Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (Tiết 2)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (Tiết 2)

A.Mục tiêu cần đạt:

- Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.

- Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.

- Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

B. Chuẩn bị:

Bảng phụ.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức:

 Lớp 9a:

 Lớp 9b

2. Kiểm tra:

 Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên đó như thế nào?

3.Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 92: Bàn về đọc sách (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.2010 Tuần 19 -Bài 18
Ngày dạy:  2010 
 Tiết 92 Bàn về đọc sách (T2)
 Chu Quang Tiềm
A.Mục tiêu cần đạt:
- Hướng dẫn học sinh đọc,tìm hiểu tác giả, từ khó, bố cục văn bản. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
- Tích hợp với Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.
- Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ.	
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
	Lớp 9a:
	Lớp 9b
2. Kiểm tra:
	Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách như thế nào? Em đã học theo lời khuyên đó như thế nào?
3.Bài mới
Câu hỏi
Định hướng trả lời
Trong phần văn bản tiếp theo, tác giả đã bộc lộ suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào? Quan niệm nào được xem là luận điểm chính?
-Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
*Hoạt động nhóm:Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?
-Em hãy nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
-Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng như thế nào?
-Vì sao lại có hiện tượng đọc lạc hướng?Cái hại của đọc lạc hướng là gì?
-Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
-Em nhận được lời khuyên nào từ việc này? Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
-Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí(HS tóm tắt)
-Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về cách đọc sách này?
-Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?Từ đó em liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
-Theo tác giả thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?Ví sao tác giả lại đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
-Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ của tác giả?Từ đó em nhận được gì từ lời khuyên này?
-Những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
*Hoạt động nhóm:Theo em lời khuyên nào bổ ích nhất?
?Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
Đọc Ghi nhớ
Luyện tập: 
Bài tập 1 : Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự ?
A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị.
B. Đọc nhiều nhưng đọc không kĩ.
C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa.
D. Vì cả 3 lí do trên.
Bài tập 2 : Từ "Trọc phú" trong VB trên chỉ loại người nào ?
A. Người khoẻ mạnh cường tráng.
B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện.
C. Người ít tiền mà hay đi khoe mình giàu có.
D. Người hay đi khoe mình có tài.
II.Phân tích(tiếp)
2. Đọc sách như thế nào?
*Luận điểm:Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu.
*Lí lẽ:
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức.
-Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
- Phân tích qua so sánh đối chiếu và dẫn chứng cụ thể.
- Đọc sách để tích lũy, nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam , hời hợt.
- Đọc lạc hướng là tham lam nhiều mà không thực chất.
- Vì sách vở ngày càng nhiều.
- Đọc lạc hướng lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt, bỏ lỡ cơ hội đọc sách quan trọng cơ bản.
- Báo động về cách đọc tràn lan-Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế làm học vấn giống như đánh trận.
-Đọc sách không đọc lung tung mà cần đọc có mục đích cụ thể.
- Tác giả đề cao cách chọn tinh, đọc kĩ, phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.
- Đọc sách cần đọc tinh, kĩ hơn là đọc nhiều mà đọc dối.
- Đọc để có kiến thức phổ thông là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học từ THCS đến năm đầu đại học. 
-Vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh. Các học giả cũng không bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông. Vì các môn học liên quan với nhau, không có học vấn nào cô lập.
-Tác giả kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ so sánh toàn diên ,tỉ mỉ
-Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng.
=>Đọc sách cốt để chuyên sâu, ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên sâu.
III.Tổng kết 
-Nghệ thuật:Phân tích lí lẽ, đối chiếu so sánh
-Nội dung;
*Ghi nhớ:SGK
Bài tập 3 : ý nào nêu kết quả nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách ?
A. Nêu lựa chọn sách mà đọc.
B. Đọc sách phải kĩ 
C. Cần có phương pháp đọc sách.
D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của.
Bài tập 4 : Đoạn văn trên sử dụng nhiều nhất phép tu từ nào ?
A. Nhân hoá B. Liệt kê C. So sánh D. Phóng đại
4. Củng cố:
 - Hệ thống toàn bài.- Xác định ngắn gọn hệ thống luận điểm trong bài 
 - Đặc sắc nghệ thuật của bài 
 - Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: -Về nhà: Học bài , Đọc thuộc ghi nhớ 
 - Liệt kê cách chọn sách và đọc sách của mỗi cá nhân HS .
 - Tiết sau : Khởi ngữ.
 Soạn bài:Tiếng nói của văn nghệ
Chỉnh lý – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docbansach chu quang tiem.doc