I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS thấy được: cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa; sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tùy bút trung đại và giá trị của văn bản tùy bút này. Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản tùy bút thời Trung Đại.
. –Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc nghi lễ thời Lê – Trịnh .
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức phê phán cuộc sống xa hoa vô độ của bọn phong kiến thời xưa.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tìm đọc tập: “Vũ Trung tùy bút”.
2. Học sinh: Đọc trước bài. Tìm hiểu kĩ phần chú thích, bố cục và về sự vơ vét của cải của nhân dân; thói ăn chơi của vua quan Trịnh.
Tiết:22 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH Trích: “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ ND: I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp HS thấy được: cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa; sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại văn tùy bút trung đại và giá trị của văn bản tùy bút này. Thấy được đặc điểm nghệ thuật độc đáo của truyện. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản tùy bút thời Trung Đại. . –Tìm hiểu một số địa danh, chức sắc nghi lễ thời Lê – Trịnh . 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức phê phán cuộc sống xa hoa vô độ của bọn phong kiến thời xưa. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tìm đọc tập: “Vũ Trung tùy bút”. 2. Học sinh: Đọc trước bài. Tìm hiểu kĩ phần chú thích, bố cục và về sự vơ vét của cải của nhân dân; thói ăn chơi của vua quan Trịnh. III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm. Giải quyết vấn đề. IV/ Tiến trình dạy học: Ổn định lớp: Điểm danh: 9A1: / ; 9A2: / Kiểm tra bài cũ: _Nội dung của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” nói về điều gì? Niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và vẻ đẹp truyền thống của họ _Ý nào nói đúng về giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kì ở cuối văn bản? A. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương. B. Tạo kết thúc có hậu cho tác phẩm. C. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm. D.Cả A, B, C đều đúng. Nhận xét, chấm điểm. 3. Bài mới: a)Giới thiệu bài:Thời Lê Trịnh, bọn vua chúa không chú trọng đến việc phát triển đất nước mà chỉ lo ăn chơi xa xỉ .Chúng ta sẽ hiểu rõ thêm điều đó qua văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh “. b)Hướng dẫn bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích _GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Gọi HS đọc nhận xét. _Dựa vào phần chú thích , giới thiệu những nét chính về tác giả? _Phạm Đình Hổ (1768- 1839). Quê ở Hải Dương _Nêu xuất xứ của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”? _Trích trong “Vũ trung tuỳ bút” , viết vào khoảng đầu thế kỉ thứ XIX. _Vũ Trung tuý bút là gì? _Tuỳ bút viết trong những ngày mưa. _Trân cầm, dạ thú có nghĩa là gì? _Chim quý, thú lạ, Xem và nắm kĩ nghĩa của các từ còn lại. _Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của một phần là gì? _Phần 1: “Khoảng năm bất thường” thói ăn chơi xa hoa của chúa trịnh. Phần 2: còn lại: cảnh bọn quan lại vơ vét của cải của dân chúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. _Thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được tác giả miêu tả như thế nào? _Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp, ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý. Xây dựng đền đài liên tục, mỗi tháng ra 3, 4 lần ra cung Thuỵ Liên để vui chơi, bày trò buôn bán, binh lính quan lại phải theo hầu hạ. _Những chi tiết đó cho ta hiểu thêm về điều gì? _Tính này tốt hay xấu? (Xấu) _Qua đó em rút ra được bài học gì cho bản thân? _Tiêu xài phải biết tiết kiệm, không lãng phí. Kết hợp giáo dục tư tưởng cho HS. _Ngoài việc vui chơi, đối với của cải của nhân dân, chúng đã có những hành động gì? _Hãy nêu những chi tiết cụ thể cho thấy nhà chúa lấy của cải từ dân