Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

1. Mục tiêu:

 1.1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản .

 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng, phát hiện, phân tích và sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm bài văn tự sự .

 1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

2.Trọng tm:

 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản; vai trị tc dụng của miu tả trong văn bản tự sự.

 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự ; kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự .

3.Chuẩn bị:

 3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả.

 3.2.Học sinh: Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 32: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 7 ;Tiết:33
 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Tuần :7
1. Mục tiêu:
 1.1. Kiến thức: Giúp HS thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản .
 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng, phát hiện, phân tích và sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Kết hợp kể chuyện vớùi miêu tả khi làm bài văn tự sự .
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
2.Trọng tâm:
 - Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản; vai trị tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự.
 - Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự ; kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự .
3.Chuẩn bị:
 3.1.Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả.
 3.2.Học sinh: Tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. 
4. Tiến trình dạy học:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1: / ; 9A2: /.
 4.2.Kiểm tra miệng:
Hãy nhắc lại thế nào là văn miêu tả? thế nào là văn tự sự ?(10đ)
— - Miêu tả là tái hiện lại sự vật , hiện tượng, con người 
 - Tự sự là kể lại diễn biến sự việc
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 4. 3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
 — Hđ1: Vào bài 
 — Hđ2:Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 _ Gọi HS đọc đoạn trích.
 _ Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
 _ Hoàng Lê nhất thống chí.
 _ Đoạn văn kể về việc gì?
 _ Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
 _ Sự việc đó được một bạn nêu ra như thế nào?
 _ Vua Quang Trung  đại bại. (trang 91).
r _ Theo em, bạn nêu lên những sự việc chính như vậy đã đủ chưa?
 _ Đã đầy đủ.
 _ Em thử nối các sự việc ấy thành một đoạn văn và nhận xét?
 _ Đoạn văn không hay, không sinh động vì mới kể lại các sự việc (mới trả lời câu hỏi) chứ chưa trả lời câu hỏi: việc đó diễn ra như thế nào.
 _ So sánh giữa đoạn văn nêu lên sự việc chính với đoạn trích, em thấy yếu tố nào giúp cho trận đánh được tái hiện một cách sinh động?
 _Yếu tố miêu tả.
Sử dụng KT động não .
- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến
- Kiệt kê tất cả các ý kiến lên bảng hoặc giấy to 
- Phân loại ý kiến
- Làm sáng tỏ ý kiến chưa rõ.
- GV tổng hợp ý kiến rút ra kết luận .
 _ Hãy chỉ ra các câu văn miêu tả trong đoạn trích?
 _ Bên ngoài  mươi bức.Nhân gió  hại mình. Quân Thanh  chết. Quân Tây Sơn đại bại.
 _ Qua tìm hiểu đoạn trích trên, em rút ra được kinh nghiệm gì khi làm văn tự sự?
* Ghi nhớ: SGK trang 92.
 _ Giáo dục HS ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự.
I/ Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
 *Đoạn văn : SGK
 - Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi .
 - Kể các sự việc chính .
* Ghi nhớ: SGK-92.
 4.4/ Câu hỏi bài tập củng cố:
 GV hướng dẫn HS luyện tập
*Bài 1 _ Gọi HS đọc bài tập 1.
 _ Hãy xác định yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
 _ Cho HS thảo luận.Thời gian :4 phút. Hai nhóm 1 đoạn.
 Gọi đại diện nhóm trình bày.
 Nhận xét.
 - Đoạn 1:Chị em Thúy Kiều.
 Tả người: Dùng hình ảnh thiên nhiên miêu tả hai chị em Kiều ở nhiều nét đẹp.
 + Thúy Vân: Hoa cười ngọc thốt.
 + Thúy Kiều: Làn thu thủy xuân sơn.
 - Đoạn 2: Cảnh ngày xuân.
 Tả cảnh: Con én đưa thoi, cỏ non  bông hoa, nao nao  bắc ngang.
 Giá trị của yếu tố miêu tả trong đoạn trích: 
 + Đoạn 1: Khắc họa rõ chân dung của từng nhân vật.
 Đoạn 2: Làm nổi bật cảnh sắc ngày xuân.
 *Bài 2 _ Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
 _ Viết đoạn văn, lưu ý vận dụng những yếu tố miêu tả phù hợp.
 _ Cho HS làm bài vào vở bài tập. 
 Gọi HS trình bày.tự do theo ý kiến của mình
 Nhận xét, chấm điểm.
 _ Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật, con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp các yếu tố nào?
 A. Miêu tả 	C. Biểu cảm 
 B. Thuyết minh 	D. Nghị luận
 _ Em hãy nêu một vài câu thơ miêu tả trong “Truyện Kiều” mà em cho là hay?
 _ “Cỏ non  một vài bông hoa “
 Giáo dục HS ý thức sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
 4. 5/ Hướng dẫn tự học :
 - Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK trang-92.
 - Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập .
 - Phân tích một đoạn văn tự sự cĩ sử dụng các yếu tố miêu tả đã học
 - Chuẩn bị bài tiết sau: “Trau dồi vốn từ”.
 + Tìm hiểu kĩ việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ; việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
 + Tìm một số từ, giải nghĩa các từ đĩ .
5. Rút kinh nghiệm :
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 32.doc