Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

1. Mục tiêu bài đạy.

 a) Về kiến thức: Củng cố phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 b) Về kỹ năng: Luyện tập rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

 c) Về thái độ: GDHS Có ý thức nhìn nhận đúng các vấn đề tư tưởng đạo lí.

2. Chuẩn bị của GV và HS :

 a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.

 b) HS : Soạn bài, ôn phương pháp, SGK, vở ghi.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 971Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/02/2013
Ngày dạy: 20/02/2013
Dạy lớp: 9B
Tiết 113 - 114: Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
1. Mục tiêu bài đạy. 
 	a) Về kiến thức: Củng cố phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	b) Về kỹ năng: Luyện tập rèn kỹ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	c) Về thái độ: GDHS Có ý thức nhìn nhận đúng các vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
	a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
	b) HS : Soạn bài, ôn phương pháp, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy : 
 * Ổn định t/c: (1’) Sĩ số 9B:./17 Vắng:....
 a. Kiểm tra : (Kết hợp trong tiết học)
* Giới thiệu bài: (1’) Các em đã nắm được đặc điểm của bài nghị luận về một vấn đề tưởng tưởng, đạo lí. Vậy khi vào một đề bài cụ thể chúng ta đã làm như thế nào –> các em tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 2. Dạy nội dung bài mới :
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tưởng tưởng, đạo lí. (7')
	1. Ví dụ:
 GV: (Máy chiếu) - Gọi HS đọc 10 đề bài (SGK.Tr 51,52):
Đề 1. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Đề 2. Đạo lí Uống nước nhớ nguồn.
Đề 3. Bàn về tranh giành và nhường nhịn.
Đề 4. Đức tính khiêm nhường.
Đề 5. Có chí thì nên.
Đề 6. Đức tính trung thực.
Đề 7. Tinh thần tự học.
Đề 8. Hút thuốc lá có hại.
Đề 9. Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
Đề 10. Suy nghĩ từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn 
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
?Kh. Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? Hãy chỉ ra sự giống và khác nhau đó? 
HS: - Giống nhau: Các đề bài trên đều nêu lên một vấn đề tư tưởng, đạo lí để người làm bài phải suy nghĩ, bàn luận về vấn đề đó.
Khác nhau: Đề: 1, 3, 10 có mệnh lệnh kèm theo (Suy nghĩ, bàn về); 
 Đề 2,4,5,6,7,8,9 không có mệnh lệnh (đề mở)
GV: - Dạng đề có mệnh lệnh thường có thể có các lệnh như: Suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh, Mệnh lệnh như các đề trên tuy có yêu cầu (Suy nghĩ, bàn về), nhưng suy nghĩ về vấn đề gì hay bàn về vấn đề gì trong phạm vi của đề lại hoàn toàn phụ thuộc vào người làm bài. Tất nhiên người làm phải nắm bắt trúng vấn đề chủ yếu của đề yêu cầu, ngoài ra cũng có thể chú ý tới một số khía cạnh phụ nào đó mà mình cho là có ý nghĩa.
- Dạng không có mệnh lệnh thường chỉ cung cấp một câu tục ngữ, một khái niệm mang tư tưởng đạo lí đòi hỏi người làm phải suy nghĩ để làm sáng tỏ .
=> Như vậy đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí không nhất thiết phải có các yêu cầu riêng: chứng minh, giải thích, bình luận (thực chất bình luận là bàn bạc, nhận định, đánh giá ; nghĩa là trình bày những ý kiến nhận xét đúng - sai, tốt - xấu, lợi - hại ... có lập luận thuyết phục). Khi làm bài chúng ta phải tự vận dụng các phép lập luận: chứng minh, giải thích, bình luận (nhận định, đánh giá) tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy.
?Tb, Kh. Dựa vào một số nhóm tư tưởng đạo lí đã xác định, em hãy tự đặt một số đề bài có mệnh lệnh hoặc không có mệnh lệnh?
	- VD: + Đạo lí Tôn sư trọng đạo.
 + Đạo lí “thương người như thể thương thân’’
	 + Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
	 + Quan niệm về học tập.
	+ Quan niệm về tình bạn.
?Tb. Từ việc phân tích tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
	2. Bài học: 
Đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí phải nêu ra một vấn đề về tư tưởng đạo lí để người làm bài phải suy nghĩ, bàn luận về vấn đề đó; đề có thể có mệnh lệnh hoặc không có mệnh lệnh. 
