Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 117: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 117: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu quí Bác, đức tính tốt của người Việt Nam.

II/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh minh họa lăng bác và bài hát “Viếng lăng Bác”.

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về lăng Bác

III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 117: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 117
VIẾNG LĂNG BÁC 
(Viễn Phương)
ND: 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam ra thăm lăng Bác. 
Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm.
Thái độ: Giáo dục HS tình cảm yêu quí Bác, đức tính tốt của người Việt Nam. 
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa lăng bác và bài hát “Viếng lăng Bác”.
Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về lăng Bác
III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, phát vấn, gợi tìm, nêu vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / .
Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
Hđ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
_ GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
 Gọi HS đọc. Nhận xét.
_ Nêu những nét chính về tác giả?
_ Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn (1928) quê ở An Giang. Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước.
_ Nêu những nét chính về tác phẩm?
_ Năm 1976, khi lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bắc 
_ Kiểm tra việc nắm nghĩa các từ khó của các HS
_ Bài thơ có thể chia làm mấy khổ?
_ Khổ 1: Cảm xúc trước không gian cảnh vật bên ngoài lăng.
 Khổ 2: Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vao lăng.
 Khổ 3: Cảm xúc khi vào trong lăng.
 Khổ 4: Cảm xúc khi ra về.
Hoạt động 2:
_ Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ là gì?
HS trả lời,GV nhận xét.
_ Trình tự biểu hiện?
_ Hình ảnh cây tre ở đầu và cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
_ Đầu cuối tương ứng.
_ Khổ thơ thứ hai có những hình ảnh ẩn dụ nào?
HS trả lời,GV nhận xét.
_ Hình ảnh mặt trời, tràng hoa, vầng -trăng, trời xanh, ngủ có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời,GV nhận xét.
_ Em nhận xét gì về nghệ thuật bài thơ? (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật).
HS trả lời,Gv nhận xét.
_ Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản trên?
HS trả lời
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
_ Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
_ Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Tác giả:
- Tác phẩm:
- Từ khó:
II/ Phân tích văn bản:
1. Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra thăm lăng Bác.
2. Tâm trạng, cảm xúc của tác giả:
- Hình ảnh hàng tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp.
+ Sức sống bền bỉ, dẻo dai, cần cù, kiên cường, trung hiếu.
+ Tác giả ví Bác như “mặt trời” vĩ đại mãi mãi sáng soi.
- Hình ảnh dòng người kết tràng hoa kính dâng lên Bác để tỏ lòng tôn kính.
- Tác giả xúc động khi vào trong lăng khung cảnh, không khí như yên tĩnh, Bác như ngủ yên lành giữa vầng trăng sáng dịu nhẹ, trong trẻo gợi đến một tâm hồn cao đẹp khác sáng trong của Bác.
- Bác như “trời xanh” mãi mãi còn nhưng sao vẫn nghe đau xót vì Bác đã ra đi.
- Tâm trạng lưu luyến của tác giả khi trở về Miền Nam.
- Ước nguyện được làm cây tre “trung hiếu” để góp vào hàng tre bát ngát bên lăng Bác. 
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ 8 chữ, gieo vần liền.
- Nhịp điệu chậm rãi, sâu lắng, trang trọng.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
- Dùng thành công các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.
* Ghi nhớ sgk trang 60. 
III/ Luyện tập:
BT:VBT
-Viết đoạn văn bình khổ 2 hoặc 3 của bài thơ.
4/ Củng cố và luyện tập:
Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
Bài thơ “Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?
 A. Năm 1974. 	 B. Năm 1975. 	 C. Năm 1976. 	 D. Năm 1977.
Câu thơ “Vẫn biết trời xanh  trong tim” có sử dung phép tu từ nào?
 A. Aån dụ. 	 B. So sánh. 	 C. Nói quá. 	 D. Hoán dụ. 
Bài thơ có kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Tự sự và biểu cảm. 	C. Miêu tả và biểu cảm. 
Tự sự và miêu tả. 	D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
5/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
Học thuộc lòng bài thơ và phần ghi nhớ SGK trang 60.
Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập.
Chuẩn bị bài tiết sau: “Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)”. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Xem trước các bài tập trong phần luyện tập.
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet117.doc