Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 41, 42: Chương trình địa phương phần văn

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 41, 42: Chương trình địa phương phần văn

 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về thơ văn Tây Ninh từ lớp 6,7.8.

 1.2. Kỹ năng: Bồi dưỡng tinh thần yêu mến, tự hào về đất nước, biết ơn thế hệ đi trước và có ý thức trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay.

 1.3.Thái độ: Từ đó học sinh thấy được cái lớn lao, đẹp đẽ, hào hùng của đất nước và con người Tây Ninh.

2. TRỌNG TM

- Hiểu biết thêm về các tác giả, tác phẩm của địa phương v cc tc phẩm viết về địa phương sau 1975.

- Bước đầu biết thẩm bình v biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

3. CHUẨN BỊ

- GV: nghiên cứu lại tất cả các bài văn thơ Tây Ninh từ lớp 6,7,8. Soạn giáo án.

- HS: Sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.

 Chuẩn bị bài hát “Vàm Cỏ Đông” (Thơ của Hoài Vũ).

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 2059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 41, 42: Chương trình địa phương phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 9 - Tiết: 41, 42
Tuần: 9
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức: Hệ thống lại những kiến thức đã học về thơ văn Tây Ninh từ lớùp 6,7.8.
 1.2. Kỹ năng: Bồi dưỡng tinh thần yêu mến, tự hào về đất nước, biết ơn thế hệ đi trước và có ý thức trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay.
 1.3.Thái độ: Từ đó học sinh thấy được cái lớn lao, đẹp đẽ, hào hùng của đất nước và con người Tây Ninh.
2. TRỌNG TÂM
- Hiểu biết thêm về các tác giả, tác phẩm của địa phương và các tác phẩm viết về địa phương sau 1975.
- Bước đầu biết thẩm bình và biết được cơng việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
3. CHUẨN BỊ 
- GV: nghiên cứu lại tất cả các bài văn thơ Tây Ninh từ lớp 6,7,8.à Soạn giáo án.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.
 Chuẩn bị bài hát “Vàm Cỏ Đông” (Thơ của Hoài Vũ).
4.TIẾN TRÌNH
 4.1. Ôån định tổ chức: điểm danh
 4.2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể lại truyện “Lục Vân Tiên”. (10 đ)
 4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài 
 Rất tự hào vì được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Tây Ninh trung dũng kiên cường. Xuất phát từ những tình cảm mến yêu mảnh đất này, không chỉ có người dân Tây Ninh mà còn có những người sống ở nơi tỉnh thành khác trong nước và nước ngoài viết về Tây Ninh. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn những tình cảm ấy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm 
- Phát vấn
* Em hãy cho biết lớp 6 đã học những tác giả, tác phẩm nào?
* Em hãy tóm tắt truyện Bàu Cỏ Đỏ?
à Kể về chánh binh Đặng Văn Tòng trấn thủ biên giới. Ôâng tất tài giỏi và mưu lược.Trong một lần giao tranh với giặc, ông bày trận nơi 1 cái bàu, ngụy trang cây cối dụ địch, khi địch lọt vào trận địa, quân ông đã tràn ra đánh, giặc chết rất nhiều, máu chảy nhuộm đỏ cả bàu. Từ đó nhân dân gọi tên “Bàu Cỏ Đỏ”. Hiện nay nó là vùng phát triển nông nghiệp trù phú của huyện Trãng Bàng.
* Nêu ý nghĩa của truyện?
* Kể tóm tắt văn bản “Vì sao nước biển mặn”? 
