Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 28: Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 28: Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp tả với gợi; sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả một ngày cuới xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật phần nào nói lên tâm trạng nhân vật.

 Tích hợp với TLV ở kiểu văn tả cảnh thiên nhiên, thuyết minh kết hợp tả với gợi.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.

II/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Tranh: Cảnh ngày xuân.

 2. Học sinh: Tìm hiểu chú thích, bố cục khung cảnh lễ hội và khung cảnh ngày xuân.

III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm.

IV/ Tiến trình dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 28: Cảnh ngày xuân (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:28
 CẢNH NGÀY XUÂN (Nguyễn Du)
ND: 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS nắm được nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp tả với gợi; sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình để tả một ngày cuới xuân với những đặc điểm riêng. Qua cảnh vật phần nào nói lên tâm trạng nhân vật.
 Tích hợp với TLV ở kiểu văn tả cảnh thiên nhiên, thuyết minh kết hợp tả với gợi.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ.
Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Tranh: Cảnh ngày xuân.
 2. Học sinh: Tìm hiểu chú thích, bố cục khung cảnh lễ hộïi và khung cảnh ngày xuân.
III/ Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm.
IV/ Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Điểm danh: 9A3: / ; 9A4: ./
Kiểm tra bài cũ:
 _ Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chị em Thúy Kiều “ và nêu nội dung chính của đoạn trích?(8đ)
 _ Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh
 _ Nhận định nào nói đầy đủ nhất về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”? (2đ)
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và biện pháp lí tưởng hóa nhân vật.
B. Sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
C. Sử dụng điển cố và biện pháp đòn bẩy.
D. CảA, B, C đều đúng.
 3. Bài mới:
 a)Giới thiệu bài: “Cảnh ngày xuân “ là một đoạn trích tả cảnh thiên nhiên rất tuyệt vời của Nguyễn Du.Chúng ta sẽ đượ hiểu điều đó qua tiết học này.
 b)Hướng dẫn bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
 _ Đọc chậm rãi tình cảm.
 GV đọc mẫu. Gọi HS đọc nhận xét.
 _ Nêu vị trí của đoạn trích?
 _ Nằm ở phần đầu tác phẩm.
 _ Kiểm tra việc nắm nghĩa của một số từ khó và từ loại (từ 2, 3, 4 ).
 _ Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần nhỏ?
 _ Nội dung chính của mỗi phần là gì?
 _ Phần 1: 4 câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
 Phần 2: 8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
 Phần 3: 6 câu cuối: cảnh chị em du xuân trở về.
 _ Đoạn trích được kết cấu theo trình tự nào?
 _ Trình tự thời gian cuộc du xuân.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản.
 _ Gọi HS đọc lại 4 câu thơ đầu.
 _ Cảnh ngày xuân được tác giả gợi tả như thế nào?
-GV gọi HS nêu những chi tiết chính 
 _ Những hình ảnh đó gợi ra một không gian như thế nào?
 _ Theo em câu thơ nào gợi tả mùa xuân ấn tượng nhất? Vì sao?
 _ Cỏ non xanh  bông hoa.
 _ Em có thể thay từ “điểm” bằng từ khác có ý nghĩa tương tự và nhận xét về nghệ thuật dùng từ của tác giả?
 _ Từ: có, nở,  không hay bằng từ “điểm”. Bởi chính từ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.
 _ Qua 4 câu thơ đầu, có nhận xét gì bức tranh thiên nhiên này?
 _ Có thể nói với ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, chỉ vài nét chấm phá nhẹ nhàng cùng với bút pháp tả kết hợp vơi` gợi, bức tranh mùa xuân thật nên thơ, tươi sáng, tạo ấn tượng trong lòng người đọc.
 Gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp theo.
 _ Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy, tác giả đã đưa người đọc đến khung cảnh lễ hội như thế nào?
 _ Hai sự việc này thể hiện điều gì?