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. (33')
	1. Bài tập: 
 * Đề bài : Suy nghĩ về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.
?Tb. Nhắc lại các bước tạo lập văn bản?
HS: 4 bước tạo lập VB: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc lại và sửa chữa. 
 * Bước 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: (7’)
 a) Tìm hiểu đề:
?Kh. Đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề?
HS : - Kiểu bài : Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 - Nội dung: Suy nghĩ về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
	 - Tri thức cần có: + Hiểu về tục ngữ Việt Nam 
 	 + Vận dụng các tri thức về đời sống.
 b) Tìm ý: 
?Kh. Để đạt được những yêu cầu của đề ta cần giải quyết những ý lớn nào? 
 HS: Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ; Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ)
 + Nghĩa đen:
 - Nước là sự vật (chất lỏng) có trong tự nhiên
 - Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước.
 - Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển 
 - Uống nước nhớ nguồn là gì?
 + Nghĩa bóng: 
- “Nước” là thành quả mà con người được hưởng thụ, từ các giá trị của đời sống vật chất cho đến các giá trị tinh thần.
- “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả.
- “Nguồn” là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình 
 + Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:
Câu tục ngữ nêu lên bài học đạo lí làm ngươi; 
“Nhớ nguồn” là sự biết ơn, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả đã có; 
 “Nhớ nguồn” là không vong ân bội nghĩa;
“Nhớ nguồn” không chỉ hưởng thụ mà phải có trách nhiệm nỗ lực gữ gìn và sáng tạo ra những thành quả mới. Đó là nguyên tắc sống, là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị văn hoá, tinh thần và vật chất,... của dân tộc Việt Nam.
 2. Lập dàn bài: (10’)
?Kh. Dựa vào ý đã tìm được, em hãy lập dàn ý cho bài văn theo ba phần?
HS: Làm việc theo nhóm (’) => Trình bày (có nhận xét, bổ sung)
GV: Khái quát bằng máy chiếu
	Nhóm 1. Lập ý cho phần mở bài.
	Nhóm 2. Lập ý cho phần thân bài.
	Nhóm 3. Lập ý cho phần kết bài.
	a) Mở bài:
?Tb, Kh. Mở bài cần đảm bảo yêu cầu gì ? 
HS: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó:
 - Giới thiệu tục ngữ: kho tàng tục ngữ là vốn kinh nghiệm quí báu của dân tộc Việt Nam. Nó đúc kết những kinh nghiệm và đạo lí làm người.
 - Dẫn câu tục ngữ : Uống nước nhớ nguồn
	 - Nội dung đạo lí: lòng biết ơn đối với những người làm nên thành quả đó chính là đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội 
	b) Thân bài:
?Kh. Để giải quyết tốt nội dung phần thân bài em sẽ vận dụng những phương pháp lập luận nào?
HS: Giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp,
GV: Phần thân bài là phần trọng tâm, người viết cần biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp lập luận để giải quyết các vấn đề cho hợp lí.
?Tb.Kh. Căn cứ vào những ý đã tìm được, hãy lập dàn ý cho phần thân bài?
HS: 
	* Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: - Nước là sự vật (chất lỏng) có trong tự nhiên
 - Nguồn là nơi bắt đầu của dòng nước.
 - Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển 
 - Uống nước nhớ nguồn là gì?
 + Nghĩa bóng: 
	+ “Nước”: là mọi thành quả mà con người được hưởng thu từ các giá trị của sản phẩm vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở , điện thắp sáng nước dùng và cả non sông gấm vóc, thống nhất hoà bình ...) cho đến các giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục tín ngưỡng, nghệ thuật )
	+ “Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần 
 + “Nguồn” là những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả. “Nguồn” là tổ tiên, xã hôi, dân tộc, gia đình.
 + “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả; là lương tâm trách nhiệmđối với người; là sự biết ơn giữ gìn, nối tiếp và sáng tạo ra những thành quả mới, không vong ơn, bội nghĩa.
