Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết: 98 các thành phần biệt lập

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết: 98 các thành phần biệt lập

Tiết: 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU:

1.Kiếnthức:- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần tình thái, cảm thán trong giao tiếp.

3. Thái độ:

HS có ý thức vận dụng câu có thành phần tình thái, cảm thán trong khi nói hoặc viết.

B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, quy nạp, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1.Giáoviên: Soạn bài, các ví dụ linh hoạt, các bài tập, bảng phụ

2. Họcsinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, ví dụ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết: 98 các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 98 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Ngàysoạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
1.Kiếnthức:- Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng thành phần tình thái, cảm thán trong giao tiếp.
3. Thái độ:
HS có ý thức vận dụng câu có thành phần tình thái, cảm thán trong khi nói hoặc viết.
B. PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, quy nạp, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, các ví dụ linh hoạt, các bài tập, bảng phụ
2. Họcsinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, ví dụ.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Khởi ngữ là gì? Đặt câu có thành phần khởi ngữ?
III.Bàimới:
 1.Đặtvấnđề: (1’) Các em đã được học vềcác thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đó là những thành phần nào? (CN, VN, TN, KN). Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một số thành phần mới ngoài các thành phần câu đã học. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu thành phân tình thái.
* GVđưa ví dụ lên bảng phụ - HS đọc ví dụ Sgk.
? Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc trong câu như thế nào?
? Nếu không có các từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
=>Các từ ngữ được dùng để thể hiện cách nhìn, nhận định của người nói đối với sự việc trong câu 
? Hãy tìm thêm các từ ngữ tương tự như thế? (=>dường như, chắc là...)
? Đặt câu có thành phần tình thái?
VD: Có vẻ như Lan rất buồn.
* HS trả lời.
* GV chốt ghi nhớ, cho HS đọc.
I. Thành phần tình thái:
 1. Ví dụ: 
- Các từ "chắc", "có lẽ" là nhận định của người nói đối với các sự việc trong câu. "Chắc" thể hiện độ tin cậy cao, "có lẽ" thể hiện độ tin cậy thấp hơn.
- Nếu không có các từ ngữ in đậm trên thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi 
2. Ghi nhớ ý1: SGK trang 18
Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu thành phần cảm thán.
* GV treo bảng phụ, cho HS đọc ví dụ.
? Các từ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu "ồ" hoặc "trời ơi"? (phần câu tiếp sau đó)
? Các từ in đậm được dùng để làm gì?
? Hãy đặt câu có thành phần cảm thán?
VD: Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ.
 Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi
* GV chốt ghi nhớ, cho HS đọc ghi nhớ. 
II. Thành phÇn cảm thán.
1. Ví dụ: ( Dùng bảng phụ)
a) Ồ: cảm xúc vui sướng
b)Trời ơi: cảm xúc tiếc rẻ
- Các từ in đậm "ồ", "trời ơi" dùng để bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, tủi)
2. Ghi nhớ 2: SGK trang 18 
Hoạt động 3: (14’) Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong các câu sau.
* Bài 2: Sắp xếp các từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy.
* Bài 3: Hãy cho biết những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau, từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về thái độ tin cậy, từ nào thấp?
? Tại sao tác giả lại chọn từ “chắc”?
* HS trả lời. 
* GV nhận xét, cho điểm.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
* Tình thái: a-có lẽ;: b- hình như; 
c-Chả nhẽ
*. Thành phần cảm thán: b-chao ôi.
2.Bài tập 2:
- Dường như, hình như, có vẽ như=> có lẽ=>chắc là=>chắc hẳn=>chắc chắn.
3. Bài tập 3: 
- Từ “chắc chắn”: có độ tin cậy cao nhất.
- Từ “hình như”: có độ tin cậy thấp nhất.
=> Người kể chuyện chọn “chắc” cũng chỉ dự đoán theo logic, chưa biết chuyện gì xảy ra.
IV.Củngcố: (4’)
? Thế nào là phần tình thái, cảm thán? Câu không có thành phần cảm thán và tình thái có được không? Vì sao?
V. Dặn dò: (2’)
- Học kĩ nội dung bài học, ghi nhớ SGK - Làm các bài tập vào vở (hoàn thiện).
- Tìm hiểu thành phần biệt lập (tiếp theo) 
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doccac thanh phan biet laptiet 98.doc