 ê _ Chỉ ra những từ ghép là tính tư,ø danh từ, động từ, có trong 4 câu “gần xa  như nêm”.
 _ Tính từ: gần xa, nô nức: tâm trạng náo nức, hăm hở.
 Danh từ: Yến anh ,tài tư,û giai nhân : đông vui.
 Động tư:ø Sắm sửa dập dìu : người qua lại không ngớt.
 _ Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả?
 _ Cho HS thảo luận trong 3 phút.
 Từ ngữ vừa gợi hình gợi cảm vừa làm nổi bật không khí của lễ hội.
 Giáo dục HS y ùthức dùng từ gợi hình, gợi cảm khi làm văn khi làm văn.
 Gọi HS trình bày. Nhận xét.
 _ Cùng với không khí tưng bừng là việc làm gì của những người đi tảo mộ?
 _ Đốt giấy tiền vàng bạc chi người dưới âm dùng. Đây là những cổ tục mê tín.
 Giáo dục HS không nên quá mê tín trong việc ma chay tế lễ.
 Gọi HS đọc 6 câu cuối.
 _ Em cảm nhận về âm điệu của đoạn thơ này như thế nào?
 _ Nhẹ nhàng trầm lắng êm ả đối lập với cảnh lễ hội lúc trước.
 _ Tìm các từ láy và cho biết ý nghĩa của nó?
 _ Theo em câu thơ nào thấp thoáng miêu tả tâm trạng nhân vật? Đó là tâm trạng gì?
 _ Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
 _ Em thấy thiên nhiên con người ở phần cuối này như thế nào?
 ê Ơû đoạn trích này, Nguyễn Du đã thành công với nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Hãy chứng minh qua cách dùng từ ngữ, bút pháp tả cảnh 
 Giáo dục HS học tập cách sử dụng từ ngữkhi làm văn tả cảnh.
 _ Qua phần tìm hiểu ở trên, em thấy nội dung đoạn trích nói về điều gì?
 _ Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng.
 _Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
I/ Đọc hiểu văn bản.
Đọc:
Chú thích: 
Vị trí của đoạn trích.
Giải nghĩa từ.
 3. Bố cục: 3 phần
II/ Phân tích văn bản.
Khung cảnh ngày xuân:
 - Én đưa thoi .
 - Aùnh sáng đẹp.
 - Cỏ non xanh tận chân trời.
 Gợi tả không gian khoáng đạt, giàu sức sống. 
 - Màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, cành lê trắùng điểm xuyết tạo sự hài hòa.
- Nghệ thuật:Dùng từ điểm đặc sắc.
 Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống.
Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:
 - Lễ tảo mộ và hội đạp thanh . 
 Truyền thống văn hóa.
- Tâm trạng náo nức, hăm hở.
- Đông vui.
- Người qua lại không ngớt.
 Không khí nhộn nhịp đông vui.
3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
 - Từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao: Diễn tả khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người.
 - Tâm trạng bâng khuâng, tiếc nuối.
 Thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn, lòng người dường như buâng khuâng tiếc nuối.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất gợi hình, gợi cảm.
- Kết hợp bút pháp tả và gợi.
*Ghi nhớ: SGK –87.
4/ Củng cố và luyện tập:
 -GV hướng dẫn HS luyện tập
_ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 _ Phân tích so sánh cảnh mùa xuân trong 2 câu thơ để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du?
 _ Cho HS làm bài vào vở bài tập.
 - Bài 1:+ Sự tiếp thu:
 Thi liệu cổ điển(cỏ, chân trời, cành lê)
 Sự sáng tạo: xanh tận chân trời: không gian bao la rộng đẹp.
 Cành lê trắng điểm: bút pháp đặc tả, điểm nhãn, gợi sự thanh cao, tinh khiết.
 _ Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân “là gì?
 A.Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều.
 B.Tả lại cảnh chi em Thúy Kiều đi du xuân.
 C.Tả lại cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh.
 D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ.
 _ Nhận định nào nói đầy đủ nhất đặc sắc nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du ở bốn câu thơ cuối?
Sử dụng nhiều từ láy.
Tạo dựng không gian và thời gian.
Cảnh được miêu tả qua tâm trạng của con người.
Cả A, B, C đều đúng.
5/ Hướng dẫn tự học ở nhà:
 - Học thuộc đoạn trích, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK-87, nắm kĩ về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
 - Chuẩn bị bài tiết sau: “Thuật ngữ”. Tìm hiểu kĩ về khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ.
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28.doc