	+ Uống nước nhớ nguồn: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn)
	* Nhận định, đánh giá nội dung câu tục ngữ:
 	- Câu tục ngữ nêu ra đạo lí làm người: đó là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở, bởi trong cuộc sống không thiếu những kẻ vô ơn bội nghĩa chưa ra khỏi vòng đã đòi cong đuôi, hay có mới nới cũ, qua cầu rút ván,
	- Câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa: Uống nước nhớ nguồn có nghĩa là không quên tổ tiên; không quên những người đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đất nước; không quên những ai dạy dỗ giúp đỡ mình; không quên ơn ông bà, cha mẹ, người thân, đạo lý này là một nguyên tắc làm người của người Việt Nam.
 - Nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội: Bởi vì một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý này là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững, người có đạo lý này là người có đạo đức tốt đẹp.
	- Là lời nhắc nhở, lời khuyên đối với những ai có thái độ vô ơn, bạc nghĩa.
	- Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc: để người sau được hưởng thêm thành quả mới, làm cho XH phát triển, “nhớ nguồn” một cách thiết thực.
	c) Kết bài:
?Tb. Kết bài cần nêu những ý gì?
	- Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
	- Nêu ý nghĩa của câu tục: Thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
 3. Viết bài: (5’)
GV: Giới thiệu cách viết mở bài và kết bài trong SGK:
Viết phần mở bài:
- Đi từ chung đến riêng
- Từ thực tế đến đạo lí
	b) Viết phần kết bài:
	 - Kết bài đi từ nhận thức đến hành động;
	 - Kết bài có tính chất tổng kết.
GV: Hướng dẫn HS viết phần thân bài (chia nhóm viết đoạn thân bài): (.’)
	- N1: Tổ 1, 2: Đoạn 1 thân bài (giải thích câu tục ngữ)
 - N2: Tổ 3,4: Đoạn 2 thân bài (nhận định, đánh giá)
 4. Đọc lại, sửa chữa: (5’)
GV: Yêu cầu các tổ đổi vở, chữa bài cho nhau (bằng bút đỏ)
HS: đại diện các tổ đọc bài viết (có sửa chữa, nhận xét)
 B. Bài học: (3’)
?Kh. Theo em, làm thế nào để làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? Nêu bố cục chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ? 
HS : - Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
	- Dàn bài:
	 + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, đạo lý cần bàn.
	 + Thân bài: - Giải thích, CM, nội dung của tư tưởng, đạo lý 
 - Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
	 + Kết bài: Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
	- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK, T.54)
Củng cố - Luyện tập (2’)
GV: Khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
 d) Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
 - Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc và chuẩn bị phần còn lại tiết sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:
Về nội dung: :
Về phương pháp: :
====================================
Ngày soạn: 18/02/2013
Ngày dạy: 22/02/2013
Dạy lớp: 9B
Tiết - 114: Tập làm văn: 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (Tiếp)
1. Mục tiêu bài dạy. 
 	a) Về kiến thức : Củng cố phương pháp làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	b) Về kỹ năng : Luyện tập rèn kỹ năng vận dụng lí thuyết vào làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	c) Về thái độ : GDHS Có ý thức nhìn nhận đúng các vấn đề tư tưởng đạo lí
2. Chuẩn bị của GV và HS : 
	a) GV : Soạn giáo án, SGK, SGV.
	b) HS : Soạn bài, ôn phương pháp, SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy : 
 * Ổn định t/c: Sĩ số 9B:/17 Vắng:. 
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	* Câu hỏi: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lí ta làm như thế nào?
 * Đáp án – Biểu điểm:
	 Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ngoài các yêu cầu chung cần chú ý vận dụng các phép lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp. (10đ)
 * Giới thiệu bài: (1’) Tiết học này cô trò ta sẽ vận dụng kiến thức đã học nnghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí vào bài làm cụ thể.
 b) Dạy nội dung bài mới:
 1. Bài tập 1 (SBT - T.24) ( 6’)
 T : Gọi HS đọc các đề bài - xác định yêu cầu bài tập ? (Tb)
 GV: Cho HS thảo luận nhóm (3') - trả lời :
	- Đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí : 2, 4, 5, 7, 8, 9.
	- Đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống : 1, 3, 6.
 2. Bài tập 2 (SBT - T.25) (6’)
 T : Gọi HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi theo yêu cầu ? 
 HS: Đọc - thảo luận (5') 
 	a) Đoạn văn bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: 
	- Đoạn văn bàn về vấn đề : Đức hi sinh.
	- Để làm nổi bật vấn đề, tác giả đã sử dụng các phép lập luận : Phân tích, chứng minh, bình luận.
	b) Những câu văn thể hiện được ý kiến riêng, độc đáo và sâu sắc của tác giả khi bàn về đức hi sinh là những câu cuối đoạn văn : "Người ta nói đến sự hi sinh ... ở mặt trận".
 3. Bài tập 3 (SGK - T. 54) (24’)
	 Đề bài: Tinh thần tự học
 HS làm bài độc lập (10') -> Trả lời -> nhận xét, sửa chữa 
 1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
	a) Tìm hiểu đề : 
	 - Kiểu bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	 - Nội dung: Bàn về : Tinh thần tự học.
	 - Tri thức cần có: + Hiểu biết ý nghĩa của tinh thần tự học.
	 + Những biểu hiện về tinh thần tự học.
	 + Những tấm gương về tinh thần tự học.
	b) Tìm ý : Trả lời câu hỏi -> tìm lí lẽ, dẫn chứng:
	 - Thế nào là tinh thần tự học ? Có ý nghĩa như thế nào ? 
	 - Nêu những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học ? 
	 - Nêu những gương tiêu biểu về tinh thần tự học ? (Trên thế giới, ở Việt Nam, ở Sơn La, ở trường em)
	 - Suy nghĩ về tinh thần tự học (Ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng)
 2. Dàn bài:
	 a) Mở bài: Nêu khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của tinh thần tự học.
	- Tinh thần tự học là một trong những con đường để chúng ta tiếp cận, khấm phá và nắm vững tri thức khoa học phong phú, vô tận của nhân loại.
 	 - Tinh thần tự học của học sinh trong nhà trường hiện nay đang được mọi người quan tâm.
	 b) Thân bài: 
	* Giới thiệu thế nào là tinh thần tự học:
	 - Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của con người. Hoạt động này đòi hỏi phải tự vận động. Bản chất của việc học chính là tự học. 
 - Tự học là cách tự mình vận động để tìm đến kiến thức và rèn luyện để hình thành các kỹ năng cho mình, tất nhiên có thầy ,có bạn nhưng tự mình học là chính 
 - Tự học mới có thể phát huy hết tiềm năng nội lực của bản thân để vươn lên đạt kết quả.
 * Giải thích ý nghĩa của tinh thần tự học:
 - Ý thức tự giác của mỗi người trong việc học tập.
 - Tự học là con đường để hoàn thiện những tri thức lĩnh hội được trong nhà trường để vận dụng vào thực tế đời sống xã hội. 
	 * Nhận định, đánh giá về tinh thần tự học.
	- Tự học là một quan niệm đúng đắn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người
	- Thể hiện tinh thần hiếu học của con người Việt Nam. 
	- Tinh thần tự học là nền tảng để phát triển tư duy, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
	- Thể hiện ý thức tự giác, tinh thần tự lực, lòng ham học, ham hiểu biết, óc tư duy sáng tạo của mỗi con người (những gương tiêu biểu)
	- Phải có kế hoạch tự học, kiên trì vượt khó để vươn lên trong việc học.
	- Phải biết tự học bằng nhiều kiến thức: Học trên lớp, học trong sách vở, học trong cuộc sống, kết hợp nhuần nhị giữa tự học với học thầy, học bạn.
	c) Kết bài: 
	- Ý nghĩa: Nâng cao chất lượng học tập, tự học suốt đời.
	- Khẳng định cần có tinh thần tự học.
	- Tinh thần tự học là một nét đẹp trong phẩm chất của dân tộc Việt Nam : một dân tộc thông minh, ham hiểu biết, có tinh thần hiếu học 
	- Nêu suy nghĩ và hướng hành động 
 c) Củng cố -- luyện tập (2’)
 T : Nêu bố cục chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ?
 HS : Dàn bài:
	 + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, đạo lý cần bàn.
	 + Thân bài: - Giải thích, CM, nội dung của tư tưởng, đạo lí.
 	 - Nhận định đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	 + Kết bài: Kết luận, tổng kết nêu nhận thức mới.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà : 
	- Học bài, nắm được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	- Viết bài văn hoàn chỉnh đề bài luyện tập.
	Xem lại lí thuyết nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tiết sau trả bài viết số 5.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Về thời gian:
.
Về nội dung: :
.
Về phương pháp: :
.
=====================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 113 cach lam bai van NL ve mot VDTTDL.doc