chúng? _Lấy cả đều tay. _Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả những việc làm của chúa? _Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? _Qua những chi tiết trên, em có thể biết được cuộc sống của chúa như thế nào? _Cảnh được miêu tả là những cảnh thực ở những khu vườn rộng đầy trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, được bày vẽ tô điểm như “bến bể đầu non”, những âm thanh tạo cảm giác ghê rợn như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ lo ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân. Gọi HS đọc lại đoạn 2. _Em hiểu cụm từ “ thừa gió bẻ măng” có nghĩa là như thế nào? _Lợi dụng cơ hội để kiếm chác. _Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa những nhiều, vơ vét của nhân dân bằng những thủ đoạn nào? _Khi không lấy được thì bọn chúng vu oan. Khi các nhà giàu bị chúng vu oan thì họ đã làm như thế nào? _Phải bỏ tiền ra để kêu van hoặc phải đập phá đồ để khỏi tai vạ. _Ngoài ra ở cuối văn bản, tác giả đã kể lại câu chuyện của nhà mình như thế nào? _Nhà có trồng cây lê, lựu rất đẹp cũng phải chặt bỏ để tránh tai vạ. _Tác giả kể như vậy nhằm mục đích gì? _Nhằm làm tăng tính thuyết phục cho những câu chuyện ông kể, làm cho bài viết trở nên cụ thể, sinh động, chân thực. _Em có nhận xét gì về cách vơ vét nhũng nhiễõu của bọn quan lại? _Theo em , qua câu chuyện này, tác giả muốn phê phán điều gì? _Phê phán lối sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê trịnh. êCâu hỏi thảo luận trong 5 phút. Em thấy thể văn tuỳ bút có gì khác với thể loại truyện mà em đã học ở bài “Chuyện người con gái Nam Xương”? _Truyện: hiện thực cuộc sống được phản ánh qua số phận của những nhân vật con người cụ thể: có cốt truyện, có hệ thống nhân vật, hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, có chi tiết tưởng tượng, hoang đường. _Gọi HS trình bày. Nhận xét sửa chữa. Cho HS làm bài vào vở bài tập. _Qua việc tìm hiểu ở trên, em hãy cho biết nội dung của văn bản này nói lên điều gì? Nhận xét về nghệ thuật? _Ghi nhớ SGK trang 63. I/ Đọc hiểu văn bản: Đọc: Chú thích: Tác giả: Tác phẩm: Chú từ: Bố cục: 2 phần. II/ Phân tích văn bản: Thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận. - Thích đi chơi. - Xây dựng đền đài liên tục. - Mỗi tháng ra 3, 4 lần ra cung. Xa xỉ, lãng phí, tốn kém nhiều tiền của. - Trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch thu về. - Nghệ thuật:Liệt kê, miêu tả sự việc cụ thể, chân thực, khách quan. - Khắc hoạ ấn tượng cuộc sống của nhà chúa Trịnh. Bọn quan lại, hầu cận trong phủ chúa nhũng nhiễu, vơ vét của dân. - Có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt, biên ngay 2 chữ “phụng thủ” đem lính đến lấy. - Phá nhà, huỷ tường để lấy. - Vơ vét, nhũng nhiễu trắng trợn. Tuỳ bút: Ghi chép những sự việc cụ thể. Qua đó, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình. Ghi chép theo cảm hứng chủ quan nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, giàu chất trữ tình. *Ghi nhớ SGK trang 63 4/ Củng cố và luyện tập: _Dựa vào bài đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều đã nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời Lê Trịnh? _Hướng dẫn HS về nhà làm bài. Nhắc HS làm bài vào vở bài tập. Viết thành đoạn văn. _“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào? Tiểu thuyết chương hồi. C. Truyền kì. Tùy bút. D. Truyện ngắn _Ý nào nói đúng nhất về thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh? Chúa cho xây dựng nhiều cung điện ,đền đài. Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ. Chúa sai người thu mua và cướp đoạt những vật quý trong thiện hạ. Cả A, B, C đều đúng. 5/ Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 63. - Làm bài tập trong phần luyện tập và đọc bài đọc thêm. - Tóm tắt lại nội dung của văn bản. - Chuẩn bị bài tiết sau: “Hoàng Lê nhất thống chí”. - Đọc kĩ và tập tóm tắt văn bản, tìm hiểu phần chú thích và những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản đó. V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: