của các từ cổ.
 B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. D. Cả A, B đúng.
Câu 7: ( 0,25 điểm ) Thế nào là cách cấu tạo từ ngữ mới?
 A. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau. 
 B. Phải đưa vào các từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới.
 C. Phải chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa đối lập.
 D. Kết hợp cả B và C.
B. Phần tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: ( 6 điểm ) Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp 
có nội dung liên quan đến câu tục ngữ sau: " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ".
Câu 2: ( 2 điểm ) Tìm các trường từ vựng và phân tích ý nghĩa của các trường từ vựng ấy trong bài thơ sau:
Áo đỏ
Áo đỏ em đi giữa phố đông,
Cây xanh cũng như ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?
 ( Vũ Quần Phương )
 PGD - ĐT nam sách
Trường THCS Nam Hồng Bài kiểm tra
 Môn: Tiếng Việt
Lớp: 9B (Thời gian làm bài 45 phút, kể cả thời gian giao đề)
Họ và tên:
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài:
A. Trắc nghiệm: (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Câu 1: (0,5 điểm) ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?
 A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
 B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
 D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được ở trong câu.
Câu 2: (0,25 điểm) Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
 A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. C. Có lẽ ngày mai mình đi Hà Nội.
 B. ồ, ngày mai đã là vhủ nhật rồi. D. Kìa trời mưa.
Câu 3: (0,25 điểm) Trong những câu sau, câu nào có độ tin cậy cao nhất?
 A. Chắc là. C. Chắc hẳn.
 B. Có vẻ như. D. Chắc chắn. 
Câu 4: (0,25 điểm) Trong những câu sau, câu nào có chứa thành phần phụ chú?
 A. Này hãy đến đây nhanh lên. C. Mọi người, kể cả nó đều đã đi rồi.
 B. Chao ôi! Đêm trăng đẹp quá! D. Tôi đoán chắc anh sẽ đến.
Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào trong đoạn hội thoại sau có chứa hàm ý?
 A. Tối mai đi xem phim với tớ đi! C. Chán quá!
 B. Tối mai mẹ mình đi làm. D. ừ, đành vậy.
Câu 6: (0,25 điểm) Từ " có lẽ" trong câu:" Có lẽ, trời sắp mưa." thuộc thành phần nào?
 A. Thành phần trạng ngữ. C. Thành phần bổ ngữ.
 B. Thành phần tình thái. D. Thành phần cảm thán. 
B. Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Gạch chân thành phần biệt lập trong các câu sau đây:
a. Chẳng lẽ ông ấy không biết.
b. Ôi những buổi chiều ướt đẫm lá cọ!
c. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
Câu 2: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5 -7 câu) có sử dụng phép liên kết câu.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phòng giáo dục và đào tạo nam sách
 Trường THCS Nam Hồng Bài kiểm tra
 Môn: Văn học
Lớp: 9B ( Thời gian làm bài 45 phút, kể cả thời gian giao đề )
Họ và tên:
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đề bài:
A. Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các 
câu sau đây:
Câu 1: ( 0,25 điểm ) Bài thơ " Đồng chí " ra đời vào thời kì nào?
 A. Trước Cách mạng Tháng Tám. C. Trong kháng chiến chống Mỹ.
 B. Trong kháng chiến chống Pháp. D. Sau năm 1975.
Câu 2: ( 0,25 điểm ) Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe trong
 " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "?
 A. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm. C. Cả A, B đúng.
 B. Lạc quan, yêu đời, sẵn sàng hi sinh. D. Cả A, B sai. 
Câu 3: ( 0,25 điểm ) Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " được viết theo hành trình của một 
chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Đúng hay sai?
 A. Đúng . B. Sai. 
Câu 4: ( 0,25 điểm ) Nhân vật trữ tình trong bài thơ" Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " là ai?
 A. Người mẹ. C. Nhà thơ.
 B. Em Cu Tai. D. Anh bộ đội.
Câu 5: ( 0,25 điểm ) Tác phẩm " Làng " của Kim Lân được viết theo thể loại nào.
 A. Tiểu thuyết. C. Hồi kí.
 B. Truyện ngắn. D. Tuỳ bút.
Câu 6: ( 0,25 điểm ) Truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa " có mấy nhân vật?
  ... hơ nào?
 A. Năm chữ. C. Lục bát.
 B. Tám chữ. D. Tự do.
Câu 6: ( 0,25 điểm ) Nhân vật trữ tình trong bài thơ: " Mây và sóng " là ai?
 A. Mây. C. Người mẹ.
 B. Sóng. D. Em bé. 
B. Phần tự luận: ( 8 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm ) Hãy phân tích ý nghĩa của từ "lộc" trong đoạn thơ sau: 
" Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc giắt đầy nương mạ."
 ( " Mùa xuân nho nhỏ " – Thanh Hải.)
Câu 2: ( 6 điểm ) Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây:
 " Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu."
 ( " Sang thu" – Hữu Thỉnh )
Bài làm .
.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 pGD & đT nam sách
Trường THCS Nam Hồng 
Bài kiểm tra chất lượng
học kì I – năm học 2010 – 2011
MÔN: NGữ Văn 9
( Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề )
Họ và tên: ... 
Lớp: . 
Chữ kí giám thị:
1. 
2. 
Điểm bài thi:
Bằng số: ...
Bằng chữ: .
Chữ kí giám khảo:
1. 
2. 
Đề bài:
Câu 1: ( 1,5 điểm )
 Cho đoạn thơ sau:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
 ( "Truyện Kiều" – Nguyễn Du )
Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 8 – 10 câu ) tả lại bức chân dung của Thuý Vân.
Câu 2: ( 1 điểm )
 Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
 Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
	Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.	
 Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
 ( "Đoàn thuyền đánh cá" – Huy Cận )
Câu 3: ( 0,5 điểm )
 Hãy nêu những tình huống truyện trong truyện ngắn: "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 4: ( 1 điểm ) 
 Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ ấy trong đoạn thơ sau:
 Không có kính, rồi xe không có đèn,
 Không có mui xe, thùng xe có xước,
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 ( "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" – Phạm Tiến Duật )
Câu 5: ( 1 điểm ) 
 Cho câu ca dao sau:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 a. Câu ca dao trên có nội dung liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học?
 b. Hãy nêu khái niệm phương châm hội thoại vừa tìm được đó?
Câu 6: ( 5 điểm ) Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. ( Có sử dụng các yếu tố nghệ thuật: miêu tả, đối thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận  )
Đáp án và biểu điểm
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1: ( 1,5 điểm ) 
 Bài làm phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
 + Đoạn văn khoảng 8 – 10 câu.
 + Bám sát lời thơ của Nguyễn Du nhưng phải biến thành lời văn xuôi của bản thân mình.
 + Không phân tích, bình luận, nêu cảm xúc hoặc ấn tượng của người viết.
 + Nêu được bức chân dung của Thuý Vân: Cô gái xinh đẹp, đoan trang, thuỳ mị. Khuôn mặt 
tròn đầy, sáng như trăng rằm, miệng cười tươi như hoa mới nở, tiếng nói trong như ngọc . tóc 
đẹp hơn mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp ấy của nàng khiến cho mây phải thua, tuyết phải nhường 
Câu 2: ( 1 điểm ) 
 Bài viết phải nêu được các ý sau:
 - Hai câu thơ đầu: Nghệ thuật điệp từ, liệt kê, ẩn dụ tác giả đã nói lên được sự giàu có của biển cả. Dưới con mắt của nhà thơ biển là mẹ hiền. Những đàn cá là những dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay:
Biển cho ta cá như lòng mẹ.
Đó là cách nói thể hiện được sự biết ơn, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất nước 
Việt Nam ( 0,5 điểm )
 - Hai câu sau: Nghệ thuật nhân hoá, bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. Câu thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh biển về đêm thật lộng lẫy, hùng vĩ và mĩ lệ. Hai câu thơ thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu cuộc sống sâu nặng của một hồn thơ lãng mạn, tươi trẻ của Huy Cận 
 Mỗi câu thơ là một khúc ân tình góp phần tạo lên một bài tráng ca, ca ngợi cuộc sống mới,
 ca ngợi con người mới( 0,5 điểm )
Câu 3: ( 0,5 điểm ) 
 Nêu được 2 ý sau – mỗi ý cho 0,25 điểm
 - Tình huống 1: Ông Sáu về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba. Khi bé Thu 
nhận ông Sáu là ba cũng là lúc phải chia tay. ( 0,25 điểm )
 - Tình huống 2: ở chiến khu, ông Sáu đã dồn hết tình cảm của mình vào làm cho Thu chiếc lược ngà. Trước khi ông hy sinh, ông đã trao chiếc lược cho bác Ba và dặn đưa tận tay cho bé Thu. ( 0,25 điểm )
Câu 4: ( 1 điểm ) 
 Bài làm đảm bảo các ý sau:
 + Tìm được các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối lập, hoán dụ. ( 0,25 điểm ) 
 + Phân tích: ( 0,75 điểm )
 - Điệp ngữ: không có –> Nhấn mạnh mức độ của chiến tranh ngày càng ác liệt.
 - Đối lập giữa ý hai câu thơ trên với hai câu thơ dưới -> Nổi bật sức mạnh tinh thần của 
những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
 - Hình ảnh hoán dụ: Trái tim -> Ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh tinh thần yêu nước; quyết tâm sắt 
đá giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn, của cả 
dân tộc Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 5: ( 1 điểm ) 
 Đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
 a. Nội dung câu ca dao liên quan đến phương châm lịch sự. ( 0,5 điểm )
 b. Khái niệm: Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
 ( 0,5 điểm )
Câu 6: ( 5 điểm ) 
 Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 + Phải là một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ, liên quan đến tình bạn với người bạn thân.
 + Kỉ niệm phải chân thật, được nhớ lại, kể lại tỉ mỉ như một tình huống truyện hấp dẫn.
 + Rút ra được bài học nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Qua câu chuyện thêm quý trọng tình bạn trong cuộc sống.
 + Ngôi kể: Tuỳ ý chọn ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.
SGD - ĐT HảI DƯƠNG kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt
 Đề thi thử đợt III Năm học 2008 – 2009
 Môn: Ngữ văn 
 ( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề )
 Đề thi gồm: 01 trang.
Đề bài:
Câu 1: (1 điểm) 
 Cho hai câu thơ:
 Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
a. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phẩm ấy?
b. Nêu những nét tiêu biểu về tác giả đó?
Câu 2: (1 điểm) 
 Xác định thành phần khởi ngữ và thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
 ( " Lặng lẽ Sa Pa " – Nguyễn Thành Long )
b. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. 
 ( " Chiếc lược ngà" – Nguyễn Quang Sáng )
Câu 3: ( 0,5 điểm ) 
 Truyện ngắn: " Làng " của nhà văn Kim Lân đã xây dựng được những tình huống độc đáo. Đó là những tình huống nào? 
Câu 4: ( 1,5 điểm )
 Cảm nhận của em qua các câu thơ sau:
 - Sương chùng chình qua ngõ.
 - Sông được lúc dềnh dàng.
 - Có đám mây mùa hạ,
 Vắt nửa mình sang thu.
 ( " Sang thu " – Hữu Thỉnh ) 
Câu 5: ( 6 điểm ) 
 Phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện: " Chuyện người con gái Nam Xương " của nhà văn Nguyễn Dữ.
Đáp án và biểu điểm
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1: ( 1,5 điểm ) 
 Bài làm phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
 + Đoạn văn khoảng 8 – 10 câu.
 + Bám sát lời thơ của Nguyễn Du nhưng phải biến thành lời văn xuôi của bản thân mình.
 + Không phân tích, bình luận, nêu cảm xúc hoặc ấn tượng của người viết.
 + Nêu được bức chân dung của Thuý Vân: Cô gái xinh đẹp, đoan trang, thuỳ mị. Khuôn mặt 
tròn đầy, sáng như trăng rằm, miệng cười tươi như hoa mới nở, tiếng nói trong như ngọc, tóc 
đẹp hơn mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp ấy của nàng khiến cho mây phải thua, tuyết phải nhường 
Câu 2: ( 1 điểm ) 
 Bài viết phải nêu được các ý sau:
 - Hai câu thơ đầu: Nghệ thuật điệp từ, liệt kê, ẩn dụ tác giả đã nói lên được sự giàu có của biển cả. Dưới con mắt của nhà thơ biển là mẹ hiền. Những đàn cá là những dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay:
 Biển cho ta cá như lòng mẹ.
 Đó là cách nói thể hiện được sự biết ơn, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất nước 
Việt Nam ( 0,5 điểm )
 - Hai câu sau: Nghệ thuật nhân hoá, bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. Câu thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh biển về đêm thật lộng lẫy, hùng vĩ và mĩ lệ. Hai câu thơ thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu cuộc sống sâu nặng của một hồn thơ lãng mạn, tươi trẻ của Huy Cận 
 Mỗi câu thơ là một khúc ân tình góp phần tạo lên một bài tráng ca, ca ngợi cuộc sống mới,
 ca ngợi con người mới( 0,5 điểm )
Câu 3: ( 1 điểm ) 
 Nêu được 2 ý sau – mỗi ý cho 0,25 điểm
 - Tình huống 1: Ông Sáu về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba. Khi bé Thu 
nhận ông Sáu là ba cũng là lúc phải chia tay. ( 0,25 điểm )
 - Tình huống 2: ở chiến khu, ông Sáu đã dồn hết tình cảm của mình vào làm cho Thu chiếc lược ngà. Trước khi ông hy sinh, ông đã trao chiếc lược cho bác Ba và dặn đưa tận tay cho bé Thu. ( 0,25 điểm )
Câu 4: ( 1,5 điểm ) 
 a. Nội dung câu ca dao liên quan đến phương châm lịch sự. ( 0,5 điểm )
 b. Khái niệm: Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
 ( 1 điểm )
Câu 5: ( 5 điểm ) 
 Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 + Phải là một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ, liên quan đến tình bạn với người bạn thân.
 + Kỉ niệm phải chân thật, được nhớ lại, kể lại tỉ mỉ như một tình huống truyện hấp dẫn.
 + Rút ra được bài học nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Qua câu chuyện thêm quý trọng tình bạn trong cuộc sống.
 + Ngôi kể: Tuỳ ý chọn ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_ngu_van_9.doc