à Kể về chuyện 2 anh em: Người anh tham lam giành cả gia tài chỉ chia cho em 1 mảnh đất cằn cỗi. Nhờ thần báo mộng người em đã cày xới mảnh đất và tìm được cái cối. Nhân ngày giỗ cha mẹ, họ đem cối xay bột làm bánh, bỗng nhiên lại xay ra toàn là vàng, càng xay vàng càng tuôn ra. Họ đem phân phát cho dân nghèo. Người anh biết chuyện, mượn cối định xay vàng xong mang cối bỏ ra biển, không ngờ người anh chỉ xay được toàn là muối, càng xay muối càng tuôn đầy ghe nhấn chìm vợ chồng tên tham lam xuống biển sâu à Cối vẫn xay mãi làm nước biển mặn cho đến ngày nay.
 * Nêu ý nghĩa của truyện?
* Kể tóm tắt chuyện Suối Ôâng Hùng?
à Kể về ông Hùng một ông quan không chịu tuân theo lệnh triều đình Huế đầu hàng Thực dân Pháp đã cùng 5 con gái bỏ vào rừng khẩn hoang, diệt cướp, dẹp thú dữ, dựng làng, lập xóm bên dòng suối ở xã Lộc Ninh - Dương Minh Châu. Người đời nhớ ơn ông gọi tên con suối là suối ông Hùng.
* Nêu ý nghĩa truyện?
* Ở lớp 7 em đã học những tác phẩm của những tác giả nào?
* Em hãy cho biết xuất xứ bài thơ Hương Đất?
à Bài thơ được tác giả Thu Hương viết trong chuyến đi thực tế về nông trường mía Nước Trong, Huyện Tân Châu.
* Nội dung bài thơ nêu lên vấn đề gì?
* Em hãy kể tóm tắt truyện “Em bé cô đơn” của Thiên Huy?
à Kể về một em bé thiếu tình thương của cha mẹ. Em học giỏi nhưng cô đơn. Nhìn cảnh chim mẹ, chim cha tha mồi mớm cho chim con và cảnh những chú chim con được chăm sóc cẩn thận. Em bé đã ước mơ được làm chim con. Vì em bé chưa bao giờ được nhận tình yêu thương của ba mẹ.
* Nội dung câu chuyện nêu lên vấn đề gì?
* Tóm tắt chuyện “Bà Cháu” (Thiên Huy)
à Kể lại chuyện Bà Sáu, người mẹ Việt Nam suốt đời tần tảo thay chồng nuôi con để chồng ra đi chiến đấu, rồi con lớn lên lại tiếp tục lên đường. Tất cả chồng, con, dâu đều hi sinh để lại mình bà sống âm thầm cùng 3 đứa cháu thơ dại ở vùng biên giới Tây Nam à Chạy giặc về Tây Ninh làm thuê làm mướn, buôn gánh bán bưng, lượm ve chai, lon sữa kiếm tiền nuôi cháu, nuôi mình. Nhưng nhờ đứa cháu nhỏ nhất là bé Thu ngoan ngoãn hiểu biết đã trở thành người nâng đỡ tinh thần cho bà.
* Nội dung truyện ca ngợi điều gì?
* Ở lớp 8 em đã học những tác giả tác phẩm nào?
* Bài Dân thường nêu lên điều gì?
* Kể tóm tắt truyện Má tôi thờ tiền Cụ Hồ?
à Kể lại chuyện cụ Nguyễn Thị Phát ở Suối Sâu (Tây Ninh) thờ tiền cụ Hồ và cất giấu kỹ tiền cụ Hồ vì tin tưởng ở Cách Mạng.
* Nội dung truyện nêu lên vấn đề gì?
Hoạt động 3: Cho học sinh thảo luận phần luyện tập.
- Phát vấn.
* Em hãy tìm hiểu những dẫn chứng để chứng minh thơ văn Tây Ninh mang tính thực tiễn và tính địa phương?
+ Thực tiễn: Nội dung có đủ thơ văn các vùng của tỉnh: Sông Vàm Cỏ Đông (Bài Vàm Cỏ Đông đọc thêm ở lớp 8), vùng biên giới (Hương đất của Thu Hương), Núi Bà, Vùng đồng bằng (Sông núi Tây Ninh, Bức tranh xuân). Có thơ văn người kinh, thơ văn Khờ- Me (Xã Hòa Hiệp), có xưa, có nay.
+ Tính địa phương: Có truyện dân gian, thơ văn các tác giả người ở Tây Ninh (Thiên Huy, Thu Hương, Vân An).Chuyện dân gian cũng do người Tây Ninh kể: Vì sao nước biển mặn do bà Bùi Thị Ưu 60 tuổi, khóm I Thị Trấn Hòa Thành kể) hoặc các tác giả ở nơi khác đến công tác ở Tây Ninh (Hoài Vũ, Xuân Diệu, Hà Trung) nhưng họ đều viết về Tây Ninh.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc thêm
* Gợi ý đọc thêm:
- Bài Thương bạn: Kể về chuyện 5 cán bộ cùng đi làm công tác giáo dục trong thời kỳ chống Mỹ, cùng chia sẻ niềm vui và gian khổ rồi hẹn nhau trở về họp mặt. Một người bị giặc giết những người còn lại đau lòng khôn xiết, đất trời cũng buồn theo nhưng họ quyết làm tốt công việc chung để an ủi vong linh người đã mất .
- Hoa phấn ( Phạm Kỷ Sửu) Bài thơ bắt đầu bằng thứ hoa lạ: Hoa phấn. Đó là 1 sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Bụi phấn bay như hoa quanh tóc thầy là hình ảnh xa xăm thuở còn đi học, nhưng gợi nhớ là cảnh chiều nay: Cũng loài hoa ấy bay trên bục giảng của ai, nơi nào đó. Từ đó nỗi nhớ thầy, nhớ mình ngày xưa trào lên.
- Bài ký cho một người: Ghi lại hình ảnh của những con người làm công tác ngành giáo dục Tân Biên: Thầy Khoa, Cô Tú Anh. Tác giả đặt vấn đề về “Những con người mới” nhưng” Thế nào là những con người mới ?” tác giả không kết luận mà nhường cho người đọc.
I.Các tác giả –Tác phẩm đã học:
1.Ở lớp 6:
 -Bàu Cỏ Đỏ (Truyện dân gian).
 -Vì sao nước biển mặn (Truyện dân gian).
 -Suối Ôâng Hùng (Truyện dân gian).
* Truyện Bàu Cỏ Đỏ:
Ý nghĩa:
- Giải thích tên địa danh: Bàu Cỏ Đỏ.
- Ca ngợi chiến công của một lãnh binh chống giặc ngoại xâm (Đặng Văn Tòng).
* Vì sao nước biển mặn
Ý nghĩa:
- Cắt nghĩa vì sao nước biển mặn.
-Thể hiện ước mơ của nhân dân kẻ thiện sẽ được hạnh phúc. Người ác sẽ bị trừng phạt.
* Bài “Suối Ông Hùng”
Ý nghĩa:
 Dòng suối gắn với lịch sử một cuộc đời, một con người đầy nghĩa khí từ xa xưa: Ôâng Hùng.
2. Lớp 7:
 - Hương đất (Thu Hương).
 - Em bé cô đơn ( Thiên Huy).
 - Bà Cháu (Thiên Huy)
* Bài “Hương đất”
- Ca ngợi, cảm thông những con người quên mình trong lao động sáng tạo để cho đất chảy ra dòng mật ngọt.
* Bài “Em bé cô đơn”
-Tình thương của cha mẹ đối với trẻ thơ vô cùng quan trọng .
* Bài “Bà Cháu”
=> Ca ngợi tình bà cháu và nêu bật phẩm chất cao đẹp của người me, người bàï suốt đời thầm lặng hi sinh cho con cháu.
3. Lớp8:
 - Dân thường (Vân An).
 - Má tôi thờ tiền Cụ Hồ (Nguyễn Thị Nguyệt kể, Sinh Thu ghi lại).
* Bài “Dân thường”
=> Chống giặc, dân ta dù là dân thường cũng tỏ ra anh hùng.
* Bài “Má tôi thờ tiền Cụ Hồ”
 -Hình ảnh người dân Miền Nam thờ tiền Cụ Hồ.
 -Bác Hồ đối với họ đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, cho Cách Mạng, độc lập, tự do, của dân tộc một cách tự nhiên.
II. Luyện tập:
 Chứng minh thơ văn Tây Ninh mang tính thực tiễn và tính địa phương.
III. Hướng dẫn đọc thêm:
- Thương bạn (Hà Trung)
( SGK/ 68)
-Hoa phấn ( Phạm Kỷ Sửu)
(SGK/ 78)
-Bài ký chomột người (Thiên Huy) (SGK/ 88)
4. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố 
 Em có suy nghĩ gì về quê hương Tây Ninh, người dân Tây ninh?
 (HS trả lời theo cảm nhận riêng)
4.5. Hướng dẫn HS tự học 
* Đối với bài học ở tiết này: 
 - Sưu tầm thêm một số bài văn, thơ Tây Ninh.
 - Nắm nội dung, nghệ thuật của văn thơ Tây Ninh.
 - Sưu tầm tranh ảnh, tác giả, tác phẩm về địa phương.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng
 + Xem lại các kiến thức đã học.
 + Trả lời câu hỏi SGK phần: Từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ , từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
(Trang 122,123,124).
5. RÚT KINH NGHIỆM	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4